Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/02/2020, 23:44 PM

Nguồn gốc các bệnh tật của loài người từ đâu

Trong khi cố gắng để chữa trị bệnh tật, từ nhiều thế kỷ nay các nhà khoa học cũng quan tâm đến một câu hỏi lớn chưa có lời đáp: Bệnh tật của con người bắt nguồn từ đâu?

> Tỷ phú tặng 100 triệu USD để chống coronavirus

Trước đây, nói về nguồn gốc bệnh của người hiện đại, các nhà khoa học thường nghĩ tới thời điểm con người bắt đầu thuần hóa động vật hoang dã và khi bắt đầu quá trình đô thị vào Kỷ nguyên Neolithic - khoảng 12.000 năm trước. Do đó, các nghiên cứu về nguồn gốc bệnh thường chỉ tập trung vào động vật nuôi và môi trường sống ngoài châu Phi.

Tuy vậy, tiến sỹ Charlotte Houldcroft - chuyên gia nhân chủng học, Đại học Cambridge và tiến sỹ Simon Underdown - chuyên gia về tiến hóa ở người, Đại học Oxford Brookes (Anh) - sau khi thu thập, phân tích những mẫu gene bệnh phẩm và DNA lấy từ các xương cổ đại đã chỉ ra rằng: Có rất nhiều bệnh truyền nhiễm đã "cùng tồn tại với sự tiến hóa của loài người, có tuổi đời từ hơn 10.000 tới một triệu năm trước". Nhiều nhà khoa học đã bắt đầu tin rằng những căn bệnh truyền nhiễm nhiệt đới từ rất lâu đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của loài người.

Từ khoá 'coronavirus' có 1,130,000,000 kết quả trên Google

Từ khoá 'coronavirus' có 1,130,000,000 kết quả trên Google

Nhà khảo cổ học tiền sử Riaan Rifkin - Đại học Pretoria, Nam Phi - cho rằng, khu vực châu Phi, cận Sahara - cái nôi của loài người hiện đại, có thể là nơi tìm thấy chứng cứ quan trọng về tính dễ mắc bệnh của cư dân tiền sử, những người đã định cư ở vùng đất này trong suốt hơn 150.000 năm.

"Tuy các nhóm người sống bằng nghề săn bắn và hái lượm không mang trong mình những mầm dịch bệnh như sởi hay cúm, nhưng các vector mầm bệnh hiện đại đều được chứng minh là có nguồn gốc từ thời Pleistocene" - khoa học gia Rifkin cho hay.

Nhà khoa học Rifkin nói: "Chúng ta đều biết rằng, gần 80% cư dân tiền sử sống nhờ săn bắn, hái lượm đã chết vì bệnh khi chưa tới tuổi sinh sản. Nhìn từ góc độ khảo cổ tiến hóa, những căn bệnh này đã tạo điều kiện để người tiền sử hình thành cơ chế phòng bệnh lây nhiễm hiệu quả". Mầm bệnh lúc này ngoài vai trò giúp hình thành hệ thống miễn dịch sinh học cho con người còn được coi là một yếu tố chọn lọc giúp phát triển "hệ thống miễn dịch hành vi" (có thể hiểu nôm na là cơ chế cho phép các cơ quan trong cơ thể nhận biết mối nguy hiểm và kích hoạt các phản ứng để ngăn chặn chúng).

Bản đồ hoàn chỉnh về nguồn gốc bệnh tật của loài người

Trước Rifkin và đồng nghiệp, các chứng cứ lịch sử về mầm bệnh thời tiền sử đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị, giúp các nhà khoa học dễ dàng hơn trong việc phân loại và phác thảo nguồn gốc địa lý của bệnh. Tuy vậy, để có được bản đồ hoàn chỉnh về nguồn gốc bệnh của loài người, chúng ta còn thiếu những phân tích về vector côn trùng, ký sinh trùng đường ruột và DNA mầm bệnh tiền sử từ thời tiền sử ở châu Phi.

Rifkin và đồng nghiệp đang phân tích các mẫu đất khảo cổ có liên quan tới hoạt động của người tiền sử cũng như nơi ở của họ ở trong hang. Họ cũng phân tích hóa thạch từ thời đồ đá giữa và thời đồ đá cuối tại các khu khảo cổ có niên đại từ 150.000-1.500 năm trước. Những khu vực này có đầy đủ chứng cứ về hành vi của người hiện đại. Các nhà khảo cổ Nam Phi đã tìm thấy những ví dụ đầu tiên về nghệ thuật trừu tượng và tượng trưng ở đây. Những chứng cứ này cho thấy tổ tiên của chúng ta đã sử dụng lửa để tạo công cụ bằng đá và chế ra một số đồ trang trí cá nhân, mỹ phẩm lâu đời nhất từng được biết đến.

Họ tập trung vào 3 nguồn thông tin khảo cổ chính là vector bệnh do côn trùng gây ra (bọ chét, chấy rận và bọ ve), ký sinh trùng đường ruột và các mầm bệnh là vi khuẩn ở mức độ vĩ mô, vi mô và phân tử.

Với sự giúp sức của Trung tâm Sinh thái vi sinh vật và Gene, Rifkin hy vọng họ có thể thu được những kết quả đáng khích lệ với những mẫu vật tiền sử. Sau đó, họ sẽ sử dụng các phương pháp giải trình tự DNA để tìm kiếm các virus mầm bệnh, vi khuẩn và các vi sinh vật có nhân điển hình khác trong các mẫu vật tìm thấy để trả lời câu hỏi: Những mầm bệnh nào có nguồn gốc châu Phi? Chúng phân tán bằng cách nào?...

Tham vọng của Rifkin và đồng nghiệp sau khi giải mã được vector bệnh và gene mầm bệnh để hiểu nguồn gốc, vòng đời và tỉ lệ lây lan các căn bệnh tiền sử đối với người tiền sử ở châu Phi là lập biểu đồ so sánh DNA của mầm bệnh hiện đại và tiền sử.

Các mầm bệnh tiền sử có thể sẽ giúp sản xuất các loại vắcxin mới và kết quả nghiên cứu của họ có thể giúp tìm ra những mầm bệnh hiện đại có liên quan tới những mầm bệnh cổ đại, từ đó nghiên cứu cách chữa trị những căn bệnh thời hiện đại.

Về nguồn gốc đại dịch corona đang hoành hành từ tháng 1.2020 đến nay (làm hơn 31.000 người nhiễm bệnh và gần 700 người đã tử vong), virus được cho là lây lan từ chợ động vật hoang dã Vũ Hán. Vật chủ trung gian là dơi, rắn cạp nong.

Bà Thạch Chính Lệ, nhà khoa học hàng đầu về virus học Trung Quốc từ Phòng nghiên cứu virus Vũ Hán nói thẳng: Virus corona chủng mới là 'sự trừng phạt của tự nhiên vì thói ăn uống và phong tục mọi rợ của con người'. Bà cam đoan bằng cả mạng sống không có thứ gì như virus corona được tạo ra trong phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Nhu cầu ăn thịt động vật là nguyên nhân gây ra nhiều đại dịch của nhân loại ngày nay do các virus được phát tán ra môi trường từ động vật hoang dã.

> Tuyến bài đậm đặc về đại dịch Corona trên trang web chúng tôi.

Mối quan tâm hàng đầu của thế giới là coronavirus

Chỉ cần chưa đến 1 giây, có 1,130,000,000 kết quả trên Google hiển thị các kết quả tìm kiếm về 'coronavirus'. Hiện nay, từ khoá này là mối quan tâm hàng đầu của nhận loại.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa

Nghiên cứu 16:00 02/09/2024

Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.

Xem thêm