Mười câu chuyện bố thí và cúng dường mà bạn nên đọc
Ngoài tâm chân thành ra, điều quan trọng của việc bố thí là bố thí có suy tư kỹ lưỡng, bố thí những vật cần dùng, và bố thí có nghĩ đến tương lai.
> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Cúng dường
Ngày nay, cảnh khổ bàng bạc khắp muôn nơi, vì chiến tranh, xung đột, thiên tai do tham sân si, đố kỵ, hơn thua, được mất của biết bao nhiêu phàm nhân trong thế giới vật chất khắc nghiệt xô bồ khó chịu này mà ra. Nhan nhản người khốn khó đang ngày đêm trông chờ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân bằng tịnh vật và tịnh tài để sống qua cơn bỉ cực.
Nếu trong hoàn cảnh bỉ cực này của tha nhân, những ai có lòng từ mẫn chân thành chia sẻ tịnh tài hay tịnh vật dù ít dù nhiều tùy khả năng, thì việc bố thí nầy được xem như là Quảng Đại Tài Thí, như đã được Như Lai dạy trong Trung Bộ Kinh – 142: Phân Biệt Cúng Dường (Pali) như sau:
Ai xuất ly tham ái
Bố thí không tham ái,
Vật thí được đúng pháp.
Với tâm khéo hoan hỷ,
Với lòng tin vững vàng,
Vào quả lớn của nghiệp,
Ta nói bố thí ấy
Là quảng đại tài thí.
Ngoài tâm chân thành ra, điều quan trọng của việc bố thí là bố thí có suy tư kỹ lưỡng, bố thí những vật cần dùng, và bố thí có nghĩ đến tương lai, ba trong năm pháp được Thế Tôn xác định trong Trung Bộ Kinh, số 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, về người chân chính bố thí như người chân chánh như sau: “Bố thí một cách lễ độ, bố thí với tự tay, bố thí có suy tư kỹ lưỡng, bố thí vật cần dùng, bố thì có nghĩ đến tương lai.”
Liệu việc giúp đỡ của mình có mang lại lợi ích cho người nhận hay không? Bố thí vật như thế có thiết thực hay không? Việc làm như vậy có mang lại lợi ích lâu dài cho người cần được giúp đỡ hay không? Bằng cách nào có thể mang lại lợi lạc cho người khốn khổ?, là những câu hỏi người làm từ thiện thường hay nêu ra để tìm câu trả lời thích đáng nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho tha nhân.
Lại nữa, tại sao chúng ta bố thí? Vì thông cảm và thương xót trước nỗi đau khổ của hữu tình mà bố thí, hoặc bố thí để trang nghiêm tâm, đặc biệt bố thí cầu diệt độ, bố thí cầu vô thượng bồ đề, và mong cầu cho tất cả hữu tình trong hết thảy pháp giới sớm lên bờ giác, thoát khỏi khổ đau, và sớm trọn thành Phật đạo, thì việc bố thí như thế sẽ mang lại kết quả đại vinh quang, quả báo không thể tính kể.
Nhân đây, Tâm Tịnh xin giới thiệu mười câu chuyện bố thí được trích từ trong Tiểu Bộ Kinh Nikàya ngõ hầu giúp chư đạo hữu có thêm tư liệu tham khảo về hạnh bố thí cúng dường, pháp tu phổ quát của các Phật tử ngày nay. Qua đó, tùy duyên có thể ứng dụng mang lại lợi ích tha nhân và cho bản thân.
Tập sách được chia thành ba chương chính:
Chương I: Bố thí, cúng dường và quả đức có được gồm bốn câu chuyện.
Chuyện thứ nhất kể về hạnh bố thí của bốn thợ dệt: Họ chia hoa lợi thành năm phần bằng nhau trong đó dùng một phần để bố thí. Quả đức có được rất kỳ đặc - Cả bốn thợ dệt tái sinh luân lưu vô số kiếp trong dục lục thiên như được đúc kết bằng những vần kệ cảm tác sau:
Thợ dệt bốn người cùng buôn bán
Ở Thành Ba Nại khéo phân chia
Năm phần hoa lợi đều không khác
Mỗi phần mỗi vị không kém hơn
Còn lại phần kia dùng bố thí
Làm lợi cho đời bớt khổ đau
Thiên thần bốn vị được gọi tên
Tứ Thiên, Đao Lợi Dạ Ma Thiên
Đâu Suất, Hóa Lạc Cõi Tự Tại
Qua lại thiên dục vô số kiếp
Là nhờ hạnh lành, thí phần kia!
Chuyện thứ hai kể về một gia tộc bố thí với kết quả đại vinh quang: Sáu đời trong dòng tộc đều sinh thiên, làm Thiên Đế Thích, làm Nguyệt Thần, Nhạc Thần ….như được mô tả bằng những dòng kệ cảm tác sau:
Năm đời bố thí của Tiền Nhân
Sa-kha, Can-da, Su-ri-ya[1]
Thiên Xa, Nhạc Thần đầy vinh hiển
Cõi Trời Đao Lợi khúc ca vui
Đến đời thứ sáu kẻ keo kiệt
Đập phá thí đường đánh người xin
Thiên Chủ Đế Thích liền quở trách
Bốn vị vương thần lắc đầu chê
Tiện nhân tham của ngu si quá
Chết sa đường ác chịu khổ hoài
Chuyển tâm bố thí như Tiền Bối
Lai sinh thiên giới gọi tên người.
Chuyện thứ ba kể về nàng Malli cúng dường Phật Thích Ca ba phần cháo sữa, và được làm chánh hậu của nước Kosola ngay trong một ngày:
Malli mười sáu hiền lương
Hương thơm diễm lệ, con người buôn hoa
Thảnh thơi dạo bước Vườn Hoa
Chơi đùa cùng với tố nga như nàng
Thật may gặp Đức Thích Ca
Hào quang sáng chói, Tăng đoàn vây quanh
Malli chân thiện kính dâng
Ba phần cháo sữa trong bình thêu hoa
Như Lai mỉm cười nói ra
Phước phần dâng cúng cho ra quả liền
Quốc gia vương hậu tưng bừng
Ko-so-la quốc ngay trong một ngày.
Chuyện thứ tư kể về chàng trai nghèo đi làm mướn cúng dường bốn phần cháo sáng cho bốn vị Phật Độc Giác. Kết quả đời sau tái sinh được làm Vua đại vinh hiển:
Nhà nghèo không tiền đi làm mướn
Ở thành Ba Nại thời Bra-ta
Dâng phần cháo sáng cúng dường Phật
Độc Giác bốn vị các phần riêng
Mong cho phước phần mai sau sẽ
Mãi luôn tái sanh cảnh không nghèo
Mong cầu quả vị Chánh Đẳng Giác
Cứu thế độ đời hết khổ đau
Hân hoan nhớ mãi phút giây ấy
Hết đời làm mướn được làm vua
Ở Thành Ba Nại Bra-dat-ta
Phước duyên nhớ lại cúng dường Phật
Trị quốc công minh thập vương pháp
Tinh cần bố thí không nghỉ ngừng
Cúng dường thanh tịnh bậc hiền nhân
Toàn dân hưởng ứng lời vua dạy
Mãn phần tái sanh khắp cõi Thiên.
Chương II: Những tấm gương bố thí- gồm bốn câu chuyện và một bài đọc thêm:
Chuyện thứ năm kể về tấm gương bố thí của hai vợ chồng triệu phú: bài học về chánh tinh tấn trong việc bố thí, nhịn đói bảy ngày liên tục để bố thí khiến cho Thiên Chủ và thiện thần phải kinh ngạc.
Chuyện thứ sáu là tấm gương bố thí của cư sĩ Cấp Cô Độc cho thấy tín tâm bất động vào ngôi Tam Bảo tối thượng, và tâm hân hoan cúng dường Phật và chư Tăng không gì lay chuyển, khiến ác thần phải khiếp sợ.
Chuyện thứ bảy là một câu chuyện kể về hạnh cúng dường của một gia chủ cho Độc Giác Phật cho dẫu ác ma hù dọa với cảnh địa ngục bày ra trước mắt.
Chuyện thứ tám kể về chuyện cúng dường thực phẩm đúng cập bậc. Cuối phần này là bài đọc thêm, kể về gương cúng dường và bố thí ‘vô tiền khoáng hậu’ của vua Giới Nhật qua Đại Thí Trường Vô Già trong 75 ngày liên tục trước khi ngài Huyền Trang trở về cố quốc, như được cô đọng bằng những lời kệ sau:
Giới Nhật làm vua vinh hiển hách
Mười tám quốc độ cõi Diêm Đề
Hân hoan chính sách cai trị quốc
Bằng thập vương pháp bậc hiền nhân
Quý ngôi Tam Bảo theo lời Phật
Làm Đại Thí Trường Vô Già Thí
15 dặm trường bến sông Hằng
Cúng dường bố thí bảy báu vật
Cùng kho lương thực vải gấm hoa
Bảy mươi lăm ngày không ngừng nghỉ
Cho đến không còn sót vật chi
Cởi bỏ vương miện nhẫn đeo tay
Hoàng bào nai nịt vòng trang sức
Bố thí cho người hết thảy luôn
Hân hoan khấn nguyện thập phương hướng
Xin gửi tất cả vào không gian
Thiện thú lai sinh có tên người!
Chương III: Phẩm vật cúng dường gồm hai câu chuyện:
Chuyện thứ chín - Cúng dường cơm cháy được sinh thiên.
Chuyện thứ mười – Cúng dường mè được sinh thiên.
Hy vọng tập sách nhỏ này mang lại nhiều điều bổ ích cho quý bạn.
Nguyện đem công đức này
Hướng về chúng sanh khắp pháp giới
Đồng sanh cõi Cực Lạc!
Tâm Tịnh giới thiệu và cẩn tập
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?
Kiến thức 15:37 24/11/2024Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.
Tứ ân là gì?
Kiến thức 14:50 24/11/2024Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.
Niệm Phật chính là tích đức
Kiến thức 09:21 24/11/2024Tích đức bằng cách nào? Niệm Phật chính là tích đức. Tích đức lớn, tích đức lớn lao viên mãn, tích đức lớn của thế xuất thế gian, không thể không biết điều này, ngày đêm không được gián đoạn.
Xem thêm