Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/03/2021, 10:00 AM

Nền giáo dục đặc thù của Phật giáo

Mục đích và phương pháp giáo dục của đạo Phật luôn phù hợp với khuynh hướng giáo dục tiên tiến, đáp ứng nhu cầu hướng đến Chân, Thiện, Mỹ ở mọi thời đại, nhất là với nhu cầu giáo dục trên nền tảng giáo lý Phật đà của người Việt.

Mục đích ra đời của đạo Phật là khơi nguồn tuệ giác trong đời sống nhân gian. Nguồn sống tuệ giác đó chính là nền tảng Đạo đức, phẩm hạnh Từ bi và Trí tuệ. Thông qua bốn đức tính: Từ bi hỷ xả, Luật nhân quả, Lý duyên sinh, tinh thần Vô ngã cùng vô số phương tiện thiện xảo khác. Nguồn sống Tuệ giác dần dần thấm sâu vào tâm hồn mỗi người con Phật, gieo vào tiềm thức hạt giống Từ bi và Trí tuệ để từ đó tu tập đến Giác ngộ, Giải thoát.

Phật giáo vốn là nền giáo dục đa văn hóa, bởi tính thích nghi hòa hợp dung thông với tất cả nền văn hóa trên thế giới. Ngoài là một tổ chức tôn giáo, “Phật giáo” còn được hiểu là những lời Phật dạy, pháp bảo hay giáo lý với nội dung hướng đến mục đích giáo dục đời sống đạo đức con người, lòng Vị tha Vô ngã và Giác ngộ, Giải thoát… Giáo lý đức Phật còn mang tính giáo dục với mục đích, phương pháp, đối tượng rõ ràng. Trên thực tế, những lời Phật dạy luôn mang lại lợi ích lớn lao, thiết thực và bền vững nhất so với bất kỳ giáo thuyết nào. Vì vậy, đức Phật được tôn vinh là nhà giáo dục vĩ đại của nhân loại.

giao duc phat giao

Mạng xã hội trong giáo dục Tăng Ni trẻ và Hoằng pháp hiện nay

Về tư tưởng và triết lý, mục đích giáo dục của Phật giáo nhằm giúp con người đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát. Còn về giáo dục đạo đức xã hội, Phật giáo luôn quan tâm đời sống nhân loại, giúp con người hoàn thiện nhân cách sống bao gồm Đạo đức và Trí tuệ. Qua đó, thế giới giảm bớt chiến tranh đau khổ, tiến đến một thế giới hòa bình hạnh phúc.

Nền giáo dục Phật giáo còn giúp con người cải thiện hệ sinh thái môi trường nhờ nuôi dưỡng lòng Từ bi và nhận thức lý Duyên sinh sâu sắc, khi con người được sống trong tâm thái thoải mái an vui hạnh phúc. Tùy theo nhân duyên từng hoàn cảnh họ có thể hướng đến nấc thang cao hơn, đó là hành trình dấn thân vào sự nghiệp tu hành giải thoát.

Trong thế giới hiện tại, Phật giáo là đạo của Từ bi và Trí tuệ, nổi bật lên với bốn đức hạnh: Từ, Bi, Hỷ, Xả mà tất cả mọi người đều ghi nhận và trân trọng. Nền móng giáo dục Phật giáo không những luôn gắn liền hai yếu tố Từ bi – Trí tuệ, mà còn phát triển trên tinh thần Tự giác, Vô ngã Vị tha. Có thể nói, đây là những đặc điểm nổi bật của nền giáo lý Phật đà.

giao dục phat giao 2

Nguyên lý giáo dục trong Phật giáo

Kho tàng giáo lý Đức Phật là biển pháp mênh mông, quả thật khó khăn cho những ai mong muốn tìm hiểu tận cùng. Nhưng nếu để giúp nhân loại đạt được đời sống hòa bình, hạnh phúc và an lạc giải thoát, không gì hữu hiệu và thiết thực bằng cách thực hiện theo ba điều Ngài đã dạy: “Tránh làm các điều ác, siêng làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch, ấy lời chư Phật dạy”. Bởi ở đó gồm các pháp tu: Ngũ giới, Thập thiện, Bát chánh đạo… giúp đạt đến an lạc, giải thoát. Thật ra, nếu tự giác thực hiện tốt hai điều “tránh làm các việc ác, siêng làm các việc lành”, chúng ta đã tránh được điều ác, hai vai không còn mang vác phiền não, tâm thức không còn gánh nặng, tâm hồn trở nên nhẹ nhàng, an lạc hơn vì luôn giữ ý trong sạch. Nếu nghiêm túc thực hành ba điều căn bản này, chúng ta đang tu nhân quả một cách rốt ráo. Vì không có cái nhân nào mang ý nghĩa và thiết thực lợi ích bằng nhân siêng làm điều thiện, tránh điều ác và giữ ý trong sạch.

Đức Phật dạy, nguồn gốc đau khổ của con người là do Vô minh. Vô minh hiểu đơn giản là sự kết hợp giữa tâm si mê với lòng tham và sự nóng giận. Đây là nguyên nhân gây nên đau khổ cho con người. Phật giáo giáo dục  con  người diệt trừ Tham, Sân, Si bằng Giới, Định, Huệ để từ đó đạt đến trạng thái an lạc thanh thản và cảm nhận hạnh phúc lưu xuất từ tâm hồn. Như vậy, phương cách giáo dục Phật giáo giúp phát triển nguồn tuệ giác trong mỗi người. Điều này cũng nói lên tính chất tiến bộ trong việc thúc đẩy và nâng cao chất lượng phát triển xã hội.

Mục đích và phương pháp giáo dục của đạo Phật luôn phù hợp với khuynh hướng giáo dục tiên tiến, đáp ứng nhu cầu hướng đến Chân, Thiện, Mỹ ở mọi thời đại, nhất là với nhu cầu giáo dục trên nền tảng giáo lý Phật đà của người Việt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm