Thứ năm, 01/10/2020, 09:57 AM

Nét mặt hoan hỷ của Bồ Tát Di Lặc tại chùa Khai Nguyên

Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc tại chùa Khai Nguyên được tạo tác bởi khối ngọc bích quý hiếm, lớn nhất thế giới, tôn tượng ngài được triển lãm tại khu vực sân A Di Đà phía trước Đại Tượng Phật.

Bồ Tát Di Lặc được coi là vị Phật thứ 5, vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên trái đất sau khoảng 30.000 năm nữa, thay thế Phật Thích ca Mâu Ni. Trong Phật giáo Tây Tạng, Di Lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Ở thế giới hiện đại, hình ảnh vị Phật này hiện hữu khắp mọi nơi. 

Truyền thuyết kể rằng, Ngài xuất thân trong dòng Bà la môn Ấn Độ, xuất gia theo Phật, sau đó nhập diệt, trở về cõi giáo hóa của Bồ Tát là cung trời Đâu Suất. Ở đây, Ngài tiếp tục tu tập, thuyết giảng giáo pháp rồi sẽ hạ sinh trở lại nhân gian thành Phật để kế tục sự nghiệp truyền bá chánh pháp của Phật Thích Ca ở cõi Ta bà này trong khoảng 30.000 năm nữa, theo trong kinh điển. Có thể Ngài là một trong những trường hợp hiếm hoi trong Phật giáo được cả hai truyền thống Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền công nhận. Di Lặc là vị Bồ tát duy nhất được các tông phái Phật giáo, từ Tiểu thừa, Đại thừa và Mật tông tôn kính.

Sự hoan hỷ trên khuôn mặt của Bồ Tát Di Lặc - Chùa Khai Nguyên.

Sự hoan hỷ trên khuôn mặt của Bồ Tát Di Lặc - Chùa Khai Nguyên.

Ý nghĩa nụ cười trong hình tượng Bồ Tát Di Lặc

Với ai đã từng bước chân vào chùa đều có cảm giác chốn tôn nghiêm nơi cửa Phật bỗng như sáng bừng bởi một nụ cười. Nụ cười biểu trưng cho lòng từ bi và sự hoan hỷ để quên đi những sầu não trong cuộc đời. Chủ nhân của nụ cười bất tử ấy là Bồ Tát Di Lặc. Vậy Ngài là ai và vì sao Ngài luôn cười vui đến vậy?

Đối với Phật tử Việt Nam, Bồ Tát Di Lặc được tạo tác trong hình tướng của bậc thoát trần luôn luôn hoan hỷ tươi cười. Về mặt ngoại tướng, Ngài có thân hình thấp mập, bụng bự như chứa cả thế gian, và một tư thế ngồi vô tư thoải mái, là biểu tượng cho sự an nhiên an lạc, tự tại, hoan hỷ.

Tượng Bồ Tát Di Lặc đang được các nghệ nhân hoàn thiện những công đoạn cuối cùng.

Tượng Bồ Tát Di Lặc đang được các nghệ nhân hoàn thiện những công đoạn cuối cùng.

Về mặt nội tâm, Ngài mập mạp béo tốt bụng bự tượng trưng cho sự sung túc, giàu có, ăn nên làm ra. Bên cạnh đó, một số tượng tạc Ngài đeo theo một cái đãy thật lớn như chứa cả càn khôn vũ trụ, đầy một trời công đức, tượng trưng cho phúc đức đầy nhà, lộc trời sung mãn. 

Thêm vào đó là nhiều trẻ em kháu khỉnh, nghịch ngợm vui tươi vây quanh Ngài về mặt nhân gian mà nói là đây là biểu tướng cho phúc lộc lắm con nhiều cháu, hạnh phúc sung mãn. Nhìn về mặt tôn giáo, Ngài không bị hệ lụy của trần gian khổ đau, của “lục căn, lục trần” làm phiền não. 

Bồ Tát Di Lặc: Hình tượng và ý nghĩa trong truyền thống Phật giáo Việt Nam

Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc được tạo tác bởi khối ngọc bích quý hiếm, lớn nhất thế giới.

Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc được tạo tác bởi khối ngọc bích quý hiếm, lớn nhất thế giới.

Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc tại chùa Khai Nguyên được tạo tác bởi khối ngọc bích quý hiếm, lớn nhất thế giới, tôn tượng ngài được triển lãm tại khu vực sân A Di Đà phía trước Đại Tượng Phật cho Phật tử thập phương và nhân dân chiêm bái, tại chùa Khai Nguyên - Sơn Tây - Hà Nội.

Khổi ngọc bích khổng lồ chùa Khai Nguyên dùng tạc tượng đức Bồ tát Di Lặc.

Khổi ngọc bích khổng lồ chùa Khai Nguyên dùng tạc tượng đức Bồ tát Di Lặc.

Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc tại chùa Khai Nguyên đang được hoàn thiện.

Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc tại chùa Khai Nguyên đang được hoàn thiện.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 09:28 19/12/2024

Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.

Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ

Chùa Việt 09:37 18/12/2024

Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Chùa Việt 10:02 09/12/2024

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn

Chùa Việt 09:37 07/12/2024

Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.

Xem thêm