Chủ nhật, 15/12/2019, 06:52 AM

Quan điểm giáo dục của đức Phật là động lực thúc đẩy xã hội tiến bộ

Muốn đoạn trừ nỗi khổ này, cần phải suy nghĩ và tìm cách chữa trị bằng cách khám bệnh, trị bệnh và nghỉ dưỡng. Cách suy tư và hành động như thế phù hợp với bệnh trạng, cho nên bệnh tình ngày càng thuyên giảm, cách suy tư và hành xử như vậy được gọi là ‘như lý tác ý’.

 >>Góc nhìn Phật tử

Bài liên quan

Nếu chúng ta đồng ý với quan điểm, cùng một vấn đề bao giờ cũng hàm chứa tính hai mặt của nó, thì tôn giáo cũng không ngoài ý nghĩa này. Đứng về mặt tích cực mà nói, tôn giáo đã đóng góp cho sự phát triển loài người rất lớn cả về mặt văn hóa vật chất lẫn tư tưởng đạo đức, nhờ vào giáo dục của tôn giáo mà xã hội được ổn định, tối thiểu tôn giáo giúp cho chính phủ ngăn chận lòng tà vạy gian ác của con người, bằng niềm tin và lý thuyết đạo đức. Tuy nhiên ở một mặt khác, nếu tôn giáo đó quá đề cao cường điệu niềm tin mù quáng, đánh mất chức năng suy tư và hiểu biết của con người, thì đó là nguyên nhân sâu xa làm cho con người trở thành những phần tử cực đoan, bị lợi dụng bởi chính trị núp dưới hình thức tôn giáo, làm cản trở cho sự phát triển xã hội, phá vỡ nền hòa bình chung của nhân loại. Đây là điểm mà chúng ta cần quan tâm, để kịp thời ngăn chận, hầu tránh điều đáng tiếc xảy ra.

Muốn đoạn trừ nỗi khổ này, cần phải suy nghĩ và tìm cách chữa trị bằng cách khám bệnh, trị bệnh và nghỉ dưỡng. Cách suy tư và hành động như thế phù hợp với bệnh trạng, cho nên bệnh tình ngày càng thuyên giảm, cách suy tư và hành xử như vậy được gọi là ‘như lý tác ý’.

Muốn đoạn trừ nỗi khổ này, cần phải suy nghĩ và tìm cách chữa trị bằng cách khám bệnh, trị bệnh và nghỉ dưỡng. Cách suy tư và hành động như thế phù hợp với bệnh trạng, cho nên bệnh tình ngày càng thuyên giảm, cách suy tư và hành xử như vậy được gọi là ‘như lý tác ý’.

Bài liên quan

Về mặt hình thức, Phật giáo là một tôn giáo, nhưng Phật giáo lại lấy ‘chánh tri chánh kiến’ làm nền tảng cho sự nghiệp giáo dục, tức đề cao sự hiểu biết của con người, lấy trí tuệ để giải quyết vấn đề, lấy tình thương để sống. Dẫu rằng, trong Phật giáo vẫn đề cập niềm tin, nhưng niềm tin đó chỉ là bước đầu tiên trong tiến trình phát triển trí tuệ. Như là tiến trình Ngũ căn, Ngũ lực (Tín, tấn, niệm, định, tuệ) trong 37 phẩm trợ đạo, mục đích của tín là để thành đạt trí tuệ, không phải chỉ có tin và dừng lại ở niềm tin. Đó cũng chính là ý nghĩa của câu: ‘Nước của trăm sông đều hướng về biển’. Có nghĩa là, về mặt giáo dục chúng ta có thể sử dụng bất cứ hình thức nào, nhưng cho dù hình thức nào đi nữa thì hình thức đó cũng mang theo xu hướng khai mở trí tuệ và thành đạt sự giải thoát, nếu không có xu hướng này, nó không phải là cách giáo dục của đạo Phật.

Trong tiến trình giác ngộ và giải thoát (tức thoát khỏi khổ đau phiền não), giác ngộ (trí tuệ) giữ vai trò rất quan trọng, nó là thanh kiếm cắt đứt các sợi dây phiền não có nguồn gốc từ vô minh, có nghĩa là nếu không có trí tuệ thì vô minh không thể đoạn trừ, vô minh chưa đoạn thì giải thoát cũng không do đâu mà có. Ý nghĩa này được ‘Kinh Tất cả Lậu Hoặc’ (Sabbasavasuttam) trong “Kinh Trung Bộ” giải thích:

“Này các Tỷ-kheo, Ta giảng sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không phải cho người không biết, cho người không thấy. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: có như lý tác ý và không như lý tác ý. Này các Tỷ-kheo, do không như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Này các Tỷ-kheo, do như lý tác ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt. ”

Sự khác nhau giữa Phật và chúng sinh chỉ là giác và mê. Giác là Phật, mê là chúng sinh, vì giác cho nên được an lạc, vì mê cho nên phải đau khổ.

Sự khác nhau giữa Phật và chúng sinh chỉ là giác và mê. Giác là Phật, mê là chúng sinh, vì giác cho nên được an lạc, vì mê cho nên phải đau khổ.

Bài liên quan

Nguồn gốc khổ đau của con người là do vô minh (P.avijjā), chính vô minh biểu hiện hai trạng thái thuộc tâm lý là tham lam và sân hận, sau đó sai sử thân và miệng thực thi tạo thành các khổ não. Cái gì đẹp thích thú thì tham ái xuất hiện; cái gì xấu xa không thích mà vẫn phải gặp, tạo thành tâm sân hận. Tham mà không được thành ra khổ, giận ghét mà vẫn phải gặp nhau cũng sinh ra khổ. Như vậy, thân và miệng chỉ là sự thừa hành của tâm ý, tâm ý mới là chủ nhân của các khổ.

Đứng về mặt nguyên tắc mà nói, muốn diệt trừ khổ đau, không thể chỉ bằng cách ngăn cản những hành vi bên ngoài, mà phải diệt trừ cái gốc từ bên trong là vô minh, cho nên Thế Tôn nói: Ta giảng sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không phải cho người không biết, cho người không thấy. Biết và thấy là cách nói khác của từ trí tuệ. Nếu như mục đích giáo dục của đạo Phật là thành đạt sự giải thoát, thì giải thoát đó không thể từ si ám mà có, phải từ giác ngộ (trí tuệ) sinh. Như vậy, giáo lý đạo Phật là hệ thống giáo lý nói về sự giác ngộ, giảng giải cho con người hiểu biết về đạo lý của cuộc sống, để đạt đến mục đích thành Phật.

Muốn diệt trừ khổ đau, không thể chỉ bằng cách ngăn cản những hành vi bên ngoài, mà phải diệt trừ cái gốc từ bên trong là vô minh.

Muốn diệt trừ khổ đau, không thể chỉ bằng cách ngăn cản những hành vi bên ngoài, mà phải diệt trừ cái gốc từ bên trong là vô minh.

Bài liên quan

Như vậy, sự khác nhau giữa Phật và chúng sinh chỉ là giác và mê. Giác là Phật, mê là chúng sinh, vì giác cho nên được an lạc, vì mê cho nên phải đau khổ. Sự khác biệt này được phân biệt bằng hai khái niệm là ‘không như lý tác ý’ (ayoniso manasikara) và ‘như lý tác ý’ (yoniso manasikara). Thế nào gọi là ‘không như lý tác ý’? Tiếng Pali gọi là ayoniso manasikara, có nghĩa là cách suy tư của mình không phù hợp với đạo lý của sự vật. Ví dụ khi thân thể bị bệnh, chúng ta lại không suy nghĩ đi khám bệnh, chữa bệnh, dưỡng bệnh…là những vấn đề liên quan đến trị bệnh, ngược lại chúng ta lại nghĩ Ông này bắt Bà kia phạt, rồi cúng lạy van xin, là cách suy nghĩ và làm không phù hợp với thực tế, cho nên bịnh càng ngày càng tăng, khổ đau không thể đoạn trừ, lý do vì ‘không như lý tác ý’.

Theo đức Phật, muốn đoạn trừ nỗi khổ này, cần phải suy nghĩ và tìm cách chữa trị bằng cách khám bệnh, trị bệnh và nghỉ dưỡng. Cách suy tư và hành động như thế phù hợp với bệnh trạng, cho nên bệnh tình ngày càng thuyên giảm, cách suy tư và hành xử như vậy được gọi là ‘như lý tác ý’. Như vậy, sự khác biệt của hai cách chữa trị này chính là ‘không như lý tác ý’ và ‘như lý tác ý’. Nếu giải quyết vấn đề bằng ‘không như lý tác ý’ thì kết quả của suy tư đó sẽ dẫn đến khổ đau. Ngược lại, nếu giải quyết vấn đề bằng ‘như lý tác ý’ thì kết quả của suy tư đó dẫn đến hạnh phúc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Năm công việc hàng ngày của Đức Phật

Đức Phật 09:47 08/12/2024

Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn kiên trì thực hiện năm công việc quan trọng mỗi ngày. Những công việc này thể hiện sự tận tâm, trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của Ngài đối với chúng sinh, nhằm hóa độ và hướng dẫn mọi người trên con đường giác ngộ.

Đức Phật chỉ ra con đường dẫn đến hòa bình thế giới

Đức Phật 10:20 02/12/2024

Hạnh phúc đâu cần tìm kiếm đâu xa, ngay khi bản thân chúng ta có thể tự tạo ra nó. Lời dạy này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vun đắp sự bình yên nội tâm như một nền tảng để kiến tạo một thế giới hài hòa hơn.

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

Đức Phật 12:00 20/11/2024

Bản chất của đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ nhân văn vĩ đại, đức Phật là người thầy giáo vĩ đại của nhân loại.

Đức Phật lịch sử

Đức Phật 08:45 20/11/2024

Đức Phật là bậc đạo sư của Phật giáo, tuy nhiên, không giống những vị giáo chủ các tôn giáo khác gắn liền phần tiểu sử của mình với những huyền ảo bí ẩn, cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có cả phần huyền sử và phần lịch sử.

Xem thêm