Người Việt vào chùa chỉ biết cầu danh cầu lợi

Người Việt vào chùa thì chỉ biết cầu cho bản thân mình, cầu danh cầu lợi. Vừa cầu xong cái, ra ngoài nói tục chửi bậy, đánh nhau ngay được. Cái tâm mang ra ngoài là cái tâm ác.

Tại tập 7 chương trình Quyền lực ghế nóng, với chủ đề Tâm linh – Vô cảm, hoa hậu đền Hùng Giáng My đã được mời đến để nhận xét các người chơi, cùng tiến sĩ Lê Thẩm Dương.Tại đây, Giáng My đã có nhiều chia sẻ khá sâu sắc. Cô được nhiều khán giả đánh giá là người đẹp học thức, sâu sắc và có khả năng ăn nói.

Khi còn nhỏ, tôi có đi coi bói vài lần, nhưng giờ thì không đi nữa. Bây giờ cứ mỗi lần tôi hỏi thầy bói có xem được cho tôi không thì ông ấy nói: "Thôi, chị là thầy rồi".

Tất cả lễ nghĩa trong cuộc sống là do ông bà, tổ tiên truyền lại cho bố mẹ rồi tới con cháu. Các nét văn hóa ấy càng giữ lại càng tuyệt vời, vì tổ tông, dòng giống, nhà phải có nóc. Điều này rất quan trọng. Khi chúng ta giữ được văn hóa, tín ngưỡng theo nét truyền thống đẹp của các dân tộc là điều tuyệt vời nhất.

Tôi trân trọng tất cả những tín ngưỡng. Nhưng tôi cũng đả kích mọi sự mê tín dị đoan. Rất nhiều người Việt Nam hiện nay chẳng hiểu đi cúng là cái gì. Họ mang vào nhà chùa cả gà, thịt, đồ mặn. Đó là điều rất sai lầm. Phật chỉ ăn đồ chay và muốn hương hoa, sự thanh tịnh.

Người Việt vào chùa thì chỉ biết cầu cho bản thân mình, cầu danh cầu lợi. Vừa cầu xong cái, ra ngoài nói tục chửi bậy, đánh nhau ngay được. Cái tâm mang ra ngoài là cái tâm ác. Vì thế, hãy tin vào bản thân và sự hướng thiện của mình.

Tôi luôn luôn học những điều ông cha ta đúc kết lại. Ông cha ta ngày xưa chẳng có máy móc, công nghệ gì, tất cả đều thô sơ, nhưng nói câu nào chuẩn câu đấy. Bây giờ, mỗi lần xảy ra chuyện gì, tôi đều tự thấy ông cha ta nói đúng thật.

Thế hệ trẻ cần phải có nền tảng mà ông cha đã đi qua để học và phát triển tốt hơn, chứ không được chê. Tín ngưỡng, văn hóa truyền thống cần phải được bảo tồn.

Cuộc sống này không phải lúc nào cũng êm xuôi, mỗi người đều là một phong thủy, ngũ hành rồi. Cây cối, vạn vật đều có linh hồn và mối quan hệ với nhau, nên cần hướng thiện, có tâm linh, văn hóa riêng để sống tốt và không bị ảnh hưởng bởi bên ngoài.

Theo quan điểm truyền thống của đạo Phật, đặc biệt là dòng Tu thiền đại thừa ở miền Bắc, đã vào chùa thì chỉ được cúng đồ chay, tuyệt đối không được mang đồ mặn. Đây là điều tối quan trọng, nhưng vẫn có nhiều người không để ý.

Trong suy nghĩ của một số người, càng có mâm cúng thịnh soạn càng chứng tỏ lòng thành dâng lên Đức Phật nên họ dâng cả gà, lợn,… lên ban thờ trong chùa. Thế nhưng, hành động này đã vô tình phạm vào những điều cấm kỵ.

Chùa là nơi thanh tịnh nên khi sắm sửa lễ vật bạn phải chọn những lễ chay như hương, hoa quả tươi, oản, xôi chè. Dâng lễ mặn chỉ được áp dụng trong trường hợp đền chùa đó có các vị Thánh, Mẫu, Thành Hoàng,… Các vị này thường an tọa ở các khu ngoài chính điện. Lễ mặn có thể dâng gồm gà, giò, chả, rượu, trầu cau.

Cầu gì thì người dân cũng cần biết mọi việc đều theo luật nhân quả, có gieo nhân thiện lành mới gặt được quả phúc tốt đẹp. Nếu là tiền không mồ hôi (không phải của mình) có cố tham cầu thì tiền tài đến rồi lại đi nhanh chóng. Còn cái gì thuộc về mình thì dù có vứt đi nó vẫn quay lại.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ban TT-TT Phật giáo TP.HCM điều chỉnh nhân sự

Tin tức 20:25 21/12/2024

Quyết định điều chỉnh được công bố và trao đến các nhân sự liên quan chiều nay, 21/12, nhân hội nghị tổng kết hoạt động Phật sự năm 2024 và đề ra phương hướng năm 2025 của Ban, tại Báo Giác Ngộ.

Bên trong Phật Quang Sơn - bảo tàng có bức tượng đồng lớn nhất châu Á

Tin tức 15:15 20/12/2024

Cả quần thể công trình kiến trúc đồ sộ của kinh đô Phật giáo nổi tiếng Đài Loan gồm Đại Hùng Bảo Điện, bảo tàng Phật giáo và ngôi tượng Phật A Di Đà bằng đồng, cao 108m tính từ đế đến đỉnh.

Lễ tảo tháp và tưởng niệm Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán tại Huế

Tin tức 13:30 19/12/2024

Sáng 19/12/2024 (19.11 Giáp Thìn) tại khuôn viên Bảo tháp Tổ Liễu Quán (phường An Tây, thành phố Huế); Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ Tảo tháp và Tưởng niệm Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742).

Thái Bình: Hoà thượng Thích Thanh Định viên tịch

Tin tức 10:00 19/12/2024

Sau một thời gian bệnh duyên, Hoà thượng đã thu thần viên tịch vào hồi 21 giờ 30 phút ngày 18/12 (nhằm ngày 18/11/Giáp Thìn) tại chùa Từ Xuyên (TP.Thái Bình).

Xem thêm