Nằm ngủ nghe kinh Phật có tội không?
Hỏi: Vì quá bận rộn với công việc nên tôi không thể lên chùa thường xuyên, tôi thường hay nghe các thầy tụng kinh và giảng pháp trên đài hoặc bằng điện thoại. Vậy xin hỏi nếu tôi nằm nghe kinh, nghe giảng pháp thì có mắc tội gì không?
Đáp:
Hãy nghe pháp với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất. Nếu chúng ta chưa từng gieo duyên lành với Phật Pháp ở quá khứ, thì ngày nay đến một câu kinh cũng không thể nghe nỗi.
Lúc này đây, những ai đã được nghe một câu kinh, được quy y Phật, được sống trong chánh pháp. Nên biết, người này từ vô lượng kiếp trước đến nay luôn gieo nhiều duyên lành không ngừng nghỉ, ngày đêm được chánh pháp hộ trì thân tâm.
Người nghe pháp thì luôn tôn trọng Pháp.
Ngày xưa, nghe pháp trực tiếp từ các vị Tỳ-kheo thì người thuyết ngồi cao, người nghe ngồi thấp hơn để thể hiện sự cung kính giáo pháp.
Ngày nay cũng vậy, khi vào giảng đường vị giảng sư ngồi trên pháp tòa cao, thính chúng ngồi dưới thấp trang nghiêm cung kính lắng nghe.
Hiểu được và thông suốt kinh Phật là khó
Ngoài việc nghe pháp trực tiếp từ những bậc thầy, hiện chúng ta có nhiều phương tiện để có thể tranh thủ nghe pháp mọi lúc mọi nơi. Dĩ nhiên chúng ta đều nghe pháp với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất. Vì cuộc sống hiện đại quá bận rộn nên phần lớn phải tranh thủ nghe pháp.
Khá nhiều người nghe pháp trong lúc lái xe, làm việc nhà, làm việc mà không cần quá tập trung, kể cả trong khi thư giãn, nghỉ ngơi.
Trong tinh thần phương tiện, nếu quá mệt mỏi hay tranh thủ lúc nghỉ ngơi có thể nằm nghe pháp mà không mang tội bất kính.
Nghe Kinh Phật, niệm Phật hằng ngày nghiệp ác tiêu trừ, căn lành tăng trưởng, hành thiện tạo thêm phước đức.
Còn đối với người chưa có duyên với Tam bảo, thì Phật pháp đối với họ càng trở nên xa lạ hơn, dù cho họ có sống ở gần chùa, có thấy Phật, thì cũng không dễ dàng gì mà có nhân duyên với Phật pháp, chứ nói gì đến lãnh hội yếu chỉ của Phật.
Thời Phật còn tại thế! Có một bà lão, nhà ở gần tịnh xá kỳ Hoàng, bà cũng thường đi ngang qua tịnh xá, và thỉnh thoảng cũng được trông thấy Đức Phật trên đường, lúc ngài đi khất thực, nhưng bà lão này, cũng không hề hay biết rằng mình thật cực kỳ may mắn, là đã được sinh ra cùng thời với Đức Phật, đã được trông thấy Phật, nhưng bất hạnh thay cho bà lão, là không có nhân duyên với Phật pháp, nên bà không được một chút lợi ích gì từ Phật pháp. Truờng hợp của bà lão này thật là đáng tiếc, chúng ta có thể gọi, trường hợp này là Phật pháp khó gặp.
Thời Phật tại thế, cư sĩ Cấp Cô Độc, cúng dường đất để xây dựng tịnh xá, để đức Phật và chư tăng có chỗ an cư, trong những tháng khí hậu ẩm ước, không tiện cho việc đi khất thực, trong khi xây dựng tịnh xá, ông trong thấy một ổ kiến quá đông, bèn hỏi Phật, vì sao kiến xuất hiện ở nơi đây nhiều quá, Đức Phật dạy rằng, những con kiến này gieo ác nghiệp rất nặng, vô minh nghiệp chướng sâu dày, từ thời chư Phật quá khứ, đến thời chư Phật Ca Diếp, và cho mãi đến nay, trải qua vô lượng vô số kiếp luân hồi, đàn kiến này vẫn còn chịu quả báo, làm loài súc sanh. Đây đúng là thân người khó được.
Ngày nay, dù Phật đã nhập diệt, dù chúng ta đang sống trong thời mạt pháp, nhưng chúng ta vẫn còn có duyên may, là gặp được chư tăng, được nghe Phật pháp, trong số chúng ta, cũng không có ít, người lãnh hội được yếu chỉ của Phật Pháp, ngày đêm chuyên cần trì danh niệm Phật, tuy nhiên bên cạnh chúng ta, cũng không ít người, còn bất hạnh như bà lão, bởi họ cũng trông thấy chùa, cũng đã từng gặp được chư tăng, thậm chí có người vào nhà sách, thấy rất nhiều sách phật giáo, rất giá trị để khai mở đời sống tâm linh, cho nhân loại, nhưng họ rất thờ ơ với nó, vì đó không phải là nhu cầu tìm đọc của họ.
Đây là bất hạnh lớn nhất của đời người, mà họ phải gánh chịu, dù họ sống trong giàu sang, ăn ngon mặc đẹp, quyền cao chức trọng, họ đang hưởng những phước báo mong manh kia, họ hưởng rồi cũng có ngày tàn lụi. Đây gọi là Phước hết thì mạng cũng chết. Cứ thế xuống lên luân hồi trong các cõi, chẳng có ngày ra, thật đáng thương thay!
Nếu so với bà lão thời đức Phật, và so với đàn kiến kia, thì chúng ta mới thấy được sự may mắn lớn lao đó.
Khi được thân người rồi, chẳng lẽ chúng ta cứ để mặc cho nó trôi qua một kiếp người, chẳng lẽ chúng ta chỉ lo ăn, lo mặc, lo đẹp, lo xấu, hết một đời rồi lăn đùng ra chết. Đến lúc này phía trước mờ mờ mịt mịt chẳng biết về đâu, nếu cứ sống như vậy quả thật là uổng phí và đáng tiếc cho một kiếp người.
Trích: Các bài giảng về Tịnh Độ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phóng sanh có thể hóa giải sát nghiệp?
Hỏi - Đáp 10:30 23/11/2024Con người ở trong lúc bệnh hoạn, thậm chí trong tình trạng nguy kịch thì phương pháp cầu cứu nhanh chóng nhất chính là phóng sinh phải không ạ?
Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?
Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?
Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?
Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?
Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?
Xem thêm