Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 16/03/2021, 10:45 AM

Phật pháp giúp được gì cho người thiếu giáo dục?

Chỉ cần về nương Tam bảo thôi thì cuộc đời đã có định hướng tích cực. Chúng ta hãy phát tâm trau dồi nhân cách của người Phật tử bằng cách phát nguyện thọ trì năm giới quý báu. Nguyện giữ năm giới không sát sinh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện.

Thật tán dương sự can đảm, dám buông bỏ mặc cảm để đối diện với sự thật và tìm con đường chuyển hóa để trở thành người tốt của những người từng lầm lỡ, thiếu giáo dục. Đức Phật từng ca ngợi hai hạng người có sức mạnh, đó là hạng người không có lỗi lầm và hạng người có lỗi lầm mà biết nhận lỗi, sám hối và phục thiện.

Với một người đã không may mắn có được một sự giáo dục tốt, tức học hành không đến nơi đến chốn, có khiếm khuyết về đạo đức và ứng xử thiếu chuẩn mực. Những hạn chế này, nếu phát tâm tu học theo Phật pháp hoàn toàn có thể trở thành người tốt.

Phật pháp là một nền giáo dục, giúp trau dồi nhân cách đạo đức và thiết lập quan niệm sống thiện lành, dấn thân phụng sự tha nhân. Phật pháp tuy không trang bị cho chúng ta tri thức chuyên môn nghề nghiệp làm ăn nhưng sẽ cung cấp cho chúng ta những hiểu biết và nhận thức chính xác về con người, xã hội cùng thế giới để có định hướng đúng đắn cho cuộc đời.

Chỉ cần về nương Tam bảo thôi thì cuộc đời đã có định hướng tích cực

Chỉ cần về nương Tam bảo thôi thì cuộc đời đã có định hướng tích cực

Phật pháp bất ly thế gian pháp

Nếu phát tâm tu học theo Phật pháp, trước hết ta cần tự nguyện quay về nương tựa Tam bảo Phật-Pháp-Tăng. Trước đây, với những người thiếu giáo dục, họ sống và hành xử với quan niệm của riêng mình, tức do nghiệp cũ của họ dẫn dắt. Khi đã phát nguyện về nương Tam bảo thì Phật-Pháp-Tăng sẽ soi đường cho họ. Điểm khởi đầu này vô cùng quan trọng, từ đây họ sẽ đi theo con đường Phật đã đi, họ sẽ làm theo những gì Phật đã dạy (Pháp), sẽ được các vị đệ tử Phật (Tăng) dìu dắt.

Chỉ cần về nương Tam bảo thôi, đời mỗi người thiếu giáo dục ấy từ đây đã có định hướng tích cực. Kế đó, hãy phát tâm trau dồi nhân cách của người Phật tử bằng cách phát nguyện thọ trì năm giới quý báu. Nguyện giữ năm giới không sát sinh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện. Giữ được năm giới này, chắc chắn sẽ là người công dân đạo đức, lương thiện, mẫu mực, là người Phật tử tốt.

Kế đến hãy tiếp cận Phật pháp bắt đầu với giáo lý nhân quả. Sau khi đã tin hiểu nhân quả thì bắt đầu thấy rõ hơn về cuộc đời mình. Đời mỗi người sẽ do chính họ quyết định. Không ai có thể can thiệp vào tiến trình nhân quả cả. Hiện tại như thế này vì nhân quá khứ đã tạo như thế kia. Nếu hiện tại nỗ lực tạo nhân tốt thì ngày sau trổ quả thiện lành. Nhân quả nói đủ là nhân-duyên-quả, là toàn bộ hiện thực đời sống của mỗi người..

Chúng ta đã có niềm tin vào Phật pháp, hạt giống lành đã chớm mầm, vậy hãy nhanh chóng bước vào nền giáo dục Phật giáo để trở thành người tốt.

Chúng ta đã có niềm tin vào Phật pháp, hạt giống lành đã chớm mầm, vậy hãy nhanh chóng bước vào nền giáo dục Phật giáo để trở thành người tốt.

Hòa nhập Phật pháp vào trong đời sống của chúng ta

Tiếp theo, nhờ tin nhân quả, những người thiếu giáo dục biết trước đây mình đã tạo nhân xấu nên phát nguyện sám hối lỗi lầm và phục thiện. Sám hối và phục thiện chính là đang tạo ra nhân mới thiện lành để hưởng quả phước an vui. Từ nền tảng tin hiểu nhân quả, hãy phát nguyện chuyển hóa 10 nghiệp của thân, khẩu, ý thành thiện lành. Thân gồm không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh. Khẩu gồm không nói dối, không nói ác, không nói chia rẽ, không nói nịnh để lợi mình mà hại người. Ý gồm không tham lam, không sân hận, không si mê.

Chỉ cần học và thực hành theo một phần rất nhỏ mà căn bản của Phật pháp như đã đề cập, chắc chắn những người thiếu giáo dục sẽ là một người tốt, rất tốt. Không chỉ riêng những người xuất thân từ hoàn cảnh thiếu giáo dục mà kể cả những người được ăn học đàng hoàng, có bằng cấp cao thì cũng rất cần nương theo Phật pháp để học làm người, để trau dồi đạo đức và nhân cách, để định hướng đúng cho cuộc đời trong hiện tại, tương lai và cả kiếp sau.

Chúng ta đã có niềm tin vào Phật pháp, hạt giống lành đã chớm mầm, vậy hãy nhanh chóng bước vào nền giáo dục Phật giáo để trở thành người tốt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lắng nghe những lời thị phi

Góc nhìn Phật tử 16:02 16/04/2024

Sống trong đời sống, ít nhất ta cũng có một lần bị người khác chỉ trích, phê phán, thậm chí là mắng rủa, đay nghiến với những ngôn từ khó nghe… Phải biết lắng nghe những lời thị phi để lớn thêm một chút.

Thay đổi suy nghĩ để thay đổi tiềm thức, từ đó thay đổi số phận

Góc nhìn Phật tử 18:30 15/04/2024

Trong cuộc sống, chúng ta thường đối diện với những thách thức, khó khăn và những biến đổi không ngừng. Trong những thời điểm khó khăn như vậy, nhiều người đã nhận ra rằng bản chất của sự thay đổi thực sự bắt đầu từ bên trong, từ suy nghĩ của chúng ta.

Nhập thất: Cơn đau hành thiền là gì? (15)

Góc nhìn Phật tử 17:00 15/04/2024

Con đường đi đến giải thoát, đến toàn mãn, toàn giác của Đức Phật là Tứ thánh định. Tự lượng sức mình, chỉ “hái lá, bẻ cành” rồi mang về gọi là cây bồ đề của Phật cũng không sai. Đức tin về đạo Phật mênh mông vô cùng tận.

Bảy loại tài sản của bậc Thánh

Góc nhìn Phật tử 14:51 15/04/2024

Đối với thế gian, tài sản là một trong năm món dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người luôn hướng đến, luôn tìm cầu để sở hữu và thụ hưởng. Trong xã hội hiện nay, việc tạo ra tài sản được đặt lên hàng đầu để đáp ứng mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ.

Xem thêm