Một lần viếng chùa ông Mẹt
Chùa ông Mẹt thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, và hiện là nơi đặt Trường trung cấp Phật học Nam tông Khmer. Ngày 3 tháng 3 năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 834/QĐ - BVHTTDL công nhận chùa Ông Mẹt là di tích cấp Quốc gia.
>>Những ngôi chùa Việt độc đáo
Trích từ điển mở bách khoa toàn thư (Wikipedia): "Chùa Ông Mẹk (លោកតាមាស" Lokta Meas)" tại Việt Nam do phát âm không được từ Ta Meas nên gọi là Ông Mẹt. Chùa chính thức theo tiếng Khmer là Bodhisálaràja, còn có tên gọi khác là chùa Kom Pong); tọa lạc ở số 50/1 đường Lê Lợi, thuộc phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
Đây là một ngôi chùa rất cổ ở Trà Vinh. Theo lời truyền kể thì chùa được tạo dựng đầu tiên vào khoảng năm 642 tại khu vực gần sân vận động tỉnh bây giờ. Đến khoảng năm 711, chùa mới được dời về vị trí hiện nay.
Ngôi chùa hiện nay có diện tích 12.900 m2. Chính điện được trùng tu vào những năm đầu của thế kỷ 20. Đây là một tòa nhà hình chữ nhật, mặt quay về hướng Đông, tọa lạc trên nền cao tam cấp. Mái chùa lợp ngói và có ba lớp. Mái trên cùng dốc hơn các mái kia. Các góc đầu đao của mái đều có đuôi rồng cao vút uốn lượn. Giữa các cấp mái có rèm che mưa, che nắng làm bằng gỗ, chạm khắc hoa văn. Trên các bờ dãy giáp mí của mái là các con rồng (phu chông) nằm dài. Ở các đầu cột ngoài hành lang chùa đều có tượng vũ nữ Kaynor dang tay chống đỡ mái ngói. Cột, kèo, xiên, đòn tay, la phông...ở ngôi chính điện đều bằng gỗ quý sơn son thếp vàng và chạm khắc hoa văn hết sức công phu, sắc sảo với nhiều đề tài khác nhau. Trên vách có vẽ các tranh phân kỳ sự tích Phật Thích Ca. Trên mái có đắp hình tượng rồng rất độc đáo. Như bao ngôi chùa thuộc hệ phái Nam tông Khmer khác, bên trong chính điện chùa Ông Mẹt cũng thờ duy nhất Phật Thích Ca.
Ngoài ngôi chính điện, trong khuôn viên chùa còn có thư viện được xây dựng năm 1916, theo kiểu nhà sàn, quay mặt về hướng Đông, hai đầu có cầu thang lên xuống. Thư viện được chia làm ba gian: gian chính dùng để trưng bày sách; hai gian hai bên dùng để đọc. Sàn thư viện được làm bằng gỗ quý. Các chân cột được xây gạch bên dưới để tránh mối mọt, ẩm. Các đầu cột và xiên bên trong được chạm khắc hoa văn và sơn son thếp vàng. Đầu hồi ở phía tây chạm khắc hoa hướng dương, đầu hồi ở phía đông là hai sư tử cầm dù che mâm để kinh sách. Đặc biệt, ở gian chính có bức bình phong gỗ là tác phẩm mỹ thuật độc đáo. Trải qua thời gian, ngôi chùa được trùng tu sửa chữa trùng lần, nhưng hai công trình trên (chính điện và thư viện) vẫn giữ được giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật.
Để tạo điều kiện tốt cho quý sư ở các nơi về chùa tu học, năm 2001, chùa xây dựng thêm ngôi Tăng xá Đại Đoàn Kết".
Tôi đến viếng chùa ông Mẹt bằng ô tô khách theo hướng từ Bạc Liêu, theo tỉnh lộ. Từ chỗ nghỉ ở nhà khách chùa Lưỡng Xuyên cạnh bên trên đường Lê Lợi, nương theo hàng sao vút cao, nhẹ chân viếng cổ tự Khmer khi chiều đã buông.
Cổ tự tọa trên diện tích rộng ở tỉnh lỵ, "tích hợp" một trường trung cấp phật học Pali tương tự chùa Lưỡng Xuyên có trường trung cấp phật học cạnh bên của Trà Vinh. Được bao bọc bởi tường thành kiên cố tiếp giáp bốn cung phố và có những tán cây xanh vút cao che mát, chùa ông Mẹt khiến khách hành hương lần đầu như tôi ngẩn ngơ...
Chính điện trên nền cao, tường dày, các bậc thang vững chãi và bên trong linh thiêng, tượng Phật sắc sảo trầm mặt mang đậm đà phong cách điêu khắc Khmer. Từ chính điện, buông ánh nhìn xung quanh tiếng ì ào nho nhỏ của đời sống đô thị vọng vào không phá vỡ được bước thời gian nhẹ nhàng của không gian thiền môn, bóng áo cà sa, nhịp chỗi lao tác, và các đóa sen rung rinh trong hồ con con bệ thánh tượng lộ thiên....
Chùa ông Mẹt hội tụ phong cách đặc sắc của nền văn hóa khmer, một biểu trương của hệ phái Nam Tông Khmer Nam Bộ trên tiến trình lịch sử phật giáo vùng. Ở đất thiêng Trà Vinh, nơi tập trung số lượng chùa Nam Tông Khmer, ba cổ tự và cũng là đại tự: chùa Âng, chùa Hang và chùa ông Mẹt, trong đáy chùa ông Mẹt được các tư liệu sử ghi nhận cổ nhất, có sớm hơn chùa Âng mấy trăm năm! Xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ thứ VII theo Tây Lịch, từng giọt không khí từng vuông đất nhỏ đã thành cổ tích...
Một vị cư sĩ tự hào nhấn mạnh với tôi về việc chùa được ghi nhận là di tích lịch sử quốc gia, còn các cô dì bán hàng bên bờ tường thành bên hông chùa lại cười nói về chuyện người Kinh Việt hóa tên chùa Khmer thành một danh từ gần gũi: Chùa ông Mẹt!
Chuyến đi của tôi may mắn viếng đủ ba ngôi cổ tự: chùa Ông Mẹt, chùa Âng và chùa Hang. Nhưng dư vị cảm xúc tâm linh về ngôi chùa Khmer trên đường Lê Lợi thực khó nguôi trong lòng và không hề dễ diễn tả...Vài dòng kỷ niệm, cũng mấy năm rồi.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật
Chùa Việt 15:18 19/11/2024Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.
Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai
Chùa Việt 09:00 19/11/2024Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa
Chùa Việt 16:47 18/11/2024Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.
Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang
Chùa Việt 08:50 18/11/2024Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.
Xem thêm