Mối liên hệ khắng khít của nhiều đời trước và đời này
Chúng ta chưa biết quá khứ của mình và người thì có thể dùng cảm tính để biết. Nghĩa là tới chỗ nào hành đạo mà thấy người ta không cảm tình với mình, dù mình cố gắng làm gì đi nữa họ cũng không thương thì nên đi chỗ khác tu.
Duyên nợ vợ chồng và sự ảnh hưởng của luân hồi
Trên bước đường tu, sau khi thành tựu pháp Tứ thiền và Bát định của hai đạo sĩ Kamala và Uất Đầu Lam Phất, Thái tử Sĩ Đạt Ta tọa thiền dưới cây bồ-đề đến mức độ quên ăn, quên ngủ nghỉ và sau 49 ngày theo Phật giáo Bắc tông hoặc 21 ngày theo Phật giáo Nam tông, Ngài thành bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Ngài ngồi dưới gốc cây thành Phật, nên cây đó gọi là cây bồ-đề. Nhưng Tổ Huệ Năng sợ chúng ta chấp vào cây bồ-đề, ngài mới nói Bồ-đề bản vô thọ, tức Bồ-đề là trí giác, không phải là cái cây. Người chấp vào cái cây thì dù có ngồi suốt cả đời cũng không thành gì.
Ngồi dưới cây bồ-đề để làm gì mới là việc quan trọng. Phật ngồi dưới cây bồ-đề và việc làm của Ngài ở đó được nhà thiền gọi là vô tác diệu lực, nghĩa là không thấy Phật làm, nhưng việc nào Ngài cũng thành tựu mỹ mãn.
Không thấy làm, nhưng thực làm là pháp tu mà Phật muốn dạy chúng ta. Nhưng Ngài nói pháp này Ngài chứng được thì từ Nhị thừa đến Bồ-tát còn không hiểu, nói chi hàng nhơn thiên, hay phàm phu chúng ta làm sao vói tới.
Phật nói trời, người, A-tu-la là thế giới hữu hình và vô hình đều thấy Ngài ngồi yên, không làm gì, rồi thành Phật giáo hóa chúng sanh. Phật nói họ thấy như vậy, nhưng sự thật không phải vậy.
Phật cho biết Ngài ngồi quán chiếu tất cả các kiếp quá khứ xa xưa của Ngài và của mọi người. Vì vậy, Phật dạy các Tỳ-kheo thực hiện pháp này bằng cách ngồi yên để tập trung suy nghĩ tại sao chúng ta có cuộc sống hôm nay. Và Phật dạy rằng cuộc sống hôm nay là kết tinh những gì của quá khứ mà chúng ta đã tạo. Vì thế, Phật bảo muốn biết đời trước chúng ta là gì thì xem cuộc sống hiện tại.
Quán sát quá khứ gần là đời trước thì dễ thấy. Nếu đời trước chúng ta là người trí thức, hoặc là thầy tu thì tái sanh đời này, chúng ta cũng là người trí thức, cũng là thầy tu.
Điển hình như Hòa thượng Trí Tịnh lúc còn bé theo mẹ lên chùa. Hòa thượng Vạn Linh nói người này đời trước là Hòa thượng nên đời này cũng xuất gia làm Hòa thượng. Đó là sự gợi ý mà kinh Pháp hoa gọi là khai tri kiến. Nhờ Hòa thượng Tổ đánh thức tâm ngài như vậy mà Hòa thượng Trí Tịnh đã xuất gia.
Tuy là chú tiểu mới tu, nhưng Hòa thượng Vạn Linh thấy Hòa thượng Trí Tịnh đã là Hòa thượng, nên ngài không bắt chấp tác những việc lặt vặt. Ngài cho cất am tranh để Hòa thượng Trí Tịnh ở tu một mình. Quả đúng như lời Tổ nói, sau này Hòa thượng Trí Tịnh trở thành vị cao tăng, chỉ đọc kinh qua một lần là ngài thuộc lòng. Trong khi chúng ta phải đọc nhiều lần và suy nghĩ hiểu được rồi mới nhớ. Xưa kia tôi học với ngài nhận thấy rõ trí nhớ của ngài thật là siêu đẳng, ngài đọc thuộc lòng bộ kinh Pháp hoa chữ Hán. Tới năm Hòa thượng 80 tuổi, tôi có duyên may ở chung phòng với ngài khi tham dự cuộc họp ở Hà Nội. Ngài nói với tôi rằng vì mắt không thấy chữ nên ngài cố đọc phẩm Phương tiện kinh Pháp hoa để thuộc lòng phẩm này và lúc nào ngài cũng đọc phẩm này. Tại sao ngài không đọc kinh khác mà chỉ đọc phẩm Phương tiện.
Muôn kiếp nhân sinh: Cái nhìn mới về thế giới, luân hồi và nhân quả
Trong khi ngài Nhật Liên thì chủ trương chỉ đọc phẩm 16 Như Lai thọ lượng của kinh Pháp hoa. Tổ Huệ Đăng của Thiên Thai thiền giáo tông dạy rằng chỉ đọc quyển thứ 7 kinh Pháp hoa.
Hòa thượng Trí Tịnh đọc thuộc lòng từ ngày này sang ngày khác chỉ mỗi phẩm Phương tiện mà về sau tôi mới nhận ra rằng Đức Phật có vô số phương tiện. Chúng ta sống trong đời ngũ trược ác thế cũng phải có vô số phương tiện mới làm đạo được. Ý này kinh Hoa nghiêm nói rằng có phương tiện huệ thì giải được mọi vấn đề, không có phương tiện huệ sẽ bị kẹt pháp, đương nhiên sẽ chết trong pháp.
Hòa thượng Trí Tịnh suốt đời lãnh đạo Giáo hội ít sai lầm nhờ học và hiểu phương tiện, ứng dụng được phương tiện trong cuộc sống tu hành và truyền đạo của ngài. Đó là điều quan trọng mà người học Phật phải thấy được.
Đầu tiên chúng ta tu quán nhân duyên của mình theo lời Phật dạy là nhìn hiện tại cuộc sống của mình mà biết việc quá khứ mình làm. Như tôi sanh trong gia đình nghèo ở vùng quê nghèo mà tự biết được nghiệp nhân quá khứ của mình là gì, nhưng cũng còn may mắn là có căn lành. Trong kinh Pháp hoa, Phật nói rằng điều quan trọng là người tu phải có căn lành mới được chư Phật hộ niệm.
Vì vậy, tôi suy nghĩ nhiều về căn lành và nghiệp ác. Người có căn lành được Bồ-tát giúp đỡ, người có nghiệp ác bị ác ma dẫn dắt.
Nhờ có căn lành nên tôi sanh trong nhà nghèo ở vùng quê nhưng may mắn mới 3 tuổi tôi đã được quy y ở chùa. Ông cụ thân sinh tôi kể rằng khi tôi 3 tuổi có vị đạo sĩ tự nhiên tới nhà tôi và nói nếu không cho tôi quy y ở chùa thì không nuôi được, tôi không sống được.
Nghe vậy, ông cụ chở tôi xuống chùa làm lễ quy y. Từ đó, chùa và Phật luôn sống động trong tâm trí tôi. Bây giờ tôi cũng còn mường tượng lại lúc mới đến chùa quy y, tôi phải bò lên bậc tam cấp, vì còn bé quá không bước lên được.
Nhờ có căn lành nên có Bồ-tát hiện ra giúp đỡ, trợ lực thì căn lành chúng ta mới lớn được. Không có căn lành mà có nghiệp ác sẽ bị ác ma hướng dẫn đi vào con đường ác là gian tham, trộm cắp, hung dữ, giết người, cuối cùng phải thọ quả báo khổ đau không cùng.
Vì vậy, nhìn hiện tại để quán sát biết đời trước. Nếu hiện tại có nhiều người ác xấu đến rủ làm việc ác là biết nghiệp ác đời trước đã có mới chiêu cảm quả báo đời này như vậy. Tôi thấy có những người bạn mà cha mẹ đưa họ vô chùa tu, nhưng họ không vui với đạo mà chỉ thích chuyện đời nên bị đời cám dỗ, bỏ tu về tục, phải trả quả báo.
Phật dạy phải quán sát đời trước và thấy đời trước với đời này có mối liên hệ mật thiết. Đời trước làm ba việc ác của thân là sát, đạo, dâm, làm bốn việc ác của miệng là nói bịa đặt, nói lời gây chia rẽ, nói đâm thọc, nói lời hung ác và làm ba việc ác của tâm là tham, sân, si. Tất cả người tu chúng ta phải luôn quán sát coi mình có phạm những tội lỗi này hay không, lòng chúng ta có nhiều ham muốn không, có dễ bực tức không, nhìn sự việc chính xác không. Nếu phạm những lỗi lầm này, phải biết đời trước mình đã tạo tội rồi, cần nỗ lực lạy sám hối cho tiêu nghiệp thì tâm mới sáng được. Ai cũng tu nhưng tu được kết quả tốt hay không là ở điểm này.
Căn lành đời trước có thì đời này tự nhiên phát sinh ý niệm lành. Thật vậy, đời trước chúng ta không có tâm ác, đời này chúng ta thấy mọi người đều dễ mến và các loài vật cũng dễ thương nên muốn chăm sóc chúng. Nhưng ác nghiệp đời trước có là sát nghiệp nên thấy loài vật là muốn giết, cuối cùng cũng bị giết như nó, tạo nên oan gia tương báo không ngừng.
Quán sát đời trước của mình, lần lần chúng ta nhận ra được một đời trước chúng ta có tu hay chưa tu và có tu pháp môn nào. Nếu đời trước chúng ta tu pháp môn niệm Phật thì đời này thấy người tu niệm Phật, chúng ta thích. Nếu đời trước tu Bồ-tát pháp, đời này thấy người bố thí hoặc làm những việc của Bồ-tát, chúng ta cảm mến và theo họ. Nếu đời trước chuyên tu thiền, đời này chúng ta thích yên tĩnh, thích một mình, không thích nói qua nói lại.
Nhận biết được một đời trước của mình đã tu pháp môn gì, cho đến nhận biết được ba đời trước của mình từng thành tựu những pháp gì là chứng được Sơ quả, được giải thoát rồi. Và biết được ba đời trước tu hành đã gặt hái những thành quả nhất định thì chắc chắn đời này chúng ta tu tốt hơn, thăng tiến dễ dàng vì không dám làm việc sai quấy.
Đức Phật khi còn là thái tử đã biết Ngài có phước đời trước lớn vô cùng do đã tu tạo nhiều công đức, nên tái sanh trên cuộc đời này Ngài đã có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, sức khỏe phi thường, thông minh tột đỉnh và sanh trong dòng họ cao quý của hàng vua chúa. Và Thái tử Sĩ Đạt Ta có cái thấy khác với người đời rằng Ngài đã có quá nhiều, nếu chỉ hưởng thụ mà sự cống hiến cho cuộc đời ít ỏi thì hậu vận sẽ không tốt. Thực tế cho Ngài thấy các quân vương có phước lớn mới làm lãnh đạo nhưng họ chỉ lo hưởng thụ và tạo ác, nên cuộc đời kết thúc bi đát.
Nhìn thấy gương người trước khiến thái tử suy nghĩ nhiều về việc vua Tịnh Phạn đã xây ba tòa lâu đài cho Ngài ở thoải mái không bị thời tiết chi phối, còn có cả ngàn vệ binh canh giữ an toàn cho Ngài, cả ngàn người hầu hạ, phục vụ giải trí… Quả là tốn kém không thể kể hết. Ngài tự nghĩ mình chưa làm gì cho cuộc đời nhưng cuộc đời làm cho Ngài quá nhiều thì món nợ này lớn không trả nổi. Đó là sự nhận thức khác nhau giữa Phật và ác ma.
Biết đời trước mình đã tu đương nhiên đời này nỗ lực tu thêm. Và người biết rõ ba đời trước của mình đã tạo được nhiều công đức, đời này họ cố hạn chế tiêu xài tối đa, việc rất cần mới sử dụng. Điển hình tôi thấy Hòa thượng Tuyên Hóa tu ở Mỹ, ngài nói làm tôi giựt mình, suốt 30 năm ngài chỉ mặc một áo tràng, không thay đổi. Đương nhiên ngài có phước lớn, cần gì mà không có nhưng ngài không tiêu xài. Một miếng giấy mà người ta xài rồi bỏ, ngài lấy gấp lại mặt sau để xài đến ba lần. Ngài biết dành dụm phước đức để tích lũy làm Phật.
Ngài Tinh Vân nói phải tiết kiệm thức ăn như tiết kiệm máu. Phật Quang Sơn lớn nhất ở Đài Loan, tôi đến thăm và ăn cơm trưa. Ngài cho dọn mấy hạt mít kho. Quả mít người ta ăn bỏ hạt, Ngài cho lượm hạt và kho cho chư Tăng ăn, tiết kiệm quá sức. Nhờ tiết kiệm đó mà ngài tạo được công đức lớn như xây dựng được trường đại học ở Mỹ, chùa Phật Quang ở Đài Loan, Úc, Canada… Ngài xây dựng chùa ở khắp nơi trên thế giới.
Duyên âm là gì? Quan điểm của đạo Phật về 'duyên âm' như thế nào?
Vì vậy, biết đời trước mình đã tu, đã tạo phước nhưng không xài hết mà tiết kiệm công đức để làm tư lương cho đời sau.
Những gì mình làm cho cuộc đời thì cuộc đời sẽ làm lại cho ta ở kiếp sau là ba đời nhân quả. Thuở nhỏ tôi đọc truyện có anh đóng xe để chở cha lên rừng cho cọp ăn. Con anh hỏi ba đóng xe làm gì. Anh nói để chở ông nội bỏ vô rừng cho cọp ăn vì ông già rồi, không làm được gì. Nó nói ba nhớ đem xe về để ba già, con sẽ chở ba lên rừng bỏ cho cọp ăn.
Đối với lớp tiền nhân, mình biết kính trọng, lớp hậu lai sẽ kính trọng mình. Nếu xử sự tệ bạc với người trước, lớp kế thừa cũng tệ bạc với mình. Đời này làm bất cứ việc gì cũng chuẩn bị tư lương cho đời sau thì đời sau tái sanh, chúng ta sẽ có những kết quả tốt đẹp mà mình đã làm ở đời trước.Tu Bồ-tát đạo, chúng ta phải làm phước. Tu Thanh văn đạo, chúng ta xả ly, buông bỏ. Tu Bồ-tát đạo, đời này có cúng dường thì đời sau mình đi tu cũng được cúng dường. Đời này có bố thí thì đời sau gặp khó khăn cũng có người giúp đỡ. Nhưng người gặp khó mà bị gây khó thêm gọi là họa vô đơn chí, vì đời trước đã lợi dụng lúc người ta bị hoạn nạn, khó khăn mà hại họ, cướp đoạt của họ.
Khi tôi còn là Sa-di hầu Hòa thượng Trí Quang lúc ngài vô Sài-gòn họp. Ngài thường dạy tôi một câu mà tôi còn nhớ rằng đời này chú không làm mà bị đổ oan thì cảm thấy buồn khổ vì oan ức. Nhưng ngài dạy việc này không oan đâu, phải biết nhân đây mà vào thiền định để quán sát đời trước sẽ thấy ngay việc mình đã làm trong quá khứ. Bài học ngài dạy tôi khiến tôi nhớ mỗi khi có gì xảy ra cho mình thì lấy đó để quan sát đời trước. Và kiểm soát một đời trước cho đến ba đời trước thì đương nhiên mình chuẩn bị đời sau tốt hơn.
Đời này tu để chuẩn bị đời sau. Ý này được sám Quy mạng dạy: “Thử thế phước cơ mạng vị, các nguyện xương long. Lai sanh trí chủng linh miêu, đồng hy tăng tú…”.
Đời này quan sát xem vị trí xã hội của chúng ta tốt hay xấu và từ vị trí đó, cố nỗ lực tu thêm để tạo nhân tốt cho đời sau thì đời sau sẽ được tốt hơn. Đời này chúng ta gặp khó khăn, thì tu hồi hướng công đức để đời sau không gặp khó nữa. Đời này mình học mà không được ai giúp đỡ, vì mình chưa từng gieo nhân lành này. Biết vậy, chúng ta tạo điều kiện giúp người học thì đời sau sẽ có người giúp ta học.
Trên bước đường tu, tôi luôn gặp thiện tri thức thì tự biết tôi đã trồng căn lành ở kiếp quá khứ, nên kiếp này tôi được đi tu từ thuở nhỏ và luôn được thiện tri thức giúp đỡ, hướng dẫn tốt đẹp. Vì vậy, mỗi lần gặp khó khăn, tôi lại gặp quới nhân hiện ra giúp tôi vượt qua chướng ngại và thăng hoa.
Định vị được cuộc sống hôm nay để từng bước phấn đấu đi lên tốt đẹp. Còn không định vị được thì mình sẽ làm theo hoang tưởng, chắc chắn thất bại khổ đau. Nhận thấy thực tế cuộc sống mình làm được gì cho người, cho vật thì sẵn lòng làm.
Có Tỳ-kheo thưa với Phật rằng ngày trước con chưa đi tu, còn có tài sản để bố thí. Nhưng tu rồi, chỉ còn một bát ba y thì muốn giúp người, còn cái gì nữa mà giúp.
Phật nói ông còn nhiều chứ. Chưa tu, ông chỉ có một ít, nhưng bây giờ đi tu, ông có nhiều hơn. Người tu đắc đạo mới thấy lý này. Chưa đắc đạo thấy tu thì mất hết. Nhưng tu đắc đạo thấy mình được quá nhiều.
Thí dụ Kiết Tường Thiên khi chưa tu là cậu bé chăn trâu. Nhưng tu được, vào thành thọ trai được vua Ba Tư Nặc cúng dường. Đó là cái được quá nhiều rồi.
Hay Sunita chưa tu thuộc hàng ngoại cấp thì ai cũng có quyền sai khiến, đánh đập, chửi mắng mà ông không được phản ứng. Ông tu đắc quả La-hán khiến vua Ba Tư Nặc phải đảnh lễ và dập tắt liền ý định hỏi Phật tại sao lại cho người đê tiện này xuất gia.
Tu được quá nhiều thì mình có điều kiện giúp đỡ hơn. Thật vậy, tu được quá nhiều nghĩa là tu được bao nhiêu công đức, được bao nhiêu trí tuệ thì dùng công đức và hiểu biết hơn người như vậy để dạy người, hướng dẫn người sống lương thiện, tốt đẹp, mới làm lợi ích cho cuộc đời.
Vì vậy, điều quan trọng là tu hành phải sanh công đức. Không nhận ra ý này mà tu trở thành người vô dụng, ăn bám mà ngày nay người ta gọi là người phi sản xuất, tức chỉ ăn mà không làm, không lợi ích gì cho cuộc đời.
Phật khẳng định rằng tu làm lợi ích cho cuộc đời nhiều hơn là không tu. Nhưng tu phải đắc đạo thì lấy đạo đức cảm hóa người, lấy trí tuệ hướng dẫn người thành công đời sống vật chất lẫn thăng hoa tâm linh.
Chúng ta còn nhớ Mã Thắng tu tỏa ra đạo lực cao quý khiến Xá Lợi Phất trông thấy vẻ ung dung tự tại giải thoát của Ngài mà phát tâm cung kính và xuất gia theo Phật. Việc này là công đức lớn, nếu Mã Thắng không tu đắc đạo thì không trở thành người đạo đức có sức cảm hóa như vậy.
Người tu đắc đạo sử dụng đạo đức và trí tuệ của mình đi vào đời để làm lợi ích cho mọi người. Thật vậy, xưa kia Nguyễn Phúc Chu đưa di dân từ miền Trung vào Đồng Nai, Bến Nghé, tức TP.Hồ Chí Minh. Thực hiện Bồ-tát pháp, các thiền sư đã theo di dân vào miền Nam, họ đi khai phá vùng đất mới có nhiều nguy hiểm, nhưng người dân thấy thiền sư thì họ yên tâm. Ngoài ra, với trí tuệ của thiền sư biết rõ thời tiết mùa màng nên chỉ dẫn cho người dân trồng trọt làm nông phát đạt. Họ cảm đức của thiền sư mà xây dựng chùa. Thậm chí thiền sư ở chùa Khải Tường thấy vùng Gia Định có nhiều cọp beo, các Ngài hướng dẫn dân chúng nên làm vòng rào bảo vệ, tối đến phải đốt lửa, tụng kinh, đánh hồng chung và nổi trống để thú dữ sợ không dám đến gần. Dân làm theo chỉ dẫn của các thiền sư, họ đã giải tỏa được nhiều nỗi lo và cuộc sống cũng được an ổn, phát triển.
Luân hồi chuyển kiếp dưới góc nhìn khoa học
Muốn làm được nhiều lợi ích cho đời, tất yếu phải học và tu có được trí sáng, sức khỏe tốt mới nhập cuộc với đời thì đời kính trọng. Kinh Hoa nghiêm nói ý này rằng thầy trò thường sanh chung một chỗ gọi là quyến thuộc Bồ-đề. Nghĩa là mình tu có đạo đức và trí tuệ thì sử dụng hai điều quý báu này để lãnh đạo quần chúng, đưa xã hội đi lên. Đặc biệt là quần chúng thương và kính trọng, tin tưởng mình thì khi mình rời bỏ thân tứ đại này và tái sanh ở đâu để tiếp tục hành Bồ-tát đạo, quyến thuộc Bồ-đề của mình sẽ tái sanh ở đó để thầy trò cùng tiếp tục phát triển công đức. Vì vậy, trong lòng quyến thuộc Bồ-đề của mình đã có sợi chỉ vàng kết nối tình thầy trò đời trước rồi, nên tái sanh, họ thấy mình là phát tâm theo liền.
Điển hình vua Tần Bà Sa La mới thấy Phật là ông cảm mến và thỉnh Phật về hoàng cung và phát tâm xây lâu đài cho Ngài ở tu. Phật nói ông vua này từ nhiều đời trước là quyến thuộc Bồ-đề của Ngài và Phật từng cưu mang giúp đỡ ông. Vì thế thâm tâm ông nghĩ nhớ ơn Phật, nên đời này tái sanh, dù thay hình đổi dạng, thay họ đổi tên nhưng trong tiềm thức của ông đã có Phật ngự.
Lý này chúng ta dễ kiểm chứng theo thực tế xảy ra, có người mới thấy mình là họ thiện cảm nhưng cũng có người mới gặp mà họ đã không ưa mình. Đó chính là oan gia đời trước, hay ân nhân đời trước mà nay gặp lại thì chúng ta phải quán sát và thực tập pháp nhân duyên. Và tu như vậy, chúng ta tìm được ba đời trước của mình cho đến thấy biết được 500 đời trước là đắc La-hán.
Và biết cùng tột quá khứ như Đức Phật Thích Ca chứng Túc mạng minh, Ngài biết tất cả kiếp quá khứ Ngài từng làm gì và ai là người thân hay người nghịch với Ngài, nên Phật giải quyết tất cả mọi việc hoàn toàn tốt đẹp.
Chúng ta chưa biết quá khứ của mình và người thì có thể dùng cảm tính để biết. Nghĩa là tới chỗ nào hành đạo mà thấy người ta không cảm tình với mình, dù mình cố gắng làm gì đi nữa họ cũng không thương thì nên đi chỗ khác tu. Còn người đang quý mến, hết lòng hỗ trợ nhưng mình xử sự thế nào khiến họ ghét là tu theo tà đạo, không bao giờ thấy Như Lai.
Tu Bổn môn là lắng sâu vào tiềm thức, đi về quá khứ để biết mình từ đâu tới và biết được cùng tận ngọn nguồn của mình và muôn loài là thành tựu quả vị Phật.
(Bài giảng tại chùa Huê Nghiêm)
HT.Thích Trí Quảng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hãy từ bỏ những nghề tạo ra ác nghiệp
Kiến thức 19:30 04/11/2024Trong cuộc sống, mỗi người có một công việc, một nghề nghiệp riêng. Xét về phương diện tác nghiệp thì những nghề như đồ tể, đao phủ là những nghề tạo ra ác nghiệp, không có lợi ích cho tự thân ở đời này và đời sau.
Cách sám hối ngắn gọn súc tích Phật tử nên biết
Kiến thức 13:30 04/11/2024Phương pháp đọc các bài sám hối, để gọi là đọc đúng, đó là không quá chú trọng việc đọc, mà tập trung vào việc hiểu. Đọc chậm cũng được, đọc vấp cũng được, đọc đi đọc lại một câu, một đoạn cũng được....cốt yếu là để hiểu thật kĩ nghĩa của những lời sám hối đó.
Thực hành thiền Phật giáo
Kiến thức 11:40 04/11/2024Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.
“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”
Kiến thức 10:00 04/11/2024Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.
Xem thêm