Thỉnh chuông là để thức tỉnh cả cho người sống
Hiện nay, nhiều chùa và nhiều người nghĩ thỉnh chuông là để cho tiếng chuông vọng tới địa ngục, làm thức tỉnh và xoa dịu bớt khổ đau nơi ngục tối. Họ đã thỉnh chuông trong niềm tin như thế...
Chuông đại hồng mới vọng
Tiếng kệ xướng đã vang
Trên vọng tới thiên đường
Dưới thông về địa phủ.
Như vậy có nghĩa là chúng ta thỉnh chuông cho chư thiên nghe, để cho họ hạnh phúc hơn và để những người ở địa ngục nghe cho bớt khổ.
Điều này có thể có, nhưng trước hết tiếng chuông có tác dụng phụng sự những người đang sống.
Vì vậy người sống trên mặt đất phải nghe tiếng chuông, thở theo chuông và có hạnh phúc với chuông.
Nếu chúng ta không làm được chuyện đó thì chẳng lẽ đạo Bụt chỉ để cho chư thiên và những âm hồn dưới địa ngục hay sao? Chúng ta phải nhớ thỉnh chuông trước hết là cho đại chúng – từ các vị sư trưởng cho đến các thầy lớn, các sư cô lớn, các thầy trẻ, các sư cô trẻ và các sư chú – cùng thực tập.
Ngôi chùa là ngôi nhà linh thiêng lãnh đạo tâm linh trong làng. Vì vậy, tiếng chuông cũng có ảnh hưởng đến đời sống dân chúng trong làng. Nhiều bà mẹ thức dậy theo tiếng chuông. Những người Phật tử chân chính sẽ biết nghe chuông và thở theo chuông trong khi nấu cơm, làm thức ăn cho chồng con trước khi đi làm ruộng.
Nếu có nghe chuông, nếu từng đi chùa, từng được nghe giảng hay nghe tụng kinh thì hạt giống tâm linh đó đã được gieo trồng trong tâm thức của ta dù ta là một cô bé, là một chàng thanh niên hay một cô thiếu nữ sống trong làng.
Người ăn trộm đang dùng thanh sắt để mở khóa một ngôi nhà, đột nhiên nghe tiếng chuông thì hạt giống lương thiện trong người đó được tưới tẩm và người đó có thể dừng lại, không xâm nhập vào nhà người khác nữa. Một người cầm dao muốn sát hại người khác, đang đưa dao lên, bỗng nghe tiếng chuông đại hồng thì giật mình nghĩ lại hành động này có thể đưa mình xuống địa ngục và buông dao xuống.
Những chuyện như vậy đã từng xảy ra trong xóm làng, trong xã hội. Đó là nhờ ảnh hưởng của tiếng chuông.
Tiếng chuông có tác dụng thức tỉnh, làm sống dậy lương tri của con người để họ đừng nhúng tay vào tội ác. Tiếng chuông không chỉ phục vụ các thầy, các sư cô mà còn phục vụ cho cả làng xóm, khu phố. Vì vậy tiếng chuông rất quan trọng!
Vị tri chung cũng nên phải đem hết trái tim của mình để thỉnh chuông. Tiếng chuông là một thông điệp của lương tri, của trí tuệ, của lòng từ bi. Thỉnh chuông như vậy thì vị tri chung gửi theo được từ bi và trí tuệ vào tiếng chuông.
Ba nghiệp lắng thanh tịnh
Gửi lòng theo tiếng chuông.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Xem thêm