Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 26/06/2020, 12:00 PM

Năm hệ thống giáo dục Phật giáo

Giáo dục Phật giáo là truyền đạt tư tưởng triết học, kinh nghiệm tu tập, lễ nghi, phép tắc, hình thức tổ chức… cho các thế hệ tiếp theo. Đây, cũng là cách khiến cho tự thân giáo đoàn Phật giáo duy trì, tồn tại những phương thức và phương pháp lâu dài cho mai sau.

Đức Phật là nhà đại giáo dục

Hai mươi lăm thế kỷ trước, tại Ấn Độ, thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) sau khi tu hành đắc đạo, đã nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục. Vì thế, trong thời gian tám mươi năm cuộc đời, Ngài đi khắp nơi giảng dạy, vì mục đích phát triển trí tuệ cho mọi người, từ đó cho họ đạt được giác ngộ giải thoát. Nội dung giảng dạy của đức Phật được lưu trữ trong Kinh, Luật, Luận của Phật giáo; trong đó, không chỉ là mô phạm cho giáo dục Phật giáo, mà còn có nội dung vô cùng phong phú, uyên thâm, bao gồm tri thức, đạo đức, tư tưởng và kỹ năng…

Giáo dục Phật giáo là truyền đạt tư tưởng triết học, kinh nghiệm tu tập, lễ nghi, phép tắc, hình thức tổ chức… cho các thế hệ tiếp theo. Đây, cũng là cách khiến cho tự thân giáo đoàn Phật giáo duy trì, tồn tại những phương thức và phương pháp lâu dài cho mai sau.

Phật giáo trải qua thời gian tồn tại với mục đích và nội dung như vậy, nên chúng ta có thể chia nền Phật giáo thành năm loại hình giáo dục mang tính chất đặc thù, mà những tổ chức khác khó có được. Đó chính là: Giáo dục trực tiếp giữa thầy và trò, Giáo dục Tinh anh (giáo dục quý tộc), Giáo dục dịch trường, Giáo dục tòng lâm và Giáo dục trường lớp chuyên nghiệp (hiện đại giáo dục). Qua bài viết “Năm hệ thống giáo dục Phật giáo” này, chúng ta có cái nhìn tổng quan về hệ thống giáo dục Phật giáo đã tiếp diễn xưa nay, từ đó có thể chọn lọc áp dụng những ưu điểm phù hợp với mô hình giáo dục thực tế của tự viện hoặc các tổ chức giáo dục Phật giáo lớn khác, bổ khuyết những điểm còn thiếu và còn yếu để quan tâm đầu tư đúng với mục đích đào tạo toàn diện của Phật giáo trong thời đại mới.

Giáo dục con cái trên tinh thần Phật giáo

Giáo dục Phật giáo là truyền đạt tư tưởng triết học, kinh nghiệm tu tập, lễ nghi, phép tắc, hình thức tổ chức, v.v… cho các thế hệ tiếp theo.

Giáo dục Phật giáo là truyền đạt tư tưởng triết học, kinh nghiệm tu tập, lễ nghi, phép tắc, hình thức tổ chức, v.v… cho các thế hệ tiếp theo.

Giáo dục trực tiếp giữa thầy và trò

Thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, chữ viết ở Ấn Độ chưa đạt đến trình độ hoàn thiện, nên việc ghi chép kinh điển Phật giáo vẫn phải dựa vào việc lưu trữ bằng trí nhớ và truyền bá bằng miệng. Giáo dục Tăng đoàn, chủ yếu vẫn phải sử dụng phương thức thầy, trò truyền miệng lẫn nhau. Cách giảng dạy truyền miệng trực tiếp, từ thầy và trò là phương pháp giáo dục truyền thống lúc bấy giờ.

Vào thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài hướng dẫn đệ tử hoạt động ở khu vực sông Hằng, chủ yếu sử dụng phương thức truyền miệng, hoằng truyền học thuyết giáo nghĩa. Lúc đó, đức Phật diễn giảng, thuyết pháp, chủ yếu hướng dẫn mọi người về giáo lý nhân sinh quan, thế giới quan như: pháp duyên khởi, ngũ uẩn, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới.

Hệ thống giáo dục truyền thống của Việt Nam, vì tồn tại trong kinh tế tiểu nông nghiệp nên hình thức Giáo dục trực tiếp giữa thầy và trò, từ xưa cho đến nay có ảnh hưởng rất lớn. Phương pháp giáo dục vẫn vận dụng “giáo dục thân giáo, truyền miệng”. Giáo dục Phật giáo, không thể tách rời khỏi bối cảnh kết cấu xã hội, nên hình thức cơ bản của giáo dục Phật giáo Việt Nam vẫn nằm trong hình thức giáo dục của nền kinh tế tiểu nông nghiệp. Thầy Truyền Minh kết luận: “Bối cảnh giáo dục giữa thầy và trò như thế, có ưu điểm là: phương diện giáo dục Phật học rộng, đơn giản dễ thực hành; Giáo dục thực tiễn trong cuộc sống, là nền giáo dục có tính phát khởi, hướng dẫn tiến hành trong hằng ngày, tùy lúc, tùy nơi, tùy trình độ thích hợp; Giáo dục tu học, quán triệt tông phong, tông chỉ đạt đến mục tiêu, còn giáo dục nội chứng tu tập trình độ cao, nhờ đó mà truyền thừa, tạo mối quan hệ mật thiết giữa thầy và trò”. Phương pháp giáo dục này, hầu hết các nước có Phật giáo đều ứng dụng trong tự viện, tạo nên mối quan hệ thầy trò sâu đậm. Người thầy, như vị giáo sư hướng dẫn nghiên cứu sinh, từng bước đi trên con đường tìm hiểu Phật pháp và ứng dụng tu hành trong thực tế, rèn luyện tâm hồn, loại trừ phiền não, đạt được giải thoát và kế thừa sự nghiệp của thế hệ trước.

Giáo dục nhân cách trong giáo dục Phật giáo

Hệ thống giáo dục truyền thống của Việt Nam, vì tồn tại trong kinh tế tiểu nông nghiệp nên hình thức Giáo dục trực tiếp giữa thầy và trò, từ xưa cho đến nay có ảnh hưởng rất lớn.

Hệ thống giáo dục truyền thống của Việt Nam, vì tồn tại trong kinh tế tiểu nông nghiệp nên hình thức Giáo dục trực tiếp giữa thầy và trò, từ xưa cho đến nay có ảnh hưởng rất lớn.

Giáo dục tinh anh (giáo dục quý tộc)

Đại biểu nhất cho loại hình Giáo dục Tinh anh (giáo dục quý tộc) đó là Phật giáo Tây Tạng. Phương thức giáo dục truyền thống của họ là giáo dục quý tộc, chư Tăng, thuộc hàng trung lưu ở đất Tây Tạng hưởng thụ nền giáo dục này. Với hệ thống giáo dục tái sinh Phật sống, là chế độ duy trì tồn tại lâu dài một số lượng người, trong tầng lớp quý tộc. Phương pháp giáo dục này có ưu điểm là đem lại Tinh anh nhất, nhưng khuyết điểm là nội dung giáo dục hẹp, giá thành đầu tư cao, vì dù tố chất người học như thế nào đi nữa, thì nhất định phải đào tạo tốt. Có thể khẳng định là không tính toán chuyện đầu tư.

Tuy nhiên hiện nay, giáo dục ở Tây Tạng cũng đang rơi vào tình trạng xuống cấp. Những người đặt niềm tin vào số lượng thánh nhân ở các vị Lạt Ma không nhiều, khắp nơi loạn xưng danh hiệu Pháp Vương, nên thể chế giáo dục này, khó mà duy trì rộng rãi được. Vì vậy, phải chuyển hướng thành thể chế giáo dục hiện đại, trường lớp chuyên nghiệp hơn. Nhưng so sánh thể chế giáo dục Phật giáo hiện nay ở các nước, thì thể chế giáo dục Tinh anh của Tây Tạng có tính ưu việt hơn rất nhiều.

Với cách tổ chức giáo dục này, chúng ta có thể lựa chọn một số học viên có năng lực và đạo đức thật tốt để gửi đi đào tạo đặc biệt, hoặc một số học viên thuộc dân tộc anh em, những vùng có tỉ lệ người xuất gia và chùa viện ít, đào tạo nguồn nhân lực Tinh anh, phù hợp với thực tế nhu cầu cấp thiết của những nơi đó.

Lời Phật dạy về giáo dục đạo đức cho con cái

Vào thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài hướng dẫn đệ tử hoạt động ở khu vực sông Hằng, chủ yếu sử dụng phương thức truyền miệng, hoằng truyền học thuyết giáo nghĩa.

Vào thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài hướng dẫn đệ tử hoạt động ở khu vực sông Hằng, chủ yếu sử dụng phương thức truyền miệng, hoằng truyền học thuyết giáo nghĩa.

Giáo dục dịch trường

Thời kỳ đầu phiên dịch, do bất đồng về ngôn ngữ, nên các thầy và Phật tử ngoại quốc đọc tụng nguyên văn tiếng Ấn Độ, người bản địa viết lại, sau đó biên tập mà thành sách. Vì thế, học thuộc vấn đáp, cùng nhau thảo luận, cuối cùng hình thành hình thức chủ yếu của giáo dục Phật giáo. Từ đó, cho chúng ta thấy ý nghĩa giáo dục thông qua sự nghiệp phiên dịch kinh điển.

Thời kỳ Phật giáo truyền đến Việt Nam, theo ghi chép trong Thiền uyển tập anh, vào ngày rằm tháng 2 năm Hội Phong thứ 5 (1096), khi Thái hậu Linh Nhân nhà Lý (tức Ỷ Lan phu nhân) hỏi về ý nghĩa Phật – Tổ, Quốc sư Thông Biện đáp lời, trong đó có nói về việc dịch Kinh tại Việt Nam thời kỳ đầu rằng: “... Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ Tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển”.Từ thời Lê Trung hưng trở đi, cùng với sự phổ cập sâu rộng của chữ Nôm, Kinh điển Phật giáo không ngừng được các dịch giả uyên thâm Hán Nôm, phiên dịch ra chữ Nôm.Đầu thế kỷ XX, cùng với sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, sự kết thúc của chế độ giáo dục khoa cử Nho học, đặc biệt là sự truyền bá và sử dụng chữ quốc ngữ hệ Latinh ngày càng phổ biến sâu rộng thì bản thân Phật giáo, cũng cần có sự thích ứng với xã hội và thời đại, hình thành các phong trào chấn hưng Phật giáo, v.v... Kinh điển Phật giáo chữ Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Tạng đã từng bước phiên dịch ra Quốc ngữ.

Giáo sư Đinh Cang nhận định: “Công tác và thành quả của thời kì đầu phiên dịch, là sản phẩm kết tinh giữa tăng nhân ngoại quốc với cư sĩ và người bản địa… Cứ như thế ảnh hưởng đến thời đại Ngụy Tấn Nam Bắc triều, trở thành cột mốc giao lưu văn hóa quan trọng giữa hai nền văn hóa lớn. Đây là sự hợp tác truyền thống, từ đó xây dựng nên nền giáo dục Phật giáo cho người địa phương, và tạo nên một bộ phận tổ chức tạo thành nền giáo dục Phật giáo cho hậu thế. Bản chất ý nghĩa của nó hình thành nét đặc trưng rõ nét của nền giáo dục “dịch kinh giảng dạy”.

Ngoài ra, GS. Vương Lôi Tuyền khẳng định: “Chủ yếu giải quyết giai đoạn xuất hiện vấn đề Phật giáo từ Ấn Độ truyền bá vào Đông Á. Đây là lịch sử văn hóa phiên dịch đồ sộ văn bản, mà xưa nay chưa từng có trên lịch sử thế giới. Sự dịch chuyển tri thức của Phật giáo và giải thích lý luận Phật giáo, chủ yếu tập trung tiến hành trong khi phiên dịch Kinh Phật. Thời kỳ đầu, chính phủ cung cấp cơ sở vật chất và tài chính, các đại sư tinh thông tam tạng tổ chức chọn lựa nhân tài ưu tú, tri thức tiêu biểu, triển khai đội ngũ luân phiên làm công tác phiên dịch. Trong quá trình phiên dịch thảo luận giải thích đó, đồng thời vẫn có công năng truyền tải giáo dục học thuật”.

Mục tiêu của giáo dục Phật giáo

Đức Phật diễn giảng, thuyết pháp, chủ yếu hướng dẫn mọi người về giáo lý nhân sinh quan, thế giới quan như: pháp duyên khởi, ngũ uẩn, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới.

Đức Phật diễn giảng, thuyết pháp, chủ yếu hướng dẫn mọi người về giáo lý nhân sinh quan, thế giới quan như: pháp duyên khởi, ngũ uẩn, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới.

Đời Tấn, Cưu Ma La Thập (Kumārajīva 344?-413?) chủ trì tổ chức phiên dịch quốc gia khoảng 800 chư Tăng và 3.000 Phật tử, quy mô bằng một trường đại học hiện nay. Đường Huyền Trang (602?-664) chủ trì dịch trường quốc gia, tuyển chọn những người ưu tú, trợ thủ hai mươi ba vị dịch Kinh, hoàn thành đến 1.000 quyển, giống với Viện nghiên cứu hiện tại, hoặc Ban phiên dịch quốc gia.

Tiêu chí chủ yếu của loại hình giáo dục này là phiên dịch, nhưng nó không phải là một hình thức duy nhất. Quá trình chuyển dịch và thích ứng của tư tưởng và kiến thức Phật giáo, ở trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, sẽ lựa chọn hình thức kiết tập, phát huy, phiên dịch, ghi chép và xuất bản khác nhau. Ngoài ra “Phiên dịch giảng giải” là một phương thức thi cử, lựa chọn giới tri thức ưu tú, là cách tuyển chọn bồi dưỡng nhân tài của Phật giáo. Nó yêu cầu người tham dự phải có một trình độ Phật học nhất định. Hiện tại, các trung tâm đào tạo như: Trung tâm phiên dịch Hán Nôm Huệ Quang, Trung tâm Phật học Hán truyền, hay các lớp đào tạo phiên dịch của Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, v.v... đang tiến hành.

Ưu điểm của hình thức giáo dục “Dịch trường giảng dạy” kết hợp mật thiết với nhiệm vụ nghiên cứu, giải quyết vấn đề với giáo dục, đầu tư tài chính cho việc bồi dưỡng đào tạo nhân tài ít nhưng có thành tựu to lớn, để lại thành quả muôn đời. Khuyếtđiểm là tùy thuộc vào sự biến đổi của năng lực người phiên dịch, với sự hỗ trợ tài chính của quốc gia, khó có thể dự đoán được quy mô và duy trì ổn định mô hình giáo dục.

Phương pháp và phong cách giáo dục của Đức Phật

Tiếp nhận cách giảng dạy, đào tạo tiên tiến của các tôn giáo ở nước ngoài, phương pháp nghiên cứu văn hiến, rèn luyện các ngoại ngữ, đào tạo theo môn học, tăng cường nghiên cứu tư tưởng Phật giáo, từ đó xây dựng một hình thức giáo dục “Trường lớp chuyên nghiệp”.

Tiếp nhận cách giảng dạy, đào tạo tiên tiến của các tôn giáo ở nước ngoài, phương pháp nghiên cứu văn hiến, rèn luyện các ngoại ngữ, đào tạo theo môn học, tăng cường nghiên cứu tư tưởng Phật giáo, từ đó xây dựng một hình thức giáo dục “Trường lớp chuyên nghiệp”.

Giáo dục tòng lâm

Từ cuối đời nhà Đường, cuốn theo sự suy tàn của Phật giáo Trung Quốc, phát sinh các sự kiện như loạn An Lộc Sơn, Võ Tông diệt Phật, kinh tế tự viện bị phá hủy. Khó có thể trở về thời kỳ được vua chúa, quan lại cúng dường, hộ trì. Khi đó, các vị Tổ sư đã sử dụng phương thức kinh tế tự cung tự cấp để duy trì tự viện, dẫn đến truyền thống phiên dịch, giảng dạy, dần dần trở thành tòng lâm huân tu là chính… Tòng lâm là trung tâm tu học. Từ ý nghĩa đó, tòng lâm chính là trung tâm tu học giáo dục. Phật giáo luôn đứng trước mối quan hệ giữa Nho và Lão. Vậy, Phật giáo làm thế nào để giữ gìn phẩm cách và tinh thần tu học.

Đại sư Thái Hư cho rằng: “Nét đặc biệt của Phật học Đông Á là thiền”. Phong cách chủ lưu của Đạo An và Tuệ Viễn là chú trọng Kinh điển bác học và thực hành. Chú trọng phong cách giáo dục là bồi dưỡng nhân cách Tăng đoàn, thân giáo đặt nặng hơn ngôn giáo. Nhân vật lãnh đạo của Phật giáo có kiến thức rộng về Phật pháp và xã hội, vì vậy có ảnh hưởng đến giới tri thức ưu tú. Đời Đường, do Mã Tổ và Bách Trượng xây dựng chế độ tòng lâm thanh quy, có ý nghĩa rất lớn đối với Thiền tông nói riêng và Phật giáo nói chung. Phong cách giáo dục này chú trọng đào tạo nhân cách cho Tăng nhân, chú trọng việc đào tạo và học tập. Lãnh đạo tinh thần của Phật giáo, có ảnh hưởng lớn đến giới tri thức ưu việt của thời đại. Vì vậy, Mã Tổ và Bách Trượng xây dựng chế độ bảo vệ Tăng đoàn, điều đó không chỉ có ý nghĩa đặc biệt với Thiền mà còn cả Phật giáo.Tòng lâm, giáo dục lấy khuynh hướng giác ngộ làm giá trị chính. Vì thế, mới làm cho Phật giáo tồn tại, liên tục ngàn đời. Chú trọng tu hành và thực tiễn là ưu điểm, nhưng diễn biến cho đến sau này lại không còn học Kinh, Luận. Từ đó, Lịch đại cao tăng đại đức tích cực đề xướng, lấy tiêu chuẩn “hiểu và hành đi đôi với nhau” làm mục đích đào tạo. Còn khuyết điểm là ở trong Tòng lâm, đối tượng đầu vào có trình độ chênh lệch cao, thời gian học không có tuân theo tiêu chuẩn nào, trình độ người giảng dạy không đồng đều, kết quả đào tạo có sự cách biệt rất lớn giữa người học với nhau.

Vai trò giáo dục đạo đức của Phật giáo

Ngay từ những ngày đầu, Phật giáo truyền vào Việt Nam, để cho một học thuyết mới được phổ cập trong xã hội, bản thân giới tu sĩ Phật giáo và nhân vật lãnh đạo chính quyền đãphải cùng nhau tổ chức phiên dịch kinh điển.

Ngay từ những ngày đầu, Phật giáo truyền vào Việt Nam, để cho một học thuyết mới được phổ cập trong xã hội, bản thân giới tu sĩ Phật giáo và nhân vật lãnh đạo chính quyền đãphải cùng nhau tổ chức phiên dịch kinh điển.

Giáo dục hiện đại

Vào thời kỳ nhà Nguyễn, do ảnh hưởng của văn hóa Tây phương truyền vào, Việt Nam đã bước vào thời kỳ mới. Phật giáo, đứng trước tình hình có rất nhiều tôn giáo cùng tồn tại, đặc biệt là sự đối diện với sức mạnh của giáo dục Thiên Chúa giáo. Phật giáo phải xúc tiến tổ chức chú trọng giáo dục đào tạo, xây dựng lại ý nghĩa tồn tại của giáo đoàn.

Trường học của Thiên Chúa giáo đem đến một hệ thống hoàn chỉnh toàn diện về phương pháp giáo dục cũng như chế độ quản lý, so với giáo dục Tòng lâm của Phật giáo thì có sự khác biệt rất lớn. Tinh thần giáo dục Phật giáo mới trong các trường lớp, đó là sự tổng hợp chung của chế độ giáo dục tòng lâm và giáo dục Tây Phương. Thế kỷ XX, Phật giáo tồn tại song song hai hình thức giáo dục chính:

Một là, do Giáo hội Phật giáo hoặc Tòng lâm Tự viện tổ chức, do Tăng đoàn tổ chức theo hệ thống giáo dục Phật học viện;

Hai là, do Phật giáo và đoàn thể nghiên cứu Phật học, kết hợp thành lập Viện nghiên cứu, được nhà nước công nhận bằng cấp, tổ chức giống như các trường ngoài xã hội. Hình thức trường lớp này, hiện tại rất phát triển ở các nước Đài Loan, Hồng Kông. Đem tài nguyên của Phật giáo ra ngoài giáo dục xã hội, sự kết hợp đó cho đến hiện tại là một hình thức rất có kết quả.

Tiếp nhận cách giảng dạy, đào tạo tiên tiến của các tôn giáo ở nước ngoài, phương pháp nghiên cứu văn hiến, rèn luyện các ngoại ngữ, đào tạo theo môn học, tăng cường nghiên cứu tư tưởng Phật giáo, từ đó xây dựng một hình thức giáo dục “Trường lớp chuyên nghiệp”.

Ưu thế của hình thức giáo dục này chính là: hệ thống giáo dục ổn định, nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục mang tính khoa học và có thể thực hiện áp dụng được, phù hợp với trường lớp ngoài xã hội. Khuyết điểm của nó chính là, Tăng Ni sinh dễ bị huân nhiễm ảnh hưởng bởi thế tục, dẫn đến tính thiêng liêng của tôn giáo giảm đi ít nhiều.Giáo dục Phật giáo sử dụng hệ thống giáo dục phương Tây, có tập thể giáo dục quy mô, yêu cầu phương pháp giáo dục, mục tiêu, nội dung, xây dựng môn học, thi cử, tổ chức đánh giá, v.v... đào tạo ra nhân tài có số lượng lớn, xứng đáng với sự đầu tư. Người được trải qua bồi dưỡng từ Phật học viện, hệ thống tri thức dễ đi vào quỹ đạo của xã hội. Tóm lại, nền giáo dục Phật giáo, đã trải qua: Giáo dục Trực tiếp giữa thầy và trò, Giáo dục Tinh anh, Giáo dục Dịch trường, Giáo dục Tòng lâm, Giáo dục Trường lớp chuyên nghiệp.

Quan điểm giáo dục của đức Phật là động lực thúc đẩy xã hội tiến bộ

Trong một xã hội khoa học phát triển, xã hội công nghiệp và thương nghiệp, thì hình thức giáo dục trường lớp chuyên nghiệp (giáo dục hiện đại) được coi là phù hợp nhất.

Trong một xã hội khoa học phát triển, xã hội công nghiệp và thương nghiệp, thì hình thức giáo dục trường lớp chuyên nghiệp (giáo dục hiện đại) được coi là phù hợp nhất.

Kết luận:

Ngay từ những ngày đầu, Phật giáo truyền vào Việt Nam, để cho một học thuyết mới được phổ cập trong xã hội, bản thân giới tu sĩ Phật giáo và nhân vật lãnh đạo chính quyền đãphải cùng nhau tổ chức phiên dịch kinh điển. Vì thế dịch trường giảng dạy rất quan trọng.

Giáo dục thầy và trò với mô hình giáo dục nhỏ, thích hợp với xã hội nông nghiệp xưa.

Giáo dục Phật giáo Tây Tạng phù hợp với chế độ xã hội đặc thù, chỉ có một bộ phận nhỏ trong xã hội có cơ hội tiếp nhận giáo dục; Vì thế mô hình giáo dục Tinh anh (giáo dục quý tộc) cũng phù hợp với yêu cầu đào tạo những Tăng nhân ưu tú cho Phật giáo, giống như chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ Phật học.

Hiện nay, trong một xã hội khoa học phát triển, xã hội công nghiệp và thương nghiệp, thì hình thức giáo dục trường lớp chuyên nghiệp (giáo dục hiện đại) được coi là phù hợp nhất.

Tóm lại, năm loại hình giáo dục Phật giáo tuy có những ưu khu - yết điểm song đều đáp ứng nhu cầu của thời đại. Tuy điều kiện hình thành khác nhau, nhưng đứng từ góc độ lịch sử, thì nó giải quyết vấn đề tồn tại của thời đại đó, nên năm loại hình giáo dục này có tính tồn tại tất yếu, hỗ tương cho nhau, nó có mối quan hệ mật thiết với bối cảnh lịch sử của xã hội.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm