Năm chánh hạnh của người Phật tử đến chùa
Phải chăng mục đích đi chùa là để cầu phúc lộc? Nếu cầu mà được thì chúng tôi, những người tu sĩ sống trong chùa không phải đi khất thực và chắc chắn sẽ cầu xin thoát li quy luật cuộc đời đó là già, bệnh, chết…
Vào chùa cần làm gì cho phù hợp?
Khi bước chân vào cổng chùa, người Phật tử đã có tâm cung kính những bậc cao thượng, lạy Phật hạ mình là có tâm khiêm tốn, dọn dẹp, lau chùi là do có tâm phục vụ, dâng cúng vật dụng, y áo, thuốc men là do có tâm cúng dường bỏ tham ái... và thường nương tựa Phật - Pháp - Tăng.
Đây là năm chánh hạnh của người Phật tử đến chùa:
1. Nguyện giữ 5 điều đạo đức (ngũ giới), tự mình sẽ cố ý tránh xa việc sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, dùng chất kích thích để đem lại an toàn cho mình và mọi người xung quanh.
2. Tụng kinh: Kinh dạy sự yêu thương, chia sẻ, nhường nhịn, dạy những chân lý cuộc đời cần thẩm định, dạy sự thay đổi chính mình để đời này đẹp hơn, dạy sự buông bỏ những dính mắc, phiền lụy, dạy sự an vui trong hiện tại bằng lòng biết đủ...
3. Tu tập thiền: Các thời tu tập như niệm Phật, ngồi thiền Định, thiền hành là để lắng tâm, để cột cái tâm "con khỉ" của mình vào hiện tại, không bất an, sợ hãi hay nghĩ về quá khứ, tương lai. Dần dần người hành thiền với tâm an ổn sẽ bước vào quá trình thanh tịnh tâm bằng cách tự mình quán chiếu với trí tuệ. Người thực hành thiền tuệ sẽ tự mình chuyển hóa nội tâm hướng đến cuộc sống an lạc và hài hòa; nhờ vậy họ sẽ góp phần xây dựng đời sống xã hội trở nên lành mạnh, an bình và thịnh vượng hơn.
4. Nghe giảng pháp: để hiểu và để được định hướng cuộc sống giữa biển đời đang quá nhiều hỗn loạn như hiện nay.
Vào chùa thắp hương như thế nào cho phù hợp?
5. Hồi hướng chia phước: Đây là hành động xuất phát từ việc hiểu biết nhân - quả, khi việc thiện mình làm được mình và người khác hoan hỷ thì điều thiện đó sẽ có năng lực lan tỏa, truyền rộng ra...
Đi chùa không để biến Phật thành ông thần cầu gì được đó, không vì được an ổn nhất thời hay theo xu hướng đám đông, không xin sỏ hay hối lộ...
Nếu đức Phật nói Ngài là thần linh thì hãy đến chùa cầu khẩn...
Nếu đức Phật nói Ngài là Đạo Sư (là vị thầy) thì nên đến chùa để học, để tu và hoàn thiện chính mình...
Kiếp nhân sinh thời gian hữu hạn, nhận thức đúng (Chánh Kiến) và hành động đúng (Chánh Nghiệp) ta sẽ không mất thời gian và hối tiếc về sau...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Xem thêm