Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 09/02/2020, 00:06 AM

Lý giải về nguồn gốc bệnh tật của loài người của tăng sĩ

Con người đến khi bị bệnh, đặc biệt là lúc tình trạng bệnh nghiêm trọng, quả thực là tâm sẽ loạn ngay, tự mình không làm chủ được, cái gọi là “bệnh ngặt thì vái tứ phương” - HT Tịnh Không mở đầu bài pháp thoại.

> Về đại dịch coronavirus

Bệnh tật là chuyện mà đời người chúng ta khó tránh khỏi. Con người đến khi bị bệnh, đặc biệt là lúc tình trạng bệnh nghiêm trọng, quả thực là tâm sẽ loạn ngay, tự mình không làm chủ được, cái gọi là “bệnh ngặt thì vái tứ phương”. Cách làm này không những không có lợi ích gì cho bệnh tật, mà rất có thể nặng thêm.

Có một số loại bệnh quả thực có thể trị khỏi, ngược lại trở nên bất trị. Tình trạng này từ xưa đến nay đều có. Hiện nay xung quanh đời sống chúng ta, chỉ cần chúng ta chú ý, thì bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy. Điều quan trọng nhất là chính bản thân chúng ta, nếu khi chúng ta gặp phải bệnh tật, thì phải xử lý như thế nào mới là chính xác?

Nguồn gốc bệnh tật theo quan điểm Phật đà

Nguồn gốc bệnh tật theo quan điểm Phật đà

Trước tiên, nhất định phải biết được căn nguyên của bệnh tật. Chúng tôi trong các buổi giảng thường ngày, đã từng nhiều lần nhắc đến, căn nguyên của bệnh tật. Đại thể có thể phân thành ba loại lớn.

Loại lớn thứ nhất là do sinh lý, ăn uống không điều độ, không tiết chế nóng lạnh dẫn đến phong hàn. Ngạn ngữ xưa thường nói: “bệnh tùng khẩu nhập”. Ăn uống cùng với vệ sinh trong đời sống thường ngày có quan hệ mật thiết với sức khỏe của cơ thể chúng ta.

Sau đó còn có một nhân tố quan trọng là tâm trạng. Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi sinh lý của chúng ta. Người thế gian cũng đã sớm phát hiện ra, cũng vô cùng coi trọng.

Nhà Phật, nhà Nho cũng đều nói đến. Đạo Hồi - đối với việc lựa chọn ăn uống - quan điểm chủ yếu của họ là rất chú ý đến việc giữ cho tâm trạng thật tốt. Phàm là tâm trạng không tốt, thì bất kể là động vật hay thực vật họ đều không ăn, đây chính là biết cách bảo hộ tâm trạng. Đây là loại thứ nhất, đều liệt vào bệnh về sinh lý.

Loại thứ hai là oan nghiệp. Cái thứ này không thể không tin, ví dụ quá nhiều rồi. Chúng tôi ở nước ngoài thường hay nhìn thấy, còn nghe thì nhiều hơn nữa. Thậm chí là người bị bệnh, chính họ đến tìm tôi, bạn bè người thân quyến thuộc của họ mang họ đến tìm tôi, tôi gặp những hình ảnh này quá nhiều rồi. Bệnh thuộc loại này, hiện nay trong y học gọi nó là tâm thần phân liệt. Thường thường khi bệnh nghiêm trọng thì liền đưa vào bệnh viện tâm thần. Vô cùng đáng thương!

Nguyên nhân do đâu vậy?

Oan quỷ dựa vào, oan thân trái chủ của họ dựa vào trong người họ, chẳng phải đến đòi nợ thì là đến đòi mạng. Nếu đòi mạng thì nhất định phải dày vò họ đến chết mới thôi. Đòi nợ thì muốn cho họ phải chịu nhiều đau khổ, còn phải tốn một khoảng tiền thuốc thang chữa trị tương đối, đó là nợ nần của họ. Sự việc này rất phiền phức, điều này thuốc thang chữa trị không thể giải quyết, thầy thuốc cũng đành bó tay. Phàm là bệnh trạng thuộc loại này, thì phương pháp trong Nhà Phật là điều giải, là phải thương lượng với linh quỷ này, có thể ra điều kiện với họ, bên này bên kia, hai bên đều được lợi ích, hiện nay gọi là cùng thắng, xin họ thoát ra.

Trong Phật pháp, phần nhiều là tu các công đức, đặc biệt là hồi hướng cho họ. Đại đa số oan thân trái chủ đều tiếp nhận, cho nên điều giải có hiệu quả rất lớn. Họ tiếp nhận liền thoát ra ngay, người này liền khỏi bệnh.

Trong lịch sử Trung Quốc, một ví dụ rõ ràng nhất đủ để làm đại biểu cho loại bệnh này là Quốc sư Ngộ Đạt thời nhà Đường. Quốc sư Ngộ Đạt bị bệnh mụn hình mặt người, cơ hồ như là đòi mạng. Ngài được coi là một vị cao tăng tu hành có đạo đức. Gặp được tôn giả Ca Nặc Ca giúp đỡ Ngài điều giải, oán thân trái chủ của Ngài đã đồng ý, thoát ra khỏi, hơn nữa nói rõ trong đời quá khứ, Ngài đã hãm hại người ta như thế nào, cho nên Ngài mới bị quả báo này.

Phương pháp điều giải này cũng được ghi chép lại, viết thành cuốn Từ Bi Tam Muội Thủy Sám. Đây là thuộc về điều giải.

Gốc bệnh loại thứ ba là túc nghiệp. Nó không phải sinh lý, nó cũng không phải oán gia trái chủ mà là đời quá khứ hoặc giả là đời này tạo tác tội nghiệp cực nặng, bản thân lại không có phước báo lớn. Nếu như bản thân có phước báo lớn, tạo tội nghiệp cực nặng thì bị tổn phước, tổn thất phước báo của bạn. Nếu như phước báo thật vô cùng lớn, tuy bị tổn thất đến 90%, bạn vẫn còn 10% phước báo có thể hưởng. Nếu như không có phước báo lớn như vậy thì phiền phức liền đến ngay. Loại bệnh tật này, chúng ta quan sát tỉ mỉ, hiện nay cái gọi là bệnh người già, chứng sa sút trí tuệ của người già. Đây là nghiệp chướng.

Người hiện nay không hiểu, cho rằng con người khi về già thì chắc chắn phải mắc loại bệnh này, người già thì phải lẫn. Họ không biết tình trạng bình thường là càng già thì càng khỏe.

Tại sao lúc về già họ càng cường tráng vậy? Vì kinh nghiệm của họ phong phú, đối với ăn uống, đối với việc chăm sóc tâm trạng, họ hiểu rất nhiều. Hay nói cách khác là họ hiểu được đạo dưỡng sinh, cho nên càng già càng khỏe mạnh. Điều này rất phù hợp với logic, rất phù hợp với khoa học.

Già mà suy, thành thật mà nói là trong đời sống thường ngày họ không hề học tập được đạo dưỡng sinh, họ không hề lưu ý, nên họ không học được. Bình thường thì chắc chắn là càng già càng khỏe mạnh, càng già càng có trí tuệ, càng già càng có kinh nghiệm. Cho nên trong ngạn ngữ Trung Quốc có nói: “Nhà có người già là nhà có của báu”. Gặp chuyện gì khó khăn đến thỉnh giáo họ thì đều có thể hóa giải, vì họ có trí tuệ, kinh nghiệm của họ phong phú hơn người trẻ tuổi, trí tuệ cao hơn người trẻ tuổi, cho nên họ là trụ cột trong gia đình, trụ cột trong một đoàn thể nhỏ.

> Nguồn gốc bệnh tật lý giải theo khoa học hiện đại

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm