Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 02/07/2021, 15:05 PM

Nắng nóng cực đoan đe dọa thế giới, nguyên nhân tại sao?

Nhiều quốc gia trên thế giới đang trải qua chuỗi ngày nắng nóng kỷ lục, thậm chí tới "mức cực đoan" và dự kiến sẽ còn kéo dài trong nhiều tháng.

Thế giới đang bị đe dọa bởi nắng nóng cực đoan

Thế giới đang trải qua tháng 6 nắng nóng với hàng loạt kỷ lục được thiết lập. TP Helsinki - Phần Lan chứng kiến ngày nắng gắt chưa từng thấy trong tháng 6 vào ngày 21, khi nhiệt độ đạt mức 31,7 độ C. 

 TP Palm Springs - Mỹ không chỉ ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục mà còn trải qua đêm tháng 6 oi bức chưa từng có tại Bắc Mỹ. Trong khi TP Moscow - Nga đang phải hứng chịu tháng 6 nắng nóng kỷ lục kể từ năm 1901, nhiệt độ mặt đất ở Siberia có lúc chạm mốc 47,8 độ C.

Bên trong một điểm trú nắng ở TP Portland, bang Oregon – Mỹ vào ngày 27-6 Ảnh: REUTERS

Bên trong một điểm trú nắng ở TP Portland, bang Oregon – Mỹ vào ngày 27-6 Ảnh: REUTERS

Vì sao thời tiết nắng nóng kỷ lục thiêu đốt khắp thế giới?

Tại Mexico, mức nhiệt cao kỷ lục trong tháng 6 được ghi nhận ở TP Mexicali, bang Baja California, vào ngày 18 khi nhiệt kế chạm mốc 51,4 độ C, gần bằng mức kỷ lục mọi thời đại trên khắp cả nước. Cần lưu ý rằng nhiệt độ Bắc Bán cầu trong tháng 6 thường không cao bằng tháng 7 và tháng 8.

Trong khi đó theo The New York Times, một "vòm nhiệt" đang bao phủ toàn bộ vùng Tây Bắc Thái Bình Dương khiến nhiệt độ vượt ngưỡng 37,7 độ C. Đây được xem là "mức cực đoan" đối với một khu vực vốn dĩ xa lạ với tiết hè oi bức và hệ thống điều hòa.

Mỹ không phải là quốc gia duy nhất đang đón nhận đợt nắng nóng cực đoan kéo dài. Ngay cả tại Moscow (Nga) cũng đang phải hứng chịu tháng 6 nắng nóng kỷ lục kể từ năm 1901.

Nắng nóng thiêu đốt Canada. Ảnh: AFP

Nắng nóng thiêu đốt Canada. Ảnh: AFP

Cùng lúc đó, Canada cũng ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục sau khi nhiệt độ khu vực Lytton, tỉnh British Columbia, vượt mốc 46,1 độ C - cao hơn 1,1 độ C so với kỷ lục trước đó tại tỉnh Saskatchewan vào năm 1937.

Tại khu vực Trung Á, nắng nóng kỷ lục và hạn hán đang gây ra tình trạng thiếu nước và mất mùa. Uzbekistan bước vào tháng 6 với lời cảnh báo nhiệt độ từ ngày 3 đến 7-6 có thể tăng thêm 7-10 độ C so với thông thường. Nhiệt độ đo được tại thủ đô Tashkent vào ngày 6-6 là 42,6 độ C - cao hơn 4,1 độ C so với kỷ lục trước đó đối với riêng ngày này vào năm 1811.

Thời tiết ngày càng nóng hơn, khô hơn là do nguyên nhân gì?

Giám đốc Trung tâm Khí tượng Tajikistan Jamila Baydulloeva cho biết trong tuần đầu tiên của tháng 6, có những ngày nhiệt kế chạm mốc 45 độ C ở thủ đô Dushanbe và tỉnh Khatlon. Đây là con số cao kỷ lục từng được Tajikistan ghi nhận vào đầu tháng 6 trong suốt nhiều thập kỷ.

Tương tự, thủ đô Ashgabat của Turkmenistan cũng đang trải qua tháng 6 với nhiệt độ có ngày lên đến 45 độ C trong khi mùa hè chỉ mới bắt đầu. Thông thường, tháng 7 và tháng 8 mới là thời điểm nóng nhất trong năm của Ashgabat nói riêng và Trung Á nói chung.

Cánh đồng muối bên trong Công viên Quốc gia Thung lũng Chết ở California, Mỹ trong đợt nắng nóng. Ảnh: AFP

Cánh đồng muối bên trong Công viên Quốc gia Thung lũng Chết ở California, Mỹ trong đợt nắng nóng. Ảnh: AFP

Theo Scott Handel, nhà khí tượng học tại Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), tình trạng nóng lên ở các quốc gia phương Tây được thúc đẩy bởi hiện tượng El Niña (hay còn gọi là La Niña).

Đây là dạng hiện tượng thời tiết trái ngược lại với hiện tượng El Niño (còn được gọi là Anti-El Nino, và đã diễn ra trong suốt mùa đông 2020-2021. Theo các nhà khoa học, hiện tượng El Niña thường xảy ra ngay sau khi El Niño kết thúc.

Những tác động dễ thấy của El Niña đó là gây nhiều cơn bão trên vùng biển Đại Tây Dương, nhưng lại giảm nguy cơ bão ở Thái Bình Dương. Ở Mỹ, nhiệt độ mùa đông ấm hơn mức thông thường ở vùng Đông Nam bán cầu và lạnh hơn ở vùng Tây Bắc. Nhiệt độ hạ xuống thấp đáng kể nên sẽ gây ra những trận rét đậm rét hại cho khu vực chịu ảnh hưởng.

Biến đổi khí hậu đe dọa hệ sinh thái toàn cầu

Tuy nhiên trong suốt khoảng thời gian diễn ra El Niña, nhiệt độ bề mặt ở phía đông Thái Bình Dương lạnh hơn bình thường, điều này có xu hướng thúc đẩy thời tiết khô hơn ở phía Tây bán cầu. Điều đáng nói là khu vực này vốn đã quá quen với kiểu thời tiết khô nóng, hạn hán.

Connie Woodhouse, một nhà nghiên cứu về khí tượng học tại Đại học Arizona cho rằng có nhiều yếu tố đã khiến một khu vực bán cầu rộng lớn, vốn đã bị hạn hán kéo dài, sẽ tiếp tục bị đẩy đến "bờ vực" do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

"Theo tính toán của chúng tôi, ngay cả khi loại bỏ xu hướng ấm lên toàn cầu, thì khu vực sẽ vẫn ở trong tình trạng hạn hán tồi tệ. Đây có thể sẽ là một trong những trận hạn hán tồi tệ nhất trong 400 năm qua", Woodhouse cho biết.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thương mại điện tử tác động tới môi trường ra sao?

Môi trường 15:18 16/04/2024

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để người tiêu dùng mua hàng hóa mà không cần phải rời khỏi ngôi nhà thoải mái của mình. Tuy nhiên, sự tiện lợi này lại phải trả giá đắt cho môi trường, đặc biệt là ở dạng rác thải bao bì.

Có bao nhiêu rác thải nhựa trôi ra đại dương?

Môi trường 16:43 14/04/2024

Khoảng 0,5% rác thải nhựa trôi ra đại dương. Phần lớn chúng nằm sát bờ biển. Đây là báo cáo của Our World in Data mới nhất.

Thiên nhiên và tuệ giác tương tức

Môi trường 09:09 13/04/2024

Khi chúng ta gieo một hạt bắp xuống lòng đất ẩm, khoảng một tuần sau hạt bắp sẽ nảy mầm và dần dần trở thành một cây bắp con. Ta có thể hỏi cây bắp con: “bắp ơi, em có nhớ lúc em còn là một hạt bắp không?”

'Việc thiếu nước là một vấn đề lớn của vùng Tây Nam Bộ'

Môi trường 20:52 12/04/2024

Phỏng vấn nhanh Đại đức Thích Chiếu Pháp, uỷ viên Ban TT-TT Phật giáo Tiền Giang, người đang cùng các nhà hảo tâm và cộng đồng thực hiện các 'chuyến xe không màu' đưa nước ngọt cung ứng cho đại chúng ở Thị xã Gò Công, Tiền Giang.

Xem thêm