Mọi vật đều Vô Thường
Bước chân vào đạo Phật, chúng ta được học các pháp đều vô thường. Khi thấu hiểu các pháp đều vô thường đó là chúng ta đã có một pháp trí.
Pháp trí này giúp chúng ta thấu hiểu trên thế gian không có một vật gì thường hằng, nhờ đó chúng ta không còn chấp ngã, không còn dính mắc, không còn tham đắm dù bất cứ một vật gì nên chúng ta giải thoát hoàn toàn. Chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Các ông hãy dừng cơn bi lụy, chớ ôm lòng buồn tủi, vì từ trời, đất cho đến người và vật không một ai sanh ra mà không chết, nếu các ông muốn cho pháp hữu vi không biến dịch, thì không thể có được”. (Trường A Hàm tập I trang 132)
Đúng vậy, quý vị hãy nhớ lời dạy này của đức Phật. Ngài dạy tất cả mọi người khổ là do không biết các pháp VÔ THƯỜNG nên ưu bi sầu khổ buồn tủi. Nhưng từ khi đức Phật dạy các pháp đều vô thường sao mọi người nghe đều hiểu biết như vậy mà mọi người vẫn khổ.
Đó là hiểu biết là hiểu biết, nhưng xả bỏ các pháp thế gian thì họ rất tiếc. Tại sao vậy? Vì họ không gan dạ, chí kiên cường không có nên không mạnh mẽ dứt khoát. Vì thế biết các pháp vô thường nhưng vẫn còn thấy thường hằng, còn dính mắc chấp ngã.
Muốn ra khỏi sự đau khổ thì ai cũng muốn, nhưng lìa bỏ các pháp thế gian thì không ai lìa được. Đức Phật biết chúng sanh khó dạy, nghe hiểu biết rồi để đó chớ không bao giờ làm theo lời dạy.
Từ ngày đức Phật ra đời đến nay là 2553 năm, tính vào năm 2009 dương lịch, mọi người đến với đạo Phật ai cũng biết các pháp vô thường, nhưng lại không buông bỏ. Có một bài kệ dạy buông bỏ rất hay:
“Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
Chớ giữ làm chi, có ích gì.
Thở ra chẳng lại còn chi nữa,
Vạn sự vô thường buông xuống đi!”
Theo như lời Phật dạy, dù chúng ta có muốn các pháp hữu vi không vô thường thì cũng không thể được, vì nó là các pháp VÔ THƯỜNG nên nó phải vô thường, không ai làm nó thay đổi được. Cho nên có những tôn giáo luyện thuốc trường sinh bất tử, mong muốn sống lâu, đấy là ảo tưởng của một số tôn giáo giàu tưởng tượng, sống trong tưởng. Tiên đạo của Trung Hoa có một vị nào trường sinh bất tử chưa? Hay chỉ lừa đảo mọi người, người tu theo Tiên Đạo thành ra hồn và xác? Thân ngũ uẩn này là pháp VÔ THƯỜNG, cái gì trong thân ngũ uẩn này là cái hồn, cái gì là cái xác. Khi chết đi thân ngũ uẩn tiêu hoại không còn một vật gì cả, vì nó là các pháp vô thường.
Do một số tôn giáo không thấu hiểu cho trong thân con người có linh hồn. Các nhà khoa học cũng đã tốn biết bao nhiêu công sức để khám phá linh hồn có hay không. Nhưng cuối cùng cũng chỉ hoài công vô ích mà thôi. Người nào thấy thật các pháp VÔ THƯỜNG là người chứng đạo bằng PHÁP TRÍ và TÙY TRÍ… Bởi, chỗ tâm BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ là chỗ sống của người chứng đạo. Chứng đạo của Phật giáo thật là đơn giản, người chưa tu tập cũng vẫn biết được tâm bất động.
Các tôn giáo tin có linh hồn là các tôn giáo giàu tưởng tượng, sống trong TƯỞNG, trong VÔ MINH không biết các pháp vô thường, đó là tự ôm vào lòng những sự khổ đau mà không biết.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm