Vào chùa học ăn chay
Trong guồng sống hối hả, ngày càng có nhiều người tìm tới ăn chay nhằm thay đổi hương vị bữa ăn. Việc ăn chay không còn nằm trong quan điểm của Phật giáo, mà từ ngẫu hứng, rất nhiều người đã dần đam mê ăn chay.
Thực đơn ăn chay trường đủ chất mà Phật tử nên biết
Ăn chay là một bài thuốc
Mắc bệnh rối loạn nội tiết từ lâu, Ánh Tuyết (39 tuổi, Hà Nội) - Chủ nhiệm CLB Ăn chay Hà Nội thường xuyên phải nhập viện để điều trị chứng băng huyết.
Kể từ khi chuyển sang ăn chay trường, Tuyết cảm thấy có sự chuyển biến trong cơ thể, bệnh tình dần thuyên giảm và tinh thần thì nhẹ nhõm hơn nhiều. Những ngày rảnh rỗi, Tuyết tranh thủ đi lễ chùa Vân (Gia Lâm, Hà Nội) rồi nghe sư thầy Thích Đàm Hợp chia sẻ về cách ăn chay trường tốt cho sức khỏe.
Với mong muốn lan tỏa những lợi ích của phương pháp ăn chay tới mọi người, Ánh Tuyết đã đề đạt nguyện vọng với sư thầy Thích Đàm Hợp, tổ chức một lớp dạy nấu đồ chay ngay tại chùa Vân để mọi người có cơ hội học hỏi, tham khảo thêm các món ăn chay cho bữa ăn thêm phong phú.
“Tôi nảy ra ý tưởng này vào khoảng hơn một năm trước, ban đầu tôi chỉ mời gọi các bạn bè và người thân của mình tới chùa học vào mỗi cuối tuần. Sau đó dần dần ý tưởng này được mọi người hưởng ứng và chia sẻ thông tin lên Facebook”, Tuyết nói.
Những ngộ nhận về ăn chay trong cuộc sống hiện đại
Khi tới tham dự lớp học, các “học viên” không phải đóng bất cứ khoản phí nào. Các nguyên liệu đều được chuẩn bị sẵn từ vườn rau trong chùa, các món ăn rất đa dạng từ nấu canh, làm tương miso đến các món thức ăn cầu kì… Mỗi món ăn đều được sư thầy Thích Đàm Hợp giảng giải về công dụng, cách chế biến sao cho cân bằng dinh dưỡng.
Ở độ tuổi gần 70, sư thầy Thích Đàm Hợp vẫn hết sức khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Cứ mỗi sáng, bài tập thể dục buổi sáng của thầy là những bước chân dẻo dai ra vườn rau, chăm bón, tưới tắm chúng… Những khóm tía tô, giàn bí, luống đậu bắp… cứ thế lớn nhanh như thổi không cần thuốc tăng trưởng, chẳng khác nào những khu vườn hữu cơ ở các vùng chuyên canh rau sạch ngoại thành.
“Sáng nào tôi cũng phải tưới rau, chăm bón như một thói quen khó bỏ” - sư thầy cười nói. “Vườn cây này đủ để tôi trồng nhiều thức cây mình muốn, hoa màu để tôi cùng các Phật tử thu hoạch, làm đồ chay rồi biếu mọi người mang về…”.
Sư thầy Thích Đàm Hợp chia sẻ: "Khi con người bị bệnh là lúc cơ thể mất cân bằng, một trong những lý do chính là nguồn thức ăn mà chúng ta dung nạp mỗi ngày. Dù là bữa mặn hay bữa chay, ta cũng phải kết hợp hài hòa các nguyên liệu để có đủ âm và dương".
Hơn 20 năm đọc các tài liệu chuyên về ăn chay và dinh dưỡng, sư thầ,y Thích Đàm Hợp cho rằng mỗi món ăn lại là một bài thuốc, nhưng ăn uống phải có tỷ lệ nhất định.
“Khi con người bị bệnh là lúc cơ thể mất cân bằng, một trong những lý do chính là nguồn thức ăn mà chúng ta dung nạp mỗi ngày. Dù là bữa mặn hay bữa chay, ta cũng phải kết hợp hài hòa các nguyên liệu để có đủ âm và dương”, sư thầy chỉ bảo cặn kẽ.
Những nghệ sĩ Việt nguyện ăn chay trọn đời
Thế nhưng theo sư thầy, khi ăn không nhất thiết phải quá chú trọng vào việc chọn món gì, chế biến như nào, mà là cách ăn. “Chưa cần bàn tới ăn theo phương pháp gì, phải nhớ rằng cơ thể có tận dụng được hết chất dinh dưỡng hay không lại do cách mình ăn. Những chuyện tưởng như nhỏ nhặt như cách nhai cũng là một điều phải để tâm nếu muốn khỏe mạnh”.
Ngày nay, càng có nhiều người tìm tới ăn chay như một phương pháp chữa bệnh, còn theo sư thày Thích Đàm Hợp, đó chỉ là bước đầu để cải thiện chất lượng sống.
“Trong các khóa dạy nấu đồ chay, ngoài việc chỉ dẫn cho các Phật tử cách chọn nguyên liệu và chế biến, tôi luôn cố gắng giảng giải các triết lý của Đạo Phật để mọi người ngộ ra rằng chuyện ăn uống chỉ là cái bên ngoài. Ta cần phải tu sửa bên trong mình, giải tỏa hết những phiền muộn trong lòng thì mọi phiền não sẽ tan biến”, sư thày chỉ ra.
Chia sẻ về mục đích mở ra lớp học nấu đồ chay, sư thầy Thích Đàm Hợp cho biết đã từng đến rất nhiều bệnh viện để làm từ thiện, chứng kiến nhiều cảnh bệnh tật đau lòng, sư thầy nảy sinh mong muốn chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của mình để giúp mọi người xung quanh cải thiện sức khỏe: “Trong thời buổi này, ai cũng có thể mắc bệnh. Tôi quan niệm rằng cho người ta con cá không bằng cho họ cần câu, chỉ dẫn người ta cách ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng ấy mới là cách tốt nhất để làm việc thiện”.
Đi tìm sức khỏe đã mất
Gặp Dẫn ở chùa Vân, một chàng trai 27 tuổi quê Nam Định, mọi người khó mà tin được một thanh niên cao lớn, trẻ trung lại đang mang trong mình căn bệnh ung thư máu ác tính.
Dẫn kể không biết mầm bệnh có trong người từ khi nào, chỉ biết dạo gần đây khi ăn uống đột nhiên thấy chảy máu chân răng, cắn miếng hoa quả cũng thấy đau lợi.
Đi khám nhiều nơi vẫn không ra bệnh, cuối cùng Dẫn lặn lội một mình tới Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, sau nhiều lần xét nghiệm, cuối cùng anh nhận được kết quả ung thư máu. Với một người còn trẻ, lời nói của bác sĩ khi đó như “sét đánh ngang tai” đối với Dẫn, bao dự định còn dang dở giờ đành gác lại.
Tháng 7 vừa qua, Dẫn bắt đầu bước vào đợt hóa trị đầu tiên. “Ngay ngày đầu nhập viện tôi đã phải trải qua rất nhiều bước. Nào là cách ly để phòng ngừa COVID-19, nào là lấy máu xét nghiệm, rồi chọc tủy,…nội việc làm xét nghiệm thôi đã mất tới 4 ngày”, Dẫn hồi tưởng.
Ăn chay là biểu hiện của tình thương
Nhớ lại lúc trong viện, Dẫn cho biết căn bệnh không khiến anh thấy sợ bằng việc phải ở trong viện truyền hóa chất liên tục. Những ngày đầu, Dẫn hơi bất ngờ khi thấy mọi người cùng buồng vẫn tỏ ra hết sức lạc quan, ai cũng nói chuyện thoải mái với nhau, chẳng ai đả động nhiều tới bệnh tình của nhau. Nhưng cứ hễ nghe tin một người sắp “bị bệnh viện trả về” là hôm đó chẳng ai buồn nói chuyện, anh Dẫn nói.
“Trước đây tôi có sở thích rèn luyện võ thuật, nhưng bị bệnh rồi thì buộc phải bỏ. Những ngày trong viện tôi chỉ biết đọc sách, trong đó có Phật giáo”. Hết đợt hóa trị đầu tiên, Dẫn suy nghĩ rất lâu rồi nói với bố: “Thôi mình ra viện đi bố. Con không muốn ở trong viện thêm nữa”.
Được một thày dạy võ mách nước, Dẫn cùng mẹ tới chùa Vân để tìm kiếm sự thanh thản. Đều đặn 3 buổi một ngày, Dẫn tụng kinh niệm Phật, kết hợp ăn chay. Dẫn cho biết. “Trước đây mình quá thoải mái với bản thân, thích gì ăn đấy mà không chịu lắng nghe cơ thể cần gì, thiếu gì. Bây giờ ngoài việc ăn chay, tôi còn kết hợp đọc Kinh để vừa thanh lọc thể chất, vừa thanh lọc tinh thần”. Kể từ khi chuyển vào chùa sống thanh đạm với những bữa cơm rau, Dẫn không còn cảm thấy căng thẳng hay mệt mỏi như những ngày còn điều trị trong bệnh viện. Cơ thể Dẫn như nhẹ nhõm hơn, thoải mái hơn.
“Tôi biết ung thư máu rất khó điều trị, trung bình sự sống của người bệnh chỉ kéo dài 2 năm. Con đường tôi đang đi dù không rõ thời hạn, nhưng ít nhất với chế độ ăn chay, tôi được bình yên và thực sự thoải mái”.
Hiểu đúng về việc ăn chay và ăn mặn
Ăn chay chữa lành tâm hồn
Lần đầu tuyên bố chuyển sang ăn chay trường, Nguyễn Quyên (25 tuổi, Hà Nội) kể rằng, ai cũng nhìn cô bằng con mắt nghi ngại.
“Ở cơ quan, đồng nghiệp cứ hỏi tôi sao còn trẻ lại đi ăn chay. Gia đình thì mới đầu cũng phản đối. Mọi người cứ nghĩ rằng ăn chay là thiếu chất” - Quyên chia sẻ. “Dù sao thì bắt tay vào hành động vẫn hơn là ngồi giải thích, tôi tìm đọc các tài liệu và tham gia các hội nhóm ăn chay trên mạng”.
“Có tìm hiểu mới biết hóa ra có rất nhiều người trẻ lựa chọn ăn chay giống tôi. Chính điều này khiến tôi thấy có động lực tiếp tục hành trình của mình” - Quyên nói. ”Những ngày đầu ăn chay, có người ủng hộ có người không, nhưng với tôi thì điều quan trọng là mình hiểu được mình cần gì và mong muốn điều gì”.
Những ngày đầu, Quyên gặp không ít khó khăn vì cơ thể chưa thể thích ứng được với chế độ ăn mới. Tụt huyết áp hay mệt mỏi thường xuyên xảy ra, nhưng Quyên cho biết đây là trạng thái phổ biến khi mới ăn chay và dần biến mất sau khoảng 2-3 tuần.
Dù trước khi ăn chay trường, bữa ăn của Quyên đã có 60-70% là thực phẩm hữu cơ như: cơm, đậu, lạc và trứng. Lúc chuyển sang ăn chay 100%, cô phải bổ sung thêm các bữa phụ trong ngày để tránh tình trạng kiệt sức.
“Bình thường mọi người ăn 3 bữa trong ngày. Còn khi ăn chay thì cơ thể tiêu thụ rất nhanh các loại rau củ nên dẫn đến nhanh đói. Có những ngày tôi bận làm việc mà không kịp chuẩn bị bữa phụ là cơ thể biểu tình ngay”, Quyên nói.
Sau nửa năm ăn chay trường, Quyên cho biết mọi người xung quanh dần thay đổi định kiến về ăn chay khi thấy cô vẫn làm việc, sinh hoạt như bình thường. “Vui nhất là khi có người nói rằng từ câu chuyện của tôi, họ có thêm động lực để ăn chay. Tôi luôn tâm niệm ăn chay là để chữa lành tâm hồn”.
Bài: Huy Vũ
Thiết kế: Mẫn San
Theo: ngaynay.vn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ăn chay tốt cho sức khỏe ra sao?
Thuần chay 11:21 25/11/2024Nhiều người lựa chọn ăn chay vì nhiều lý do, trong đó có đem đến lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kiểm soát chỉ số cholesterol.
Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch
Thuần chay 16:50 22/11/2024Chế độ ăn chay có thể tốt cho huyết áp, cải thiện mức cholesterol và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tất cả đều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên biết cách ăn chay phù hợp để mang lại những lợi ích sức khỏe.
Chuyên gia chỉ cách lập kế hoạch ăn chay khoa học, tốt cho sức khỏe
Thuần chay 13:30 21/11/2024Ăn chay, sống "xanh" đang dần trở thành xu hướng mới trong lối sống hiện đại. Tuy nhiên, ăn chay sao cho đủ dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe không phải ai cũng có đủ sự hiểu biết và kiên trì để thực hiện.
7 loại rau thơm nên ăn thường xuyên giúp cơ thể sống khỏe
Thuần chay 16:40 20/11/2024Rau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ chứa các hợp chất sinh học hoạt tính.
Xem thêm