Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 26/06/2019, 10:17 AM

Nghệ thuật điêu khắc cổ ở động Đại Túc Thạch Khắc

Thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nằm cách Trùng Khánh khoảng 100km về hướng Tây là một vùng hoang dã đìu hiu có một thời đã bị lãng quên với giấc ngủ say vùi trong rừng rậm hoang vu.

Đến năm 1939, một giáo sư ngành kiến trúc tình cờ phát hiện những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong các hang động ở khu vực này trong một chuyến du sơn ngoạn thủy, vậy là người ta bắt đầu biết đến và đổ về chiêm bái vùng hang động kỳ bí thiêng liêng đó: hang động Đại Túc Thạch Khắc.

Đến năm 1939, một giáo sư ngành kiến trúc tình cờ phát hiện những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong các hang động ở khu vực này trong một chuyến du sơn ngoạn thủy

Đến năm 1939, một giáo sư ngành kiến trúc tình cờ phát hiện những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong các hang động ở khu vực này trong một chuyến du sơn ngoạn thủy

Đại Túc (Dazu) thực ra không hề là một vùng hoang vu hoang dã như người ta lầm tưởng. Theo truyền thuyết trong dân gian thì đức Phật trong một lần hiện thân du hóa đã từng đặt chân  tại một hồ nước ở Bảo Đỉnh Sơn, để lại một vết chân dài đến 2 mét, từ đó vùng này mang tên là Đại Túc (chân lớn).

Nghệ thuật điêu khắc trên vách núi thật tuyệt diệu

Nghệ thuật điêu khắc trên vách núi thật tuyệt diệu

Tượng Phật nhập niết bàn tại hang động Thạch Túc

Tượng Phật nhập niết bàn tại hang động Thạch Túc

Nghệ thuật Phật giáo ở hang động này khiến người ta sửng sốt

Nghệ thuật Phật giáo ở hang động này khiến người ta sửng sốt

Còn theo lịch sử thì vào cuối thời Đường Vũ Tông, Phật giáo bị đàn áp bức hiếp nên nhiều tăng sĩ phải bỏ Trường An bôn tẩu về Tứ Xuyên, đến nương náu ẩn thân tại vùng Đại Túc này. Về sau khoảng cuối thể kỷ thứ 9, có một viên tướng tên là Vĩ Quân Tinh nổi dậy chống lại triều đình ở Thành Đô, đã chọn Bắc Sơn ở vùng Đại Túc để đóng quân dựng trại, rồi cho binh sĩ đẽo núi đá tạc những tượng Phật để ngày đêm cầu nguyện. Rồi trong suốt quãng thời gian dài từ thời Ngũ Đại đến đời Tống, Phật giáo tại vùng Đại Túc được chấn hưng và phát triển rất mạnh. Từ đó, vùng Đại Túc với khoảng 70 khu vực gồm 50.000 tượng Phật nằm rải rác, phần lớn tập trung ở 2 thạch động Bắc Sơn và Bảo Đỉnh Sơn.

Năm 2002, Bộ Bưu chính Viễn thông nước CHND Trung Hoa đã cho phát hành một bộ tem gồm 4 mẫu cùng mang giá mặt 80 jiao (1 Nhân dân tệ viết tắt là CNY= 10 jiao), và một bloc tem giá mặt 8 CNY để riêng nói về “Hang động Đại Túc Thạch Khắc”.

Năm 2002, Bộ Bưu chính Viễn thông nước CHND Trung Hoa đã cho phát hành một bộ tem gồm 4 mẫu cùng mang giá mặt 80 jiao (1 Nhân dân tệ viết tắt là CNY= 10 jiao), và một bloc tem giá mặt 8 CNY để riêng nói về “Hang động Đại Túc Thạch Khắc”.

Năm 2002, Bộ Bưu chính Viễn thông nước CHND Trung Hoa đã cho phát hành một bộ tem gồm 4 mẫu cùng mang giá mặt 80 jiao (1 Nhân dân tệ  viết tắt là CNY= 10 jiao), và một bloc tem giá mặt 8 CNY để riêng nói về “Hang động Đại Túc Thạch Khắc”. Đây là bộ tem thuộc mảng đề tài “nghệ thuật điêu khắc đá cổ của Phật Giáo Trung Hoa”, nên trên các mẫu tem trong bộ đều đưa hình ảnh những tượng Phật, chư vị Bồ Tát được tạc khắc trên đá rất công phu tinh xảo và tuyệt đẹp! Thử xem qua các mẫu tem, theo thứ tự ta thấy được:

(4-1) Nhật Nguyệt Quan Âm - đời Tống - Bắc Sơn(4-2) Phổ Hiền Bồ Tát - đời Tống - Bắc Sơn (4-3) Tam Thân Phật - đời Tống - Bảo Đỉnh Sơn(4-4) Kim Cang Tạng Bồ Tát - đời Tống - Thạch Môn Sơn (Bloc) Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm - đời Tống - Bảo Đỉnh Sơn.

(4-1) Nhật Nguyệt Quan Âm - đời Tống - Bắc Sơn(4-2) Phổ Hiền Bồ Tát - đời Tống - Bắc Sơn (4-3) Tam Thân Phật - đời Tống - Bảo Đỉnh Sơn(4-4) Kim Cang Tạng Bồ Tát - đời Tống - Thạch Môn Sơn (Bloc) Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm - đời Tống - Bảo Đỉnh Sơn.

Bài liên quan

(4-1) Nhật Nguyệt Quan Âm - đời Tống - Bắc Sơn(4-2) Phổ Hiền Bồ Tát - đời Tống - Bắc Sơn (4-3)  Tam Thân Phật - đời Tống - Bảo Đỉnh Sơn(4-4) Kim Cang Tạng Bồ Tát - đời Tống - Thạch Môn Sơn (Bloc) Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm - đời Tống - Bảo Đỉnh Sơn.

Tại Bắc Sơn vùng Đại Túc, có vô số tượng đá được an vị trong một động đá cao 7 mét, dài đến nửa cây số. Phía Nam của động là những tượng tạc vào thế kỷ thứ 9 và 10 thuộc đời Đường và Ngũ Đại. Phía Bắc là những tượng tạc vào đời Tống, thế kỷ 12.

Trong vô số tượng đá ở Bắc Sơn thì tượng Nhật Nguyệt Quan Âm được cho là tác phẩm điêu khắc nghệ thuật tuyệt hảo nhất. Theo kinh sách Phật giáo Trung Hoa, Nhật Nguyệt Quan Âm là một vị Bồ Tát rất linh thiêng, là một trong những tùy cơ hiện thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, thường cứu giúp cho những người đang gặp khổ nạn tai ương mà biết nhất tâm trì niệm danh hiệu Ngài bất kể là đêm hay ngày (trời hay trăng:nhật nguyệt). Quan Thế Âm Bồ Tát có thể hiện thân Phật, thân La hán, thân Vương hầu, Cư sĩ, Tỳ kheo, nam phụ lão ấu… để tùy duyên ứng hóa cứu độ chúng sinh. Vì vậy mà hình tượng của Quan Thế Âm Bồ Tát  rất gần gũi với dân chúng, và được mọi tầng lớp trong xã hội tôn kính ngưỡng mộ, cho dù Ngài hóa thân thành bất cứ vị Quan Âm hay hình tướng khác lạ nào. 

Cũng tại Bắc Sơn, tượng Phổ Hiền Bồ Tát luôn gây nên sự trầm trồ, tiếng tấm tắc của bất cứ ai đến chiêm bái, vãn cảnh thạch động. Phổ Hiền Bồ Tát - tiếng Phạn là  Samantabhadra, phiên âm là Tam Man Da Bạt Bà La, hoặc Tam Mạn Tam Bạt Đà Ni - mang ý nghĩa là phổ hóa hiền lương khắp nơi. Ngài cũng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là thị giả của Thích Ca Mâu Ni Phật, thường thấy thờ trong các chùa viện Phật giáo, ít khi nào thờ riêng lẻ độc lập. Nếu Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi tượng trưng cho Trí Tuệ, cưỡi thanh sư (sư tử màu xanh) thì Bồ Tát Phổ Hiền tượng trưng cho Chân Lý, cưỡi bạch tượng (voi trắng).

Tương truyền rằng núi Nga Mi ở tỉnh Tứ Xuyên là đạo tràng thuyết pháp của Bồ Tát Phổ Hiền, nên tại ngọn núi này có chùa Phổ Hiền là chùa đầu tiên thờ Ngài. Vào đời Bắc Tống, chùa đã đúc một tượng Bồ Tát Phổ Hiền với tư thế ngồi kiết già trên đài sen, tay cầm ngọc Như Ý, đầu đội mão Ngũ Phật Kim Quang, bằng đồng nặng đến 62 tấn, trở thành một kiệt tác nghệ thuật điêu khắc  của Phật giáo Trung Hoa!

Trên Bảo Đỉnh Sơn nằm về hướng Bắc của Đại Túc, ngày nay theo thống kê có khoảng 10.000 tượng khắc đá, trải qua nhiều thế hệ nghệ nhân đã lao động sáng tạo, có rất nhiều tượng Phật, Bồ Tát, Thập Đại Minh Vương rất lạ, trình bày quan niệm về vũ trụ của Mật giáo, đáng kể nhất là ba pho tượng “Tam Thân Phật”, hai bên là 12 vị Bồ Tát (mỗi bên 6 vị) mỗi vị mỗi vẻ mặt và thế ngồi khác nhau, còn gọi là 12 vị Viên Giác. Tam Thân Phật tức là ba loại thân Phật, gồm: pháp thân, báo thân và ứng thân.

Theo thuyết của Thiên Thai Tông - một môn phái của Phật giáo Trung Quốc - thì Tỳ-Lô-Gia-Na Phật (Đại Nhật Như Lai) chính là pháp thân Phật. Lô-Xá-Na-Phật (Quang Minh Biến Chiếu  Như Lai) là báo thân Phật, và Thích Ca Mâu Ni Phật  là ứng thân Phật. Theo tín ngưỡng của Phật giáo Đại thừa thì Tam Thân Phật là thể hiện ba dạng thân khác nhau của đức Thích Ca Mâu Ni. Việc sắp đặt Tam Thân Phật trên điện thờ như sau: Bức tượng chính giữa là Tỳ-Lô -Giá-Na Phật (pháp thân ), bức tượng bên trái là Lô-Xá-Na Phật (báo thân), và bức tượng bên phải là Thích Ca Mâu Ni Phật (ứng thân). 

Tương truyền vào thế kỷ thứ 12, có một Thiền tăng tên là Triệu Chí Phụng đã khởi xướng việc xây dựng các thạch động thờ Phật. Vị thiền tăng Mật giáo này đã khởi công xây dựng vùng Bảo Đỉnh Sơn từ năm 1179, với nhiều hang động và rất nhiều pho tượng, trong số đó có tượng Tỳ-Lô-Giá-Na-Phật là do chính tay ông tạc. Ngoài ra còn có  tranh “Thập Mục Ngưu Đồ” (mười bức tranh về chăn trâu) được chạm khắc trên vách đá, trải qua cả 1000 năm rồi mà vẫn còn được rõ nét sắc sảo.        

Tem Thiên Thủ Thiên nhãn

Tem Thiên Thủ Thiên nhãn

Theo Mật tông Phật giáo, có 16 vị Bồ Tát của Hiền Kiếp có nhiệm vụ hộ pháp Phật là 16 địa vị cao nhất trong nghìn vị Phật, tướng mạo thường là Bồ Tát với tương lai sẽ thành Phật, và Kim Cang Tạng Bồ Tát (pho tượng trong mẫu tem thứ 4) là một trong số 16 vị Bồ Tát đó. Có khi Kim Cang Tạng Bồ Tát hiện tướng phẫn nộ, hung dữ, tay cầm chùy Kim Cang để hàng phục ma quỷ, nên còn được gọi là Kim Cang Tạng Vương. Đặc biệt là pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm Bồ Tát với hằng nghìn cánh tay tỏa ra chiếm diện tích đến 88 m2, là pho tượng huyền ảo thiêng liêng, và những câu chuyện truyền khẩu về pho tượng này cũng đủ làm cho bao người bị cuốn hút, phải cúi đầu cung kính đảnh lễ.

Quần thể các tượng đá cổ trong những thạch động thờ Phật ở Đại Túc Thạch Khắc quả là một danh lam thắng cảnh, một kho tàng quý báu của nghệ thuật điêu khắc đá cổ không chỉ riêng cho đất nước Trung Quốc, mà còn của cả thế giới!

Bài liên quan

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm