Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 04/01/2024, 09:10 AM

Lưu thông kinh Địa Tạng lợi ích cho tất cả chúng sanh

Hoằng pháp lợi sanh quan trọng nhất là phải khế cơ, khế lý, kinh này là lời dạy từ chân như tự tánh của đức Thế Tôn lưu lộ, không những là Đại Thừa, chúng ta hãy quan sát kỹ lưỡng, đó đích thật là Đại Thừa trong Đại Thừa.

Kinh Văn: "Vì thế, này Quán Thế Âm ! Ông hãy dùng thần lực mà lưu bố kinh này, làm cho chúng sanh ở thế giới Sa Bà trong trăm ngàn vạn kiếp luôn được hưởng sự an lạc".

<< Kinh Địa Tạng Bồ tát Bổn Nguyện (bản đầy đủ) 

Đây là lời đức Thế Tôn khuyên Quán Thế Âm Bồ Tát phải lưu thông tuyên nói kinh này. ‘Lưu bố’ nghĩa là diễn nói, lưu thông bộ kinh này, muốn lưu thông thì chính bạn phải tu học, chính mình nhất định phải làm được. Nếu bạn làm không được, bạn lưu thông cũng có công đức nhưng chuyển họa thành phước thì hơi khó khăn, chẳng nhanh chóng cho lắm.

Nếu chính bạn quả thật có thể y giáo phụng hành thì chuyển cảnh giới rất nhanh. Hiện nay lưu thông bằng cách in kinh là phương pháp hay nhất, thời xưa lưu thông rất khó khăn, thời xưa phải chép kinh chứ chẳng có phương tiện ấn loát.

Hoằng dương tinh thần của Địa Tạng Bồ tát đến khắp nơi sẽ được phước vô lượng

69138849_955369241480556_292614880630931456_n

Chúng ta coi những bài ghi chép bằng văn tự thời xưa, có một số trưởng giả giàu có chép kinh, họ mướn một số thư sinh chép kinh, chép một bộ, chép mười bộ, rất ít người có khả năng có thể chép một trăm bộ. Hơn phân nửa kinh chép xong rồi đem tới chùa miếu cúng dường, trong chùa có lầu chứa kinh, cung phụng ở đó cho người ta đọc tụng, cũng có người tới đó để sao chép, người xưa chép kinh vì thời xưa việc ấn loát không phát triển, rất khó khăn. Vào những năm đầu thời Dân Quốc vẫn còn người chép kinh, hiện nay thì ít rồi, kỹ thuật ấn loát phát triển cho nên công đức làm việc lưu thông kinh điển ngày càng thuận tiện. Giống như cuốn chú giải này, pháp sư Thanh Liên là người triều vua Khang Hy, vào thời đó đã dùng phương pháp khắc ván để ấn loát, bản khắc gỗ phải khắc từng chữ từng chữ.

Nếu bạn tới Kim Lăng Khắc Kinh Xứ ở Nam Kinh, bạn coi sách xỏ chỉ vẫn dùng từng tờ giấy mà in, hoàn toàn dùng sức người, dùng giấy Mao Biên để in. Một người làm việc suốt ngày có thể in bao nhiêu cuốn ? Tôi từng đi tham quan, tôi hỏi : "Ông có thể in bao nhiêu cuốn ?" Họ nói có thể in khoảng tám cuốn, tám cuốn đó chẳng dầy bằng cuốn này. Sách xỏ chỉ, chư vị cũng biết, mỗi ngày có thể in tám cuốn, đâu tiện lợi bằng máy móc ấn loát bây giờ. Hiện nay chúng ta in sách lưu thông có thể dùng con số một vạn cuốn làm tiêu chuẩn, mỗi lần in tối thiểu là một vạn cuốn, thuận tiện hơn thời xưa quá nhiều. Ngày nay giảng thuyết có thể lưu lại băng ghi âm, băng thâu hình, có thể làm ra CD, đây là việc lưu thông kinh điển trong thế gian.

Đức Phật dặn ngài Quán Thế Âm Bồ Tát lưu thông, chúng ta nghe xong càng phải nỗ lực; lời dạy trong kinh này đích thật có thể vãn hồi kiếp vận trong chín ngàn năm đời Mạt pháp, việc này vô cùng quan trọng! Chín ngàn năm đời Mạt pháp, chúng ta đọc trong kinh này, sau khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni diệt độ, Ngài giao phó sứ mạng hoằng pháp lợi sanh cho Địa Tạng Bồ Tát, ý này nói rõ trong đời Mạt pháp, dùng phương pháp này có thể cứu vãn kiếp vận, độ hết thảy chúng sanh, làm cho chúng sanh chẳng đến nổi phải bị đọa ác đạo. ‘Lịnh Sa Bà thế giới chúng sanh, bách thiên kiếp vĩnh thọ an lạc’ (làm cho chúng sanh trong thế giới Sa Bà vĩnh viễn thọ yên vui suốt trăm ngàn kiếp), đây là hiệu quả của việc lưu thông truyền bá kinh này.

Hoằng pháp lợi sanh quan trọng nhất là phải khế cơ, khế lý, kinh này là lời dạy từ chân như tự tánh của đức Thế Tôn lưu lộ, không những là Đại Thừa, chúng ta hãy quan sát kỹ lưỡng, đó đích thật là Đại Thừa trong Đại Thừa. Chẳng khác gì với Hoa Nghiêm, Vô Lượng Thọ, thật ra là một thể, đây là khế lý. Cảnh giới và phương pháp tu học nói trong kinh vô cùng khế hợp với căn cơ chúng sanh thời Mạt pháp, do đó ngày nay chúng ta tu học bộ kinh nào, cả đời chúng ta chuyên hoằng dương kinh nào thì chúng ta có thể hiểu rõ rồi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp

Kiến thức 19:30 04/11/2024

Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.

Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết

Kiến thức 13:30 04/11/2024

Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.

Thực hành thiền Phật giáo

Kiến thức 11:40 04/11/2024

Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.

Xem thêm