Mỗi độ Xuân về, Phật tử đi Chùa sẽ giúp hiểu rõ đạo lý nhân quả
Mỗi độ tết đến xuân về, Phật tử đi chùa sẽ được nghe chư Tăng giảng pháp, giúp người nghe hiểu rõ đạo lý nhân quả để từ đó có thay đổi lối sống, suy nghĩ, chuyển hóa hành vi từ bất thiện thành tốt đẹp.
Về ý nghĩa của việc đi lễ Chùa đầu Xuân, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, PCT Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Phật giáo Quốc tế T.Ư - Giáo hội PGVN cho biết:
- Trong Phật giáo có từ "phương tiện" để chỉ cho những biện pháp giúp an tâm, giúp con người nương vào đó mà đi vào con đường sáng, vượt qua sông mê, biển khổ. Với Phật giáo Nam truyền, cũng có hình thức cầu an đầu năm hay vào những dịp lễ trọng, như rải nước an lành, tụng kinh chúc phúc cho Phật tử.
Những hoạt động này là một liệu pháp tinh thần nhưng quan trọng hơn, mỗi độ Tết đến xuân về, Phật tử đi chùa sẽ được nghe chư Tăng giảng pháp, giúp người nghe hiểu rõ đạo lý nhân quả để từ đó có thay đổi lối sống, suy nghĩ, chuyển hóa hành vi từ bất thiện thành tốt đẹp.
Khi hiểu biết rõ ràng rằng vận mệnh đời do chính bản thân gây tạo thì họ sẽ quay về chăm sóc chính mình, không trông chờ vào tha lực nào cả. Đó chính là lúc người đó dần hoàn thiện suy nghĩ, lời nói, việc làm sao cho thiện, cho lành. Được vậy mọi thứ tự nhiên an lành.
Nên nhớ, đến chùa là một phương tiện để trở về với chính mình, chiêm nghiệm đời sống đã qua để định hướng cho mình con đường sáng đẹp bằng sự nỗ lực. Hễ còn trông chờ vào tha lực quá nhiều thì còn dựa dẫm, còn mê muội, còn cầu cúng, van xin. Và còn làm những việc đó như một mục đích của việc đến với chùa, hướng về Phật là còn khổ.
Tất cả những phương tiện của Phật giáo đều có giá trị riêng, nhưng người thực hành phải hiểu. Ví dụ, khi đốt một nén nhang cho Phật mà không hiểu rằng mình cần tu tập giới, định, tuệ, làm cho mình cũng tỏa hương thơm từ giới đức, từ cách sống cách nghĩ hằng ngày để dâng Phật mà cứ xông hương hình thức, càng đốt càng mê. Và đó chính là vấn đề người Phật tử, có tín tâm với Phật cần suy nghĩ.
(Trích phỏng vấn của Báo Tuổi trẻ với Hòa thượng Thích Thiện Tâm, PCT Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Phật giáo Quốc tế T.Ư - Giáo hội PGVN).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”
Phỏng vấn 11:00 20/11/2024Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”
Phỏng vấn 09:51 15/11/2024Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.
Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”
Phỏng vấn 10:33 10/11/2024Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Xem thêm