Vào chùa thắp hương như thế nào cho phù hợp?

Bước tới cửa chùa dâng hương lễ Phật thì hầu hết lòng người đều thành kính, chân tâm, hướng thiện. Thế nhưng những quy tắc, lễ nghi cơ bản khi vào chùa thắp hương như thế nào thì không phải Phật tử nào cũng biết?

>NHỮNG GIÁO LÝ PHẬT GIÁO NÊN ĐỌC

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những quy tắc, lễ nghi cơ bản của Phật giáo về việc thắp hương, dâng hương như thế nào cho phù hợp khi vào chùa để giữ thanh tịnh và trật tự chốn tâm linh.

Thắp hương như thế nào cho đúng chuẩn mực?

Khi vào chùa, thắp hương là phải thành tâm kính Phật. Ảnh: internet

Khi vào chùa, thắp hương là phải thành tâm kính Phật. Ảnh: internet

1. Tự mình châm hương, không cần đốt bó lớn, chỉ 1-3 nén là đủ. Mặt hướng tới đại điện, hai tay nắm nhẹ nén hương, nam tay trái ở trên tay phải ở dưới, nữ tay phải ở trên tay trái ở dưới, vẩy nhẹ cho lửa nhỏ dần chứ không nên thổi tắt.

2. Dâng hương chỉ cần làm ở Phật đường chính là được, còn mỗi bạn thì tới vái ba vái, không cần đốt nhiều nhang đèn, chủ yếu là tâm thanh tịnh.

3. Khi dâng hương phải giơ cao quá đầu, nhắm mắt hứa nguyện rồi vái ba vái, không được giơ hướng thấp dưới thân.

4. Sau khi vái xong, mang hương tới cắm vào lư thì phải dùng tay trái, không được dùng tay phải. Phật giáo cho rằng, tay phải thường dùng để sát sinh, chỉ có tay trái còn tương đối thuần khiết.

Bài liên quan

5. Sau khi dâng hương thì nhắm mắt, hướng tới phía Đông (thông thường cửa chùa ở phía Nam), bước 3 bước hứa nguyện rồi vái 3 vái. Lần lượt làm với hướng Nam và hướng Bắc.

6. Tới cửa Phật chủ yếu là dâng tâm hương, đốt đèn là thắp sáng chính lương tâm của mình nên chỉ cần đốt 1 nén, nhiều nhất là 3 nén. Một nén kính Phật, một nén kính pháp, một nén kính tăng.

7. Nếu ở nơi Phật đường có đệm quỳ thì nam quỳ bên trái ban, nữ quỳ bên phải ban.

Thắp hương là để khẩn thiết cúi đầu mong tấm lòng thành kính của mình sẽ quyện theo làn khói thơm hướng về cõi thiêng liêng hoặc xông lên tận ngai vàng của Trời Phật. Khi thắp hương khói hương bay lên giống như làn sóng điện từ truyền vào không gian. Lời khấn cầu của người thắp hương hòa vào làn khói hương truyền đến người nghe lời cầu. Trời Phật sẽ cảm nhận được ước nguyện của người cầu.

Do vậy trong kinh Phật mới có bài kệ:

Nguyện đem lòng thành kính,

Gởi theo đám mây hương;

Phảng phất khắp mười phương;

Cúng dường ngôi Tam Bảo.

Cách lễ Phật

Lễ Phật không nhất thiết phải đứng chính giữa hoặc đứng đối diện với tượng Phật, Bồ tát, chỉ cần thành kính lễ bái là được.

Bất luận là trong chùa có bao nhiêu tượng Phật, thông thường vào điện lễ Phật chỉ 3 lạy là được, nếu tu hành lễ bái 1 mình thì làm theo ý mình, còn khi vào điện cùng với đại chúng, thì phải theo đại chúng mà đứng, chấp tay lễ bái là được, không được riêng 1 mình lễ lạy, để khỏi ảnh hưởng trật tự của đại chúng, mà còn không hợp oai nghi nữa.

Văn khấn lễ Phật

Nam mô a di Đà Phật. (3 lần)

- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày….. tháng ….. năm...................................................

Tín chủ con là:

..................................................................................................................................................

Ngụ tại:

..................................................................................................................................................

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa

..................................................................................................................................................

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại sỹ, Chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long Bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ.

Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật. (3 lần)

Ý nghĩa vái 3 vái

Theo Phật giáo, để thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ với Đức Phật chúng phật tử sẽ chắp tay và cúi đầu lạy sát đất. Khi Phật giáo dần ăn sâu bén rễ vào đời sống người Việt thì nghi lễ lạy này lan dần ra trong các dịp khác như lễ cúng ông bà tổ tiên, lễ cúng các vị thần thánh,….

Ba lạy tượng trưng cho lễ ba ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Một lạy nhớ ơn, kính ngưỡng Đức Phật soi sáng, chỉ đường để chúng sinh thoát khỏi khổ đau luân hồi, tìm thấy an nhiên cực lạc. Hai lạy Pháp – những lời vàng ý ngọc mà Phật truyền tụng lại, nguyện ý thực hiện những lời răn dạy quý báu để hướng tới chân tâm, học Phật soi mình. Ba lạy Tăng dẫn dắt chúng sinh trên con đường đạo, giúp chúng sinh gần gũi, thấu hiểu hơn với Phật pháp.

Quan trọng nhất khi lạy vái là thành tâm, giữ tâm thanh tịnh, không mang tới thế sự, không suy nghĩ chuyện nhân sinh. Một lòng hướng về đấng tâm linh, có như vậy mới sở cầu đắc sở nguyện, mọi sự hanh thông, thể hiện đúng tính chất và quy củ của lễ bái. Ảnh minh họa

Quan trọng nhất khi lạy vái là thành tâm, giữ tâm thanh tịnh, không mang tới thế sự, không suy nghĩ chuyện nhân sinh. Một lòng hướng về đấng tâm linh, có như vậy mới sở cầu đắc sở nguyện, mọi sự hanh thông, thể hiện đúng tính chất và quy củ của lễ bái. Ảnh minh họa

Ngoài ra, Phật giáo cũng nhấn mạnh, ý nghĩa vái 3 lạy không chỉ lạy Tam Bảo mà còn là lễ chính ba ngôi quý trong mỗi con người và trong toàn thể chúng sinh. Đó là Phật tính, Pháp tính và Thanh tịnh tính. Ai cũng có Phật tính sáng suốt, Pháp tính từ bi bình đẳng và Thanh tịnh tính hòa hợp. Cung dưỡng những tính ấy chính là cách để học Phật, hướng Phật.

Bài liên quan

Khi lạy, người đứng thẳng, hai chân nép sát vào nhau, hai tay chắp lại nghiêm trang, thể hiện của sự nhất tâm, chính tà hòa làm một, thiện ác không phân tranh. Khi cúi lạy chắp hai tay trước ngực, đưa cao lên quá đầu rồi từ từ quỳ xuống, đầu cúi sát đất, hai tay mở rộng ra hai bên. Lặp đi lặp lại như vậy 3 lần.

Quan trọng nhất khi lạy vái là thành tâm, giữ tâm thanh tịnh, không mang tới thế sự, không suy nghĩ chuyện nhân sinh. Một lòng hướng về đấng tâm linh, có như vậy mới sở cầu đắc sở nguyện, mọi sự hanh thông, thể hiện đúng tính chất và quy củ của lễ bái.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Với Tam bảo, bạn có niềm tin vững chắc hay dao động?

Phật giáo thường thức 16:25 08/01/2025

Saddhā (Niềm tin) 2 loại: 1. Cala-Saddhā (Niềm tin dao động), 2. Acala-Saddhā (Niềm tin vững chắc).

20 câu nói nổi tiếng của Đức Dalai Lama có thể làm thay đổi cuộc đời bạn

Phật giáo thường thức 14:30 08/01/2025

Chúng ta cùng suy ngẫm những triết lý của Dalai Lama để thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.

Sự sống bao hàm cả thường lẫn vô thường

Phật giáo thường thức 12:49 08/01/2025

Thưa Thầy, quá trình sinh-trụ-diệt là điều hiển nhiên của vạn pháp mà Đức Phật gọi là vô thường, vậy vô thường là một quy luật, là sự thật thì nó cũng là thường rồi có phải không? Do quy luật "vô thường là thường" nên nó có tính tự ngã hay sao ạ?

Thế nào là Thần Tài, Thần Quý và Thần Hỷ?

Phật giáo thường thức 10:29 08/01/2025

Hỏi: Thế nào là Thần Tài? Sao gọi là thần Quý ?Thần Hỷ là gì?

Xem thêm