Mở rộng tấm lòng làm lãnh đạo qua lăng kính tu sĩ
Là một thành viên trong một đoàn thể lớn, vậy trách nhiệm của lãnh đạo là gì? Làm sao gỡ bỏ sự chi phối của tâm lý và làm thế nào để chia sẻ thành công cùng nhân viên?
Là một nhà lãnh đạo, tâm lý quan trọng nhất là chịu trách nhiệm chứ không phải quyền uy mà mình có được. Tư cách của nhà lãnh đạo đại diện cho toàn thể công nhân viên, là biểu tượng cho sự tín nhiệm, danh dự và vinh quang vẻ vang của cả công ty.
Trong các doanh nghiệp, mỗi người đều có vị trí và lập trường riêng, và lẽ tất nhiên là trách nhiệm cũng khác nhau. Trách nhiệm của nhà lãnh đạo là phải dùng trí lực, kinh nghiệm, kiến thức xã hội, cùng nguồn tài chính của bản thân phục vụ cho chính xã hội đó.
Phục vụ xã hội như thế nào là một vấn đề cần được coi trọng. Trước hết cần quy tụ lại những thành viên có cùng quan niệm hoặc tiếp thu quan niệm với mình để cùng nhau tạo dựng sự nghiệp. Trong công việc này, nhà lãnh đạo chỉ vào vai nhà chủ đạo mà thôi, không có nghĩa anh ta là tổng thể của công ty. Chỉnh thể đơn vị là tất cả nhân viên tham gia hoạt động trong đó, bao gồm đối tác làm ăn, cổ đông, viên chức, thậm chí là khách hàng, nói cách khác, đó là những nhân viên, những con người có mưu cầu về sinh tồn, về sự phát triển, sự hưởng thụ trong cùng một môi trường.
Công ty không phải là tài sản cá nhân của bất cứ ai. Do vậy, nhà lãnh đạo không được coi tài chính, tài sản của công ty là tài sản bỏ túi của mình, càng không được coi tài sản lưu động, bất động sản, sức người sức của, uy tín kinh doanh đều do bản lĩnh một tay mình giành được, không thể chi phối một cách tùy tiện. Một khi có ý niệm này, có thể công việc kinh doanh thành công trong khoảng thời gian nhất định, nhưng đồng hành với nó là sự xuất hiện của nhiều nguy cơ tiềm ẩn, gây ra sự bất bình, không công bằng, người khác không phục bởi công lao, sự tận tâm tận lực, sự cống hiến của họ bị lãng quên, bị phủ nhận.
Một vài nhà lãnh đạo lại là do bản thân xây dựng lên, sự nghiệp do mình gây dựng được, tài sản là do bản thân quay vòng kiếm được, còn nhân viên chỉ là công cụ trợ giúp kiếm tiền, họ phải trả cho nhân viên tiền lương hàng tháng cũng giống như việc nuôi gà đẻ trứng cho anh ta ăn vậy.
Nếu như trong xã hội phong kiến, việc ông chủ có ý niệm thuê mướn nhân viên như là một công cụ kiếm tiền là điều không có gì để bàn, thì sau khi cải cách xã hội, công nhân viên sẽ không cam tâm tình nguyện thậm chí gây mất đoàn kết, phẫn nộ mà không nói nên lời. Cho đến khi công ty có nguy cơ biến động xáo trộn thì những nhân viên này lập tức sẽ trở mặt đối đầu, và các ông chủ này khó tránh được tình trạng bị cô lập.
Do vậy, các ông chủ cần phải nhận thấy rằng công ty không phải là của cá nhân mình, nó là tài sản chung của cả một tập thể, thậm chí bản thân mình chỉ là một thành viên nhỏ có đóng góp cống hiến cho công ty mà thôi.
Quá trình kinh doanh cũng giống như đời người vậy, có lúc thăng lúc trầm, là ông chủ của một doanh nghiệp, anh ta cần rộng lượng nhìn nhận việc thắng thua là chuyện thường tình xảy ra.
Cùng với sự thay đổi của hoàn cảnh và sự biến động của thời đại, bất cứ hoạt động của một doanh nghiệp nào cũng có lúc thăng trầm, có lúc kinh doanh gặp khó khăn, cũng có lúc thì lại rất thuận lợi. Nếu người chịu trách nhiệm không biết cách đối nhân xử thế, tâm tính có vấn đề, thì ngay cả khi công việc kinh doanh thuận lợi đến mức nào đi chăng nữa mọi người vẫn răm rắp nghe lời anh ta như nghe lời các vị đế vương khét tiếng như Tần Thủy Hoàng hay Napoleon, bởi nghe theo anh ta tức là có cái ăn, có thu nhập và có tiền đồ. Khi sản xuất của công ty có dấu hiệu sa sút cũng là lúc anh ta gặp vận đen, chìm đắm trong đau khổ tuyệt vọng, phải đối mặt với hiện trạng nhân viên xa lánh, xin nghỉ việc.
Hãy để lòng thành tín lên hàng đầu một ông chủ, một nhà quản lý, bạn cần loại bỏ bớt sự kì kèo thắng thua được mất, trong lòng phải luôn hướng tới sự thành tâm, lòng tín nghĩa và danh dự. Ngoài việc đối đãi rộng lượng với nhân viên, bạn cần phải giữ chữ tín với khách hàng, tuyệt đối không được thờ ơ lạnh nhạt với họ. Thao tác phục vụ tận tình cùng với tín nghĩa và danh dự của công ty là chiếc chìa khóa giúp bạn đạt được thành công vẻ vang. Nếu công ty bạn luôn được nhà nước khen thưởng, thường xuyên xuất hiện nhiều trên giới truyền thông, nhận được phản hồi tốt từ quần chúng nhân dân và nhiều điều vinh dự nữa, điều này chứng tỏ rằng ông chủ của công ty đó có phương pháp kinh doanh hiệu quả, và người ta dễ dàng nhận thấy sự đoàn kết tận tâm của toàn thể công nhân viên trong công ty đó.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm