Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 05/08/2019, 10:25 AM

Nên hiểu đúng thế nào là Phật độ

Phật độ không có nghĩa là cầu nguyện, van vái điều gì thì Phật độ, Phật ban cho điều ấy. Mà Phật độ ở đây chính là Phật chỉ dạy cho chúng ta con đường giải thoát giác ngộ để tự mỗi chúng ta tùy theo bổn nguyện, căn cơ, hoàn cảnh của chính mình để tự mình hóa giải những phiền não vô minh.

>>Shop Ưu Đàm 

Phật độ là gì? 

Phật độ không có nghĩa là mình cầu nguyện, van vái điều gì thì Phật độ, Phật ban cho điều ấy. Ảnh: Internet

Phật độ không có nghĩa là mình cầu nguyện, van vái điều gì thì Phật độ, Phật ban cho điều ấy. Ảnh: Internet

Ngày nay có rất nhiều đệ tử Phật vẫn còn nhầm lẫn về hai chữ: “Phật độ”. Theo đó, Phật độ không có nghĩa là mình cầu nguyện, van vái điều gì thì Phật độ, Phật ban cho điều ấy. Mà Phật độ ở đây chính là Phật chỉ dạy cho chúng ta con đường giải thoát giác ngộ để tự mỗi chúng ta tùy theo bổn nguyện, căn cơ và hoàn cảnh của chính mình mà tự mình hóa giải những hệ lụy của phiền não vô minh. Khi ánh sáng xuất hiện, thì bóng tối tự động bị đẩy lùi hoặc mất đi. Giảm được một phần phiền não vô minh thì tăng thêm được một phần an lạc, hạnh phúc mà nhà Phật gọi là Bồ đề Niết bàn.

Bài liên quan

Phật độ là Phật giúp cho chúng ta phương tiện tức là giáo lý Tứ Diệu Đế, kinh điển, nhưng chính chúng ta phải tự mình nghiên cứu, tu tập, thực hành và sống đúng với chánh pháp thì mới có giải thoát, an vui và tự tại. Ngược lại nếu chúng ta cứ mãi mê ngồi thiền lim dim, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, van vái, cầu nguyện mà tự mình không chịu lo tu sửa, tánh tham tật đố không chừa, tâm còn giận còn hờn, lòng còn chạy theo si mê ái dục thì đây chỉ là tu hành theo hình thức, không có một ý nghĩa hay giá trị nào hết.

Người đệ tử Phật bắt buộc phải có niềm tin. Nhưng niềm tin ở đây là tin vào lời dạy chân thật của Đức Phật là người đã thực chứng những chân lý nhiệm mầu bởi vì lời dạy của Phật là: ”Như Lai thị chơn ngữ giả, thật ngữ giả, bất dị ngữ giả, bất cuống ngữ giả” nghĩa là lời nói của Phật là chân chính, là thành thật, không tráo trở và không bao giờ dối trá.

Quan trọng hơn là người đệ tử Phật phải tin chính mình có khả năng hóa giải, diệt trừ mọi vô minh phiền não để đạt được tâm thanh tịnh mà có Niết bàn, có Bồ đề cũng như chư Phật, chư Bồ tát vậy. Đức Phật dạy chúng sinh phát triển những tiềm năng và nỗ lực của chính bản thân mình để đạt đến trạng thái an lạc và hạnh phúc tuyệt đối Niết bàn. Do đó hạnh phúc hay khổ đau là do nơi con người chớ không tùy thuộc vào một đấng quyền năng tuyệt đối nào và Đức Phật chỉ là một bậc thầy hướng đạo mà thôi.

Người Phật tử hãy tự độ

Phật độ là Phật giúp cho chúng ta phương tiện tức là giáo lý Tứ Diệu Đế, kinh điển, nhưng chính chúng ta phải tự mình nghiên cứu, tu tập, thực hành và sống đúng với chánh pháp thì mới có giải thoát, an vui và tự tại. Ảnh: Internet

Phật độ là Phật giúp cho chúng ta phương tiện tức là giáo lý Tứ Diệu Đế, kinh điển, nhưng chính chúng ta phải tự mình nghiên cứu, tu tập, thực hành và sống đúng với chánh pháp thì mới có giải thoát, an vui và tự tại. Ảnh: Internet

Vào thời Đức Phật, khi các đệ tử Ngài sắp qua đời, hay điển hình là khi cư sĩ Cấp Cô Độc sắp chết, Đức Phật đến thăm và chỉ dạy rỏ ràng rằng: Muốn được giải thoát thì đừng chấp thân, đừng chấp tâm và đừng chấp cảnh. Do đó nếu không còn chấp, thì đã chặt đứt tham sân si và dĩ nhiên tâm được thanh tịnh mà chứng được Niết bàn. Đức Phật chỉ nhắc nhở như thế là đủ chớ Phật và đệ tử của Ngài không hề có “Tụng kinh niệm Phật cầu siêu”.

Tại sao lại không tụng niệm? Vì người sắp chết tâm lại duyên theo tiếng mõ tiếng chuông, âm vang trầm bổng của lời tụng. (Mà còn duyên là còn dính mắc, không tự tại, khó giải thoát ). Nhưng nếu nhắc nhở cho họ thấu hiểu rằng “ngũ uẩn giai không, duyên sanh như huyễn” nghĩa là thân này không thật, thế gian nầy không thật, cuộc đời cũng như giấc mộng, nhanh như điện chớp, như bóng mây, mới thấy đó rồi mất đó. Ngay cả thân bằng quyến thuộc cũng không thật bởi vì duyên kết thì còn anh còn em, còn vợ còn chồng, còn con còn cháu đến khi duyên tan thì mỗi người đi mỗi ngã. Hiểu được như thế thì họ dễ dàng buông xả, không còn lo phiền tức là “ hết khổ ách”. Tham, sân, si, chấp thủ hết thì tâm trí sáng suốt, có an vui tự tại và Niết bàn, Cực lạc hiển lộ. Dĩ nhiên là họ sẽ được an lành, nhẹ nhàng mà ra đi, gọi cho đẹp thì là “ siêu thoát “.

Bài liên quan

Đạo Phật không tin vào sự cứu rỗi mà tin sâu vào nhân quả, tin vào lời tuyên bố của Đức Phật khi mới thành đạo là: "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” và dĩ nhiên tin vào câu nói sau cùng trước khi Ngài nhập diệt: "Mọi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi, hảy thực hành đúng theo con đường Bát Chánh Đạo thì sẻ có giải thoát, giác ngộ ”. Trong tất cả chúng ta, ai hiểu được như thế… Đó chính là đã và đang được “ PHẬT ĐỘ".

Như vậy, đức Phật là một vị Thầy dẫn đường sáng suốt, một vị thầy thuốc tài giỏi, nhưng chúng sinh phải tự mình cất bước lên mà đi thì mới tới đích, có bệnh phải uống thuốc mới hết bệnh, tức là tự học, tự tu, tự độ. Đức Phật không thể làm trái luật Nhân Quả, không thể uống thuốc giùm khiến người đau hết bệnh, không thể ăn giùm khiến người đói được no. Đức Phật chỉ có thể khuyên bảo, truyền dạy chúng sinh bỏ ác làm thiện, từ loại thiện phiền não đến loại thiện không phiền não, tức là khởi đầu bằng việc đoạn trừ mọi ác nghiệp dẫn đến ba cõi khổ, rồi cố gắng làm mười việc lành để sinh cõi trời hay sinh làm người, đó là thiện phiền não. Rồi tu đạo Bồ Tát, đạo thành Phật, thành thiện không phiền não, thành trí tuệ Phật. Thế nên, trí tuệ là quan trọng bậc nhất của đạo Phật và bao trùm toàn diện mục đích phải có của các hàng Phật tử nếu muốn đi trên con đường giải thoát đến giác ngộ viên mãn. Trí tuệ này xuất hiện khi bản thân người Phật tử hành trì các pháp môn tu để thanh tịnh tâm và giữ gìn giới hạnh.

Phật nói: “Không làm các điều ác, Nên làm các việc lành, Tự thanh tịnh Tâm, Đó là lời chư Phật dạy”. Đây là quá trình tu tập của mỗi người chúng ta để tự giải thoát khỏi luân hồi sinh tử.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thấu lý duyên khởi, vượt thoát khổ sầu

Kiến thức 10:15 14/04/2024

Phật pháp rộng lớn uyên áo thâm sâu vô cùng không phải ai cũng có thể hiểu đến nơi đến chốn. Chính vì vậy, không ít người hiểu Phật pháp một cách nửa vời, ít đạt hiệu quả chuyển hóa khổ đau trong đời sống hiện thực.

Tương quan giữa cho và nhận

Kiến thức 08:50 14/04/2024

Cho người thực ra đó là cho mình là một nhận thức quen thuộc của những người con Phật. Vì thế, ngoài tấm lòng từ bi bao dung, độ lượng đối với tha nhân, người Phật tử thực hành bố thí với mục đích nhằm vun bồi phước báo cho chính mình.

Nhớ ghi niệm Phật

Kiến thức 08:27 14/04/2024

Nhớ ghi niệm Phật, trì danh/Đêm đêm thiền tọa, giữ thanh tịnh lòng/Sắc thân biển khổ mênh mông/Tâm tư sóng nghiệp trùng trùng nổi trôi.

Khai thị cho người mới phát tâm học Phật

Kiến thức 07:58 14/04/2024

Tôi thường nói: Muốn được sự thật ích của Phật pháp, phải tìm nơi lòng kính sợ. Có một phần cung kính, tiêu một phần tội nghiệp, thêm một phần phúc tuệ. Có mười phần cung kính, tiêu mười phần tội nghiệp, thêm mười phần phúc tuệ.

Xem thêm