Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 01/01/2016, 14:32 PM

Mạn đàm về trao truyền Y Bát

Kể từ hồi ta có mặt, tức kể từ hồi dựng lập tăng đoàn, trong thâm tâm ta chưa bao giờ nghĩ đến chuyện thành lập tăng đoàn, lãnh đạo tăng đoàn. Khi ta nhập diệt thì ta cũng không chỉ định ai là người lãnh đạo tăng đoàn cả!

Sau khi giáo hoá năm anh em Kiều Trần Như, lúc bấy giờ trong tăng đoàn có sáu mươi vị Tỳ kheo, đức Phật nói: Các ông hãy ra đi, mỗi người một hướng, vì lợi ích số đông, vì lợi ích và an lạc của chư thiên và loài người.

Các vị Tỳ kheo ấy đã ra đi, đem chánh pháp mà rao giảng khắp nơi, thật là một hình thái du hoá hùng tráng đầy lãng mạn, sông hồ lãng tử, dấn thân quên mình vì sự nghiệp giải thoát con người!

Các vị hàng ngày rao giảng độ người, ôm bình bát khất thực, tuỳ thí hỉ độ, đêm về ngủ dưới một gốc cây, không quá một đêm. Nhất y, nhất bát, nhất dạ thụ, tài sản chỉ có thế, vô ngã vị tha, trong sạch, thanh khiết vô ngần, người nhìn là phát tâm liền khỏi phải đa ngôn giáo thuyết.

Trong phẩm Đại Bát Niết Bàn, lúc đức Phật gần nhập diệt, ngài A-nan đứng ra thưa: Ai sẽ thay đức Phật lãnh đạo tăng đoàn? Đức Phật nói một câu: Kể từ hồi ta có mặt, tức kể từ hồi dựng lập tăng đoàn, trong thâm tâm ta chưa bao giờ nghĩ đến chuyện thành lập tăng đoàn, lãnh đạo tăng đoàn. Khi ta nhập diệt thì ta cũng không chỉ định ai là người lãnh đạo tăng đoàn cả!
 Ảnh minh họa
Trong kinh điển, chúng ta không thấy đức Phật nói, sẽ giới thiệu ngài A-nan, ngài Ca-diếp hay ngài Xá Lợi Phất sẽ thay đức Phật lãnh đạo tăng đoàn, không dặn dò người này làm chánh, làm phó, tức không hình thành tổ chức theo kiểu hành chánh. Một người đạt đạo không bao giờ nghĩ đến lãnh đạo theo kiểu hành chánh, vì nó không còn thuần khiết Phật giáo nữa, vì nó mang tính chất chính trị, xa lìa tông chỉ. Phật giáo là đạo giải thoát, tất cả những người đến với Phật giáo đều mang hoài bão giác ngộ, giải thoát, chỉ mong rằng có một người giác ngộ khai thị cho mình, ngoài ra họ không hề nghĩ đến việc thành lập tổ chức này nọ gì cả. Sở dĩ ngày nay Phật giáo có tổ chức vì nhu cầu xã hội, vì sự phát triển chung nhưng nếu như đúng tông chỉ việc đó không có ngay từ thời đức Phật.

Những người đạt đạo đều làm đúng như ngày xưa Phật tổ đã làm. Lục tổ Huệ Năng, trước khi thị tịch, đồ chúng hỏi muốn truyền y bát lại cho ai? Tổ nói: "Cho người có đạo, người không tâm cũng được thông tâm”. Rõ ràng Tổ đã thấm thía mười lăm năm phải bôn đào vì y bát, sống giữa rừng sâu với phường thợ săn, phải ăn rau nấu nhờ trong nồi thịt. Nay mà truyền y bát nữa thì cảnh tranh giành không sao tránh khỏi, ngay cả sơ tổ Đạt Ma cũng còn bị đầu độc đến sáu lần mới chịu tịch.

Chúng con những người sơ cơ, ở ngoài đời đã khóc hết nước mắt rồi, mong nương cửa từ bi, an lạc giải thoát, chỉ cần huynh đệ đầu độc một câu ác ý thôi là đã táng mạng thương thần rồi! Cái gì có tổ chức, có trên có dưới, có người này lãnh đạo người kia, là có ngô có ngã, có tham cầu, vọng chấp, hai mươi tuỳ phiền não còn y: Phẫn, hận, xiểm, cuống, tật đố… Tôi sợ lắm! Chừng nào ông đắc A la hán, tôi mới tin ông. Ngày ngày tôi vẫn nghe ông giấu dao trong từng lời nói làm ứa máu huynh đệ! Tôi sợ, không phải sợ ông đâu, mà sợ khởi tâm ác làm tiêu tan huệ mạng của mình mà ngày ngày đã tinh tấn vun bồi. Tôi đã chán cảnh đánh đấm ngoài đời rồi nên mới vào chùa tìm nơi thanh tịnh, về chốn thảo lư mà tu tâm dưỡng tánh. Tôi đã phế bỏ võ công rồi, bây giờ cúi đầu chấp nhận nhân quả, mong bòn chút phước đức cho con  cháu, chứ bản thân tôi kể sá gì!

Cái gì có tổ chức là có nền nếp lâu đời hệ phược, chiều nào cũng ê a tụng đọc, tu hai mươi năm rồi, phiền não còn y. Quán tự tại hành thâm bát nhã Ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách” -  Hiểu không? Dạ hiểu! Ngũ uẩn là gì? Dạ không biết! Chú biết không? Chú cũng không luôn! Sắc, thọ, tưởng, thức… thì biết chút ít, còn hành uẩn (énergie) chú học hai mươi năm rồi, càng học càng thấy sợ!

Nam mô A  di đà Phật! Đối với Tam Bảo, con một lòng một dạ kính tin và phụng hành không tiếc thân mạng! Nhưng con thấy nặng nề quá! (có nhiều điều con không dám nói đâu)
 
          Tịch diệt phương ngôn tịch diệt xứ
          Sanh vô sanh hậu thuyết vô sanh
          Nam nhi tự hữu xung thiên chí
          Hưu hướng như lai hành xứ hành
                                 (Hương Hải Thiền sư)
  
Con không dám dịch bài kệ này trước các tôn túc đâu (con chỉ biết một hai chữ Nho để nổ chơi thôi(!), nhưng con nghĩ ở nhà với mẹ biết chừng nào khôn, tu hai mươi năm rồi không dám rời thầy xuống núi, biết chừng nào giải thoát, biết chừng nào mới đạt được chân trời tự tính, thênh thang trời bể, hoá đất thành vàng, biến sông dài thành sữa ngọt!

Con nghĩ đạo là đạo giải thoát, đạo của con người cầu giải thoát, không khu biệt, sống động đổi mới từng ngày không ngưng trệ! Nam mô A Di Đà Phật!

Dương Minh Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm