Một chút lửa sân đốt tan cả rừng công đức
Có trường hợp, vì giận hờn chúng ta bỏ ngang những công đức mà mình đang theo đuổi, có nghĩa là quả báo lành ở vị lai cũng sẽ gãy ngang. Trong khi đó, trong đạo Phật của chúng ta, hạnh nguyện nào cũng phải đạt đến vô lượng, vô biên, đến tuyệt đối.
Chúng ta thường nghe: “Một chút lửa sân đốt tan cả rừng công đức”. Trong cuộc sống, chúng ta làm phước rất nhiều, nhưng chỉ vì một lúc nổi sân, làm một việc quá đáng, gây thành cái tội, bao nhiêu phước chúng ta đã làm cũng trở nên vô nghĩa.
Ví dụ, có một người không biết giận điều gì, châm lửa đốt nhà. Hậu quả là không chỉ nhà ông cháy mà mấy chục căn nhà bên cạnh cũng hóa thành tro bụi. Chỉ một chút nóng giận, người ấy đã gây nên nghiệp quá lớn. Bản thân kẻ đó không biết tạo phước, lại gánh thêm tội nặng vì đã làm cho bao nhiêu người rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất, họ phải trả nợ ấy cho đến kiếp nào mới xong? Sự giận dữ có thể gây nên hậu quả rất nghiêm trọng, bởi vậy, chúng ta phải hết sức cẩn thận, phải biết kiềm chế bản thân mình.
Tu đạo tuyệt đối tránh tâm sân hận
Có khi chỉ một lời nói ác, chúng ta cũng làm mất hết công phu tu tập từ lâu. Đó là trường hợp buông những câu thề, những lời nguyền rủa xúc phạm đến người khác trong khi bực bội.
Có một người mới xuất gia, khi nói về lý tưởng tu hành của mình, người ấy thề rằng: Vào chùa tu mà hoàn cảnh không đàng hoàng là quay về liền. Đúng ra, người ấy không nên nói như vậy mà phải thề rằng: “Dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào, mình cũng phải giữ vững lòng tu”. Những người như vậy không tu được bao lâu. Đúng là sau đó người ấy đã hoàn tục theo lời thề không hay đó.
Có trường hợp, vì giận hờn chúng ta bỏ ngang những công đức mà mình đang theo đuổi, có nghĩa là quả báo lành ở vị lai cũng sẽ gãy ngang. Trong khi đó, trong đạo Phật của chúng ta, hạnh nguyện nào cũng phải đạt đến vô lượng, vô biên, đến tuyệt đối. Tu theo đạo Phật là chúng ta đi tìm cái tuyệt đối, đi tìm cái vô lượng vô biên ấy. Tích lũy phước cũng vậy. Chúng ta phải tích lũy đến khi không còn giới hạn nữa, phải đi tìm mãi hết kiếp này sang kiếp khác, đừng bao giờ cho là đủ.
Nếu đang làm việc tốt, vì một phút giây nóng nảy, giận dữ mà chúng ta không tiếp tục nữa là chúng ta đã ngừng lại công đức, đã không đi đúng con đường của Phật Pháp. Phật được xưng tụng là lưỡng túc tôn, phước và huệ là vô biên. Đi trên con đường của Ngài, chúng ta cũng phải đi đến vô cùng, làm việc gì cũng phải làm đến viên mãn, đến không còn giới hạn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm