Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 10/02/2023, 12:35 PM

“Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm”

Vì yêu theo bản năng nên người ta chỉ yêu những ai mang lại hạnh phúc cho mình, hễ ai đem đến hạnh phúc cho mình thì cứ yêu rồi tính sau. Đó gọi là tham lam. Mà khi đã tham lam rồi, sự không chung thủy rất dễ xảy ra.

Audio

Tình yêu thường không mang đến hạnh phúc thật sự, do con người khó tránh được nguyên tắc tâm lý: Khi yêu thì ta ích kỷ, ta hư, mà người được yêu bản ngã cũng tăng trưởng, họ cũng hư luôn.

Cũng vì vậy mà có một câu kết luận “xanh rờn”: “Yêu là khổ”. Bản chất của tình yêu là ích kỷ là như vậy, khác với tình thương yêu mà cha mẹ dành cho con cái, tình cảm này độ lượng hơn, mà càng đông con thì càng độ lượng vì tình thương chan rải ra nhiều đứa con hơn.

Hoặc người thầy thương được nhiều học trò của mình, tình thương của ông cứ chan rải ra, không ích kỷ. Hay người lãnh tụ với nhân dân cũng vậy. Một người lãnh tụ chân chính yêu thương đất nước, yêu thương nhân dân mình, tình thương trong lòng người đó cứ lớn mênh mông ra. Hoặc một bậc đạo sư yêu thương được tất cả tín đồ của mình thì tình cảm đó cũng chan rải ra, không có bản chất ích kỷ.

Tình yêu và ảo tưởng

18

Còn bình thường bản chất tình yêu là ích kỷ, hơn nữa còn có thêm tham lam. Vì yêu theo bản năng nên người ta chỉ yêu những ai mang lại hạnh phúc cho mình, hễ ai đem đến hạnh phúc cho mình thì cứ yêu rồi tính sau. Đó gọi là tham lam. Mà khi đã tham lam rồi, sự không chung thủy rất dễ xảy ra.

Trong bức thư pháp 14 điều Phật dạy có một điều: “Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm” Tại sao vậy?

Thật ra câu này chỉ dành cho người có đạo đức, tức là khi đã gieo tình cảm với ai rồi thì tự nguyện nhận cái trách nhiệm với người đó cả đời, chứ không nói đùa cho vui. Ví dụ có người nói: “Anh thương em”. Khi đã mở miệng nói câu đó rồi thì phải có trách nhiệm với cô kia suốt đời.

Vì vậy câu nói “Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm” là nói cho người có đạo đức, còn người không có đạo đức thì cứ nói lời thương yêu thoải mái nhưng không có trách nhiệm, thì tình cảm của họ chắc chắn không chân thật. Nên người có đạo đức khi đã gieo tình cảm rồi thì có trách nhiệm, cái trách nhiệm này tuy làm họ mệt mỏi, cực khổ nhưng rồi sẽ có phước phần về sau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Thế Tôn đang có mặt

Kiến thức 15:30 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”.

Giá trị thực tiễn của ngôi chùa

Kiến thức 13:15 05/05/2024

Hơn 2000 năm nay, thực tế đã chứng minh ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là biểu hiện cụ thể của kiến trúc Phật giáo mà còn gắn liền với hồn cốt, văn hóa dân tộc, là nơi truyền bá tư tưởng đạo đức, phản ánh phong tục, tập quán, nếp sống tinh thần của người dân qua từng giai đoạn lịch sử.

Đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người

Kiến thức 10:37 05/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng giác.

Bất diệt trong sinh diệt

Kiến thức 09:20 05/05/2024

Đạo Phật, trái lại, lại phát huy cho ta thấy trong cái thân thể sinh diệt vô thường có cái bản tánh vô thượng bất sinh diệt. Đạo Phật đã phát huy bản tánh ấy bằng cách căn cứ ngay với giác quan thô cạn chứ không xa xôi đâu khác.

Xem thêm