Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ngày hè bàn chuyện con trẻ đến chùa

Thiếu niên là lứa tuổi tiếp nhận những kiến thức từ gia đình và ngoài xã hội tới việc hình thành nhân cách một cách nhanh nhất. 

Môi trường sống nuôi lớn một tâm hồn

Con cái được lớn lên ở những điều kiện khách quan khác nhau, sẽ có những tâm hồn khác nhau. Rằng một đứa con phát triển toàn diện là do cách bố mẹ tư duy cho các con. Bố mẹ đưa các con tới chùa một phần vì muốn định hình cuộc sống lành mạnh cho con mình, những cũng một phần muốn gửi con vào chùa để các con có sân chơi mùa hè. Vì vậy mà môi trường ở chùa rất quan trọng vì trẻ con có thể học theo cái thấy, có thể là tốt, có thể là xấu vì hành động đó định hình trẻ mai này. Bố mẽ hãy tìm hiểu kĩ các ngôi chùa, thiền viện rồi hãy tin tưởng cho các con mình vào đó.

Ngày tôi vào chùa tôi thấy mấy bé tung tăng theo mẹ lễ chùa, dễ thương và trong trắng. Từ cái lạy Phật cho tới chấp tay. Bàn tay nhỏ xinh chụm vào nhau thành nụ hoa sen và lạy xuống 3 lạy. Chúng không cần biết, không suy nghĩ, cứ hồn nhiên, tự tại ở giây phút đó. Mọi thứ đều phải uốn nắn từ nhỏ, giống như một cây cảnh nhỏ vậy. 

Nhiều trường hợp tôi thấy bố mẹ đưa các em vào chùa rồi ở đó trong một khoảng thời gian ngắn, tức là bố mẹ phó thác con mình cho nhà chùa, tới khi con mình về nhà vẫn hư thì đổ lỗi cho các thầy. Điều đó là không đúng, ngoài sự giáo dục con trẻ ở chùa và ở trường thì cần thiết và quan trọng nhất đó là sự giáo dục từ phía gia đình. Nhiều trẻ thật ra không hư, chỉ là các bé muốn được bố mẹ quan tâm, yêu thương chăm sóc và chơi với mình nên các bé mới có những hành vi hư đó. Bố mẹ thì thường quan niệm ngày ngày đi làm, đi ngoại giao tất cả chỉ vì tương lai của các con mình, cho các con những thứ tốt nhất, đẹp nhất… Nhưng thật tâm có bao giờ bố mẹ ngồi xuống và trò chuyện với con như một người bạn chưa? Đưa ra những câu hỏi như: Con có thấy vui, hạnh phúc không? Con cần nhất cái gì không? 

Đối với trẻ thì việc giữ đúng lời hứa là điều rất cần thiết, nó tương đương như một bản hợp đồng. Hôm nay, ngày cuối tuần bố hứa đưa con đi chơi, nhưng bận công việc gấp bố đi làm và hứa chiều thu xếp về sớm đưa nhà đi chơi, thế rồi bố quên… bố đi nhậu và về nhà trong tình trạng say của men rượu bia… Bé sẽ rất thất vọng về bố mình. Như vậy thì không hay lắm, có thể ngày hôm sau khi bạn tỉnh dậy bạn hãy đi ra ngoài mua tặng bé một món quà nhỏ đồ chơi và để món quà đó ngay trên giường cạnh bé ngủ, khi bé dậy bé sẽ nhìn thấy với bức ảnh vẽ ngộ nghĩnh hình bố. Bé sẽ hiểu món quà là của ai, sau đó bạn sẽ nói chuyện nhỏ nhẹ và xin lỗi bé. Hay có thể  bố sẽ dậy sớm nấu ăn cho cả gia đình để chuộc lỗi lầm, rồi sẽ sắp lịch và đưa bé đi chơi vào ngày bố được nghỉ phép, thấm chí bố có thể xin sếp nghỉ phép để thực hiện lời hứa đưa bé và gia đình đi chơi. 

Hãy xây dựng lại niềm tin trong trẻ, trẻ nhanh buồn những cũng nhanh tha thứ, nhưng bạn đừng lợi dụng các bé ở điều này vì nhiều lần như vậy các bé sẽ nhận thức rõ hành vi của bố hay mẹ.

Nhiều trường hợp phụ huynh dạy con bằng cách vũ lực, quát tháo, đánh mắng các con mình. Nhưng trẻ sẽ phản ứng như thế nào về điều đó? Đã có rất nhiều cách dạy trẻ ở nước ngoài như khi một đứa trẻ luôn vòi vĩnh và không chịu ăn, thậm chí chúng làm mọi cách như đổ, vứt đồ ăn đó đi, theo thường lệ bố mẹ sẽ đánh và quát trẻ…Khi bạn không hiểu trẻ muốn gì thì hãy dừng lại, đừng trách bé, hãy trò chuyện với bé, hãy nói nhỏ nhẹ với chúng “con muốn điều gì hãy nói với bố mẹ?” hãy thiết lập truyền thông với bé. Trường hợp bé không hợp tác cứ vứt đồ ăn và khi đó sự bực tức trong bạn dâng cao vì bạn không hiểu được con bạn muốn gì và bạn không dạy được trẻ. Bạn ngồi xuống và nhìn thẳng vào trẻ và nói “Bố mẹ muốn con ăn cùng gia đình, nếu con làm điều đó một lần nữa bố mẹ sẽ phạt con”. 

Hãy dạy trẻ bằng những lời khuyên, hay phạt những hành vi xấu và khen ngợi những hành vi tốt. Hãy làm chủ mình ngược lại là hãy cao giọng khi biểu dương, khen ngợi bé và hãy nói thấp giọng, nghiêm khắc khi bé mắc lỗi.
 
Một số cách dạy con:

- Truyền cảm hứng, kích thích trí tò mò và khơi gợi niềm yêu thích của bé

Cách hiệu quả nhất khiến bé làm một điều gì đó là kích thích sự quan tâm của bé. Ép buộc bé học bài sẽ khiến bé cảm thấy ghét học, thay vào đó bố mẹ có thể kích thích lòng hiếu kỳ và sự thích thú của bé đối với việc học tập. Hằng ngày trên lớp bé đã bị nhồi nhét quá nhiều rồi khi về nhà bố mẹ nên chơi cùng bé, chia sẻ trò chuyện với bé.

- Hãy giúp con đối diện với thất bại

Khi con cái gặp thất bại, bố mẹ hãy là những người giảm bớt gánh nặng tâm lý của con. Không chỉ chấp nhận sự thất bại của con mà còn phải là giúp con có những nhìn nhận tích cực với thất bại. Sau mỗi lần con gặp thất bại, điều bố mẹ cần làm là giúp con có sức mạnh để sửa chữa những sai lầm và tự tin vững vàng vươn lên.

- Không nên gắn “mác” cho con

Khi con bị khuyết điểm, cha mẹ không nên nói “con hư lắm, con láo”… như vậy sẽ khiến đứa trẻ tin mình thực sự là người như vậy. Có thể nói “Hôm nay ai đó không ngoan lắm” tức là hãy nói những câu nói chung chung để bé tư duy.

- Hãy kiên nhẫn khi dạy trẻ

Trẻ em rất tò mò và ham khám phá. Các em hay hỏi và có khi hỏi rất ngô nghê, hỏi đi hỏi lại một vấn đề. Ngay cả khi đã giải thích, có thể các em vẫn không nắm được vấn đề và tiếp tục hỏi lại. Khi đó bố mẹ hãy kiên nhẫn và giải thích cho tới khi con hiểu, đôi khi hỏi lại chúng “con đã hiểu chưa”, nếu trẻ chưa hiểu mà bạn lại đang vội đi làm, bạn có thể nói nhỏ nhẹ “Con ơi đã hết giờ của bố, mẹ. Bây giờ bố, mẹ phải đi làm, khi đi làm về bố mẹ sẽ giải thích cho con nhé”.

Sẽ có rất nhiều cách để dạy trẻ, một trong những điều tôi được biết đó là cách dạy theo kiểu Nhật hay nước ngoài, tâm lý học hay xã hội học đã có nhiều điều rất hay về dạy trẻ.

Nhiều phụ huynh đã định hướng cho các con của mình theo một lối khuôn phép từ nhỏ, hay vì thực chất cái lợi mình, muốn con mình phát triển khoẻ mạnh về thân thể và sáng ngời về trí tuệ để bố mẹ được hãnh diện với bạn bè? Không biết rằng đó là lúc bố mẹ đang tạo áp lực cho con, thậm chí có nhiều trẻ không thích như vậy...  Sự trưởng thành nhận thức của các con phụ thuộc phần lớn từ phía gia đình, nên dù bạn có gửi con mình vào chùa thì đó chỉ là phần nhỏ để các con tiếp xúc với môi trường tốt mà thôi.

Tuổi thơ là nền tảng của tương lai

Chắc hẳn ai cũng biết nước Thái Lan là một mầm xanh có giới trẻ tới chùa từ rất sớm, một nước lấy Phật giáo làm quốc giáo. Chúng được tới chùa từ nhỏ, vì thế mà biết Phật pháp từ nhỏ tới già, rằng đạo Phật với trẻ em cũng như người lớn được coi như là thứ thiêng liêng và là phong tục truyền thống. Đạo Phật là chân lý, đầy sự từ bi và bác ái, “nơi nào có chùa, nơi ấy có trường”. Thậm chí, các bạn nhỏ được đi học trường ngay trong chùa. Chúng được các giáo viên là chính các sư thầy giảng dạy, các em được học về lịch sử của đức Phật, cho tới giáo lý cơ bản, rồi tới nghi lễ và cách ứng xử trong đạo Phật. Tôi lại ước giá như các bạn trẻ ở Việt Nam cũng được uốn từ nhỏ như vậy thì tuyệt quá. 

Đạo Phật đã có hướng đi, tiếp cận với mọi lứa tuổi, nhiều ngôi chùa đã tổ chức khoá tu cho các em lứa tuổi thiếu niên. Các bé thông qua khóa tu do các chùa tổ chức các bé sẽ được học những bài học về đạo đức, biết ơn cha mẹ. Như mới đây nhân mùa Phật đản do Quan Âm tu viện (Tp.HCM) tổ chức với cái tên thân thương và đáng yêu quá "Bé mừng Phật Đản" dành cho các bé từ 5 - 12 tuổi... Những lứa tuổi của các em hồn nhiên và trong sáng, dễ thương. Tôi thấy các hoạt động thật hấp dẫn, nào là trong khoá tu các bé sẽ được học lễ lạy, xá chào, rồi cả nghi thức tắm Phật, đưỡc đi kinh hành...  

Có một cậu bé nhỏ được bà dẫn qua chùa, thấy một sư Thầy đang ngồi cậu bé cất lên "A Phật" từ Phật trong em thật ngây ngô và hồn nhiên, trong sáng... 

Cha mẹ nên định hướng cho các con tới một môi trường tốt nhất để các con có một lối sống và phát triển trong sự lành mạnh với tâm thiện.

Hãy cứ để các con thoả sức sáng tạo, hãy cho các con được sống trong trong tuổi niên thiếu, không lo nghi, không suy tư. Nhiều ngôi chùa, thiền viện đã tạo một sân chơi lành mạnh cho các em. Cứ vào Chủ Nhật hàng tuần điển hình như Thiền viện Sùng Phúc, Hà Nội thường có những buổi tu tập cho hai khóa thanh niên, người trung tuổi và thiếu niên, những bước đi nhỏ tiến triển trong đạo Phật.

Thông qua bài viết này thì con muốn chia sẻ vài điều tới quý chư tôn đức. Nhiều ngôi chùa, thiền viện đã có những khóa tu cho các bạn thiếu niên đều đó là bước đi thiện nhưng cũng có nhiều ngôi chùa, các thầy thấy các bé tới chùa đùa nghịch quá, quậy phá tùm lùm, hái quả, bẻ hoa, bẻ cành… của nhà chùa, khi thấy vậy nhiều quý chư tôn đã la mắng, hù dọa các bé làm cho các bé sợ.

Theo con thì quý chư tôn nên có những hướng cho các bé, có thể là cho các bé, rồi nhẹ nhàng trò chuyện với các bé, chỉ dạy giảng dạy những điều cho các bé hiểu.

Người ta thường nói “Những trẻ quậy phá là những trẻ rất thông minh và nhanh nhẹn”, các bé tới chùa là một nhân lành, có thể mai này trong những bé quậy phá đó sẽ có bé có những trái quả tốt như  “làm quan”, lãnh tụ của đất nước, đứng đầu cấp huyện, xã… khi đó sẽ quay trở về chùa hỗ trợ Tam Bảo, giúp đỡ quý chư tôn… Đạo Phật cần có hướng đi và chú trọng tới giới trẻ nhiều hơn, vì đó là nguồn nhân lực nhận thức, là bước đẩy góp phần vào việc phát triển đạo Phật. 

Đó là vài điều con muốn chia sẻ, nếu con có làm phật ý hay gây ra lỗi lầm thì con ngưỡng mong quý chư tôn đức hoan hỷ cho con.

Diệu Minh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Phật pháp và cuộc sống 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Phật pháp và cuộc sống 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Đường về nhà

Phật pháp và cuộc sống 12:16 23/04/2024

Bạn hãy hình dung một bối cảnh thế này: bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng, chuẩn bị cho một ngày làm việc thật dài. Như một thói quen, bạn cầm điện thoại lên đọc lướt thông tin để bắt đầu ngày mới. Bạn không tin nổi vào mắt mình với những dòng chữ hiện lên màn hình.

Làm sao giữ lại

Phật pháp và cuộc sống 19:30 22/04/2024

Làm sao giữ được tình ban sớm /Chưa kịp hoàng hôn đã úa màu./Ta trách sao người thay đổi vội/ Chắc gì...ta chẳng đổi thay đâu!

Xem thêm