Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 19/10/2022, 14:42 PM

Nghe một danh hiệu Phật, một câu kinh dù không hiểu cũng đã gieo được chủng tử Phật

Đức Phật giáo hóa chúng sanh, đời đời kiếp kiếp không bỏ một người, tâm từ bi đến cùng cực, không ở nhất thời, không ở một đời. Chỉ cần tiếp xúc với Phật, là đã gieo chủng tử Phật rồi, điều này dám khẳng định.

Trong bộ kinh này đức Thế Tôn vô cùng từ bi dạy chúng ta, tất cả những người làm sai sự việc đều không thể trách móc họ. Nhất định phải biết, người đi trước họ vô tri, không biết đạo đức, không có ngữ ngôn, nên không dạy họ. Cha mẹ họ không dạy họ, ông bà nội không dạy họ, ông bà cố cũng không dạy họ, chúng ta tính đến ít nhất là bốn đời.

Chúng ta sơ suất, quên mất đạo đức dạy học của truyền thống bốn đời rồi, làm sao bạn có thể trách họ được. Cho nên chỉ dùng tâm lân mẫn, tâm đồng tình để giúp cho người này, giúp cho họ, họ sẽ không cám ơn bạn đâu, thậm chí còn oán hận bạn, bạn đã làm phiền họ.

Muốn tự học Phật nên bắt đầu từ đâu?

1211

Người hiểu được thì phải nhẫn nại, bạn không nhẫn, thì họ sẽ không có cơ hội quay đầu, đến khi họ quay đầu rồi, thì họ lại rất biết ơn bạn, biết được những hành vi trong quá khứ là có lỗi với bạn. Bạn thật sự yêu thương họ, thật sự giúp đỡ họ, khẳng định rằng tánh người vốn thiện, khẳng định rằng con người sẽ quay đầu. Quay đầu có khó có dễ, có người đời này không thể quay đầu được, thì đời sau.

Đức Phật giáo hóa chúng sanh, đời đời kiếp kiếp không bỏ một người, tâm từ bi đến cùng cực, không ở nhất thời, không ở một đời, Ngài quả là tài giỏi thiệt. Chỉ cần tiếp xúc với Phật, là đã gieo chủng tử Phật rồi, điều này dám khẳng định, “nhất lịch nhĩ căn, vĩnh vi đạo chủng”.

Bạn nghe được một danh hiệu Phật, nghe được một câu kinh, bất luận bạn có hiểu hay không hiểu, chủng tử này đã gieo xuống rồi. Thấy tượng Phật, thấy kinh Phật, thấy người xuất gia, thì chủng tử Phật cũng đã gieo xuống rồi. Nhưng mà vẫn chưa hình thành khí, khí là thật sự có thể lãnh thọ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sao gọi là mặc áo Như Lai?

Kiến thức 10:20 19/09/2024

Áo Như Lai là gì? Phật dạy áo Như Lai là lòng nhu hòa nhẫn nhục. Chữ nhẫn nhục này có nhiều người hiểu theo nghĩa tiêu cực, cho rằng nhẫn là nhục. Vì nhẫn nên chịu thua, vì thua nên nhục. Nghĩ như vậy là sai lầm.

An tâm như thế nào?

Kiến thức 08:38 19/09/2024

Trong Thiền tông có một câu chuyện đối thoại giữa Tổ Bồ Đề Đạt Ma và đệ tử thiền sư Huệ Khả. Thiền sư Huệ Khả cảm thấy trong tâm có nhiều vấn đề, nên muốn Tổ giúp đỡ mình an tâm. Vì thế, Tổ hỏi Thiền sư: “Tâm con ở đâu? Con hãy đem tâm bất an ra cho thầy xem thử!”.

Trăm năm trong cõi người ta

Kiến thức 07:28 19/09/2024

Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Ở đấy, Thế Tôn dạy các Tỷ kheo:

Không quyến luyến, không trốn tránh

Kiến thức 19:21 18/09/2024

Tuy giáo lí Phật-đà bàn nhiều về các nỗi khổ của chúng sinh nhưng không có nghĩa là những người học Phật nhất định phải trốn đời, trốn tránh hiện thực một cách tiêu cực để lánh khổ tìm vui.

Xem thêm