Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 02/02/2021, 14:35 PM

Má và tết

“Mấy đứa con nghĩ chừng nào má mình còn, thì tết không bao giờ mất” (nhà văn Nguyễn Ngọc Tư).

Là vì có má thì Tết mới đủ đầy! “Má” là đại diện cho tất cả những người phụ nữ mang cái tết ấm cúng về cho gia đình. Thử hỏi cái tết có còn ấm áp, đủ đầy không, khi vắng đi bàn tay và những giọt mồ hôi của má…

Sự ấm cúng đó là gian bếp với đủ đầy món ăn làm nên hương vị tết. Là mâm cơm cúng có thể thịnh soạn hay đơn sơ, nhưng tính trang nghiêm nhất định phải có, để ông bà tổ tiên dẫu đã khuất bóng vẫn như được trở về quây quần bên con cháu.

Là chiếc áo mới gửi gắm cả tình thương của má vào trong đó. Hồi nhỏ nhà nghèo, tôi thường mặc lại áo của chị Hai để lại (những nhà nghèo thì đồ cũ của anh chị là đồ mới của mấy đứa em trong nhà). Thế nhưng, má cũng có đủ chữ “công” để biến chiếc áo thật sự là chiếc áo mới: thêu lên ngực áo hình con bướm, cánh hoa, hoặc may viền thêm những đường chỉ màu để tà áo, bâu áo, cổ áo mới hơn…

Có má thì Tết mới đủ đầy!

Có má thì Tết mới đủ đầy!

Bạn đã bao giờ chụp hình cho ba mẹ?

Là những ngày cận tết, má như vị “chỉ huy trưởng” phân công việc cho từng người, ba và những đứa trai tráng trong nhà thì nhận việc quét mạng nhện đeo bám trên khung cửa sổ, nhất là gian bếp thì ôi thôi đen ngòm bởi nấu bằng lửa củi, nhện giăng rất nhiều; con gái thì tước lá mai, lau chùi những chiếc ghế đóng bụi, giặt giũ tiếp má những cái mùng, cái mền, áo gối rồi đem phơi cho thơm mùi nắng (chứ đâu được như bây giờ có biết bao nhiêu là loại nước xả vải để thơm tho)…

“Có má, tết không bao giờ mất”, đồng nghĩa với câu: Người phụ nữ Việt làm nên cái tết Việt đủ đầy, sung túc, ấm áp và đậm đà bản sắc tết quê hương! Nhận thức được điều này, những năm gần đây, các chương trình quảng cáo thường dùng hình ảnh tết quây quần đoàn viên đủ đầy con cái bên cha, bên mẹ, và đặc biệt là bên mâm cơm ngon tự tay mẹ nấu… để làm chủ thể cho nội dung quảng cáo của mình. Ngộ lắm, trong những ngày tết đoàn viên, mâm cơm tự dưng nó đánh thức trong ta những tình cảm thân thương dành cho người thân mình, nhất là tình thương dành cho má - người mang tết đến trong mỗi gia đình.

“Chừng nào má mình còn, thì tết không bao giờ mất”.

“Chừng nào má mình còn, thì tết không bao giờ mất”.

Mẹ và những nỗi nhớ nao lòng

Nói điều không mấy vui, mùa giáp tết, lại thường là mùa những người già không chịu nổi thời tiết thất thường… Tình cờ đọc trên trang Facebook cá nhân, tôi xót xa với những vần thơ chị viết gửi mẹ mình trong những ngày cuối cùng còn được ngồi bên mẹ: 

“Mẹ ơi, Mẹ ở đây

Để đi làm về con chạy về ôm Mẹ

Quàng tay siết nhẹ

Đôi vai gầy run run

Nhớ mảng lưng 40 năm trước lẵn tròn cùng nắng mưa tất tả

Mẹ ơi, Mẹ ở đây

Để con kề khuôn mặt con bên khuôn mặt Mẹ

Hai mươi sáu năm sau

Con chắc chẳng đẹp được như mẹ hôm nay

Mẹ ơi, Mẹ ở đây

Để con trò chuyện và lắng nghe tiếng Mẹ

Lời thủ thỉ dạy con như thuở còn thơ bé

Ngậm cơm, bám theo Mẹ xin xu

Mẹ ơi, Mẹ ở đây

Con mỗi ngày đều cần chạm vào da thịt Mẹ

Cần thấy nụ cười

Tiếng bước chân và lời Mẹ gọi

Như nước uống cơm ăn

Như không khí ở mảnh vườn nhà mình Mẹ luôn tưới tắm

Mẹ ơi, Mẹ ở đây

Để đời con tựa vào lòng Mẹ… (Đỗ Thị Thu Hằng).

Ngậm ngùi nỗi đau của chị, tôi bỗng nhớ bài thơ “Mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Quân: 

“Hôm nay… anh đã bao lần dừng lại trên phố quen

Ngã nón đứng chào xe tang qua phố/ ai mất mẹ?

Sao lòng anh hoảng sợ

Tiếng khóc kia bao lâu nữa của mình?”…

Biết rằng ngày xuân sắp tết không nên nói điều rủi, nhưng nỗi hoảng sợ đó chắc ai cũng sẽ trải qua trong đời. Nhận ra để còn biết, còn kịp nâng niu, trân trọng những lần được ở bên mẹ, còn mẹ ở trên đời!

“Chừng nào má mình còn, thì tết không bao giờ mất”. Câu đơn giản mà thâm thúy biết chừng nào…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc

Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024

Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.

Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang

Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024

Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh

Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.

Xuân thung dung

Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024

Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...

Xem thêm