Thứ năm, 09/05/2024, 10:14 AM

Mùa ngát hương đàm

Hằng năm, cứ vào dịp đến những ngày tháng tư âm lịch, lòng tôi lại dâng lên một niềm hân hoan khôn tả; niềm vui ấy chính là khoảnh khắc đón chờ đến ngày Phật đản, ngày Đức Phật ra đời mang Ánh Đạo Vàng soi chiếu xuống cỏi trần gian.

Bảy đóa sen vàng nâng gót tịnh 

Đón mừng Bồ Tát xuống trần gian

Vườn Lâm chợt thấy hoa đàm nở

Muôn vạn tin vui trổi nhịp đàn.

Cứ mỗi dịp đọc lên bốn câu thơ ấy, tôi lại liên tưởng đến một khung cảnh huy hoàng khi Đức Phật giáng sanh vào trần thế. Càng suy tưởng tôi lại càng ước ao và tự nhủ thầm, ước chi mình cũng được sống trong những giây phút ấy để tận mắt chứng kiến Đức Phật khi mới sinh ra bước đi trên bảy đóa hoa sen, tay chỉ trời, tay chỉ đất với hai dòng nước mát lạnh tắm gội lên kim thân của Ngài, cùng với muôn vạn đóa hoa thơm, muôn ngàn lời ca đẹp hòa quyện với muôn triệu thanh âm và lòng thành kính của muôn loài đồng thanh dâng lên tán tụng.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

  Phật về mở cửa vô minh

Khơi dòng suối mát nối tình chúng sanh

Phật về cho đất thêm lành

Cho cây thêm nhụy, cho cành trổ bông.

Quả thật, không phải là sự ngẫu nhiên mà cả trời người đều hướng vọng về Ngài khi Ngài giáng thế mà chính oai đức của Ngài đã có sự cảm ứng lay chuyển đến cả trời người và đó cũng là một điềm lành báo trước với những điều tốt đẹp mà Ngài sẽ mang đến cho cuộc đờivà muôn loài chúng sanh. Chính vì vậy khi Phật Đản trở về không ai bảo ai người nào cũng muốn thể hiện lòng thành tri ân đối với đấng cha lành cao cả.

Nếu vào những ngày tháng tư âm lịch ta có dịp dạo quanh các ngôi chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp một hình ảnh Đức Phật sơ sinh đang ngự tọa trên đài sen của lễ đài và xung quanh là băng-rôn cờ xí rợp trời với nhiều biểu ngữ như: 

Thánh Ma Gia mộng ứng điềm lành, 

Vua Tịnh Phạn phước sanh con thảo 

Hay như:

Hạnh phúc thay Đức Phật giáng sinh

Hạnh phúc thay Giáo pháp cao minh

Hạnh phúc thay Tăng già hòa hợp

Hạnh phúc thay Tứ chúng đồng tu.

Thật là thiếu sót nếu ta là người Phật tử khi Phật đản về mà mình không được hòa mình vào không gian lễ hội, không được chắp tay đứng dưới đài sen chiêm ngưỡng Đức Phật sơ sanh, không được xưng tán danh hiệu về cuộc đời và công hạnh của Đức Từ Phụ, không được lấy nước thơm tắm lên kim thân của Ngài thì quả thật ta đã đánh mất một cơ hội quý báu đi qua trong cuộc đời của mình.

Tôi còn nhớ rất rõ trong một đêm tắm Phật, khi khóa lễ chưa bắt đầu thì đã có một trận mưa đổ xuống. Tôi rất lo không biết với tình cảnh thế này thì có ai chịu đến chùa dự lễ không. Nỗi lo ấy thoáng chốc được thay thế bởi sự vui mừng xen lẫn niềm xúc động khi thấy trời vẫn còn mưa nặng hạt mà Phật tử lớn bé, đội gió đội mưa đến chùa dự lễ. Khi chứng kiến cảnh tượng những cụ già tuổi ngoài 80 lần bước lên từng bậc cầu thang tắm Phật, rồi những em bé theo sau chân mẹ mủm mỉm tay cầm gàu nước tắm lên Đức Phật sơ sinh trong mới đẹp làm sao.

Phật đản về con thành tâm tưởng niệm

Đức cha lành thị hiện độ sanh

Đây là dòng nước tịnh thanh

Với hương hoa với cả lòng thành

Xin dâng cúng Đức Từ Tôn ba cõi.

Quả thật, khi chứng kiến những khung cảnh ấy thì lòng ai mà không khỏi dâng lên một niềm xúc động quý kính đối với Đức Cha Lành và tấm lòng thiết tha của hàng Phật tử.

Trong mỗi chúng ta khi mở mắt chào đời chắc cũng đã từng được mẹ lấy nước thơm tắm lên thân thể mình, đó là cả một nguồn tình thươngmà mẹ đã dành tặng cho người con yêu quý của mẹ và lúc đó chắc ta sẽ cảm thấy hạnh phúc lắm. Nhưng ở đây tôi thấy không chỉ có một bà mẹ mà có đến hàng trăm hàng ngàn bà mẹ cùng với mọi thành phần lứa tuổi khác nhau và còn biết bao con người khắp nơi trên hành tinh này đang hướng vọng về Ngài để thực hiện những nghi thức  cao quý ấy nhằm dâng lên cúng dường Đức Từ Phụ. 

Nếu như Ngài không phải là một bậc tôn quý, không phải là đóa hoa thơm trong vườn hoa nhân loại thì cuộc đời này đâu dành cho Ngài sự tôn sùng đến vậy. Sự thực ấy đã được chứng nghiệm quá rõ ràng qua bức tranh về cuộc đời vĩ đại của Ngài kể từ lúc Ngài hiện hữu trên cuộc đời này, đến tuổi trưởng thành rời bỏ hoàng cung ra đi tìm đạo, rồi 49 năm vân du hóa đạo, cho đến giây phút cuối cuộc đời giã từ ra đi thì lúc nào tâm từ của Ngài đều trùm khắp để ban rải pháp mầu nhằm mang đến cho muôn loài chúng sanh có được một đời sống bình an hạnh phúc.  

Giờ phút này dưới bệ Phật đài khói hương trầm xông tỏa con xin chắp tay hướng vọng lên Ngài, một hình ảnh Đức Phật sơ sinh đầy phước tướng trang nghiêm, xin Ngài dủ lòng từ chứng minh cho lời khấn nguyện:

Chắp tay thành kính thiết tha

Hướng về giáo chủ Thích Ca Phật Đà

Cũng vì hạnh nguyện lợi tha

Ngài vào trần thế để mà độ sanh

Con xin tiếp bước Cha lành  

Thắp đèn trí tuệ chúng sanh nương nhờ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm