Thứ năm, 04/04/2024, 16:12 PM

Nghệ thuật thiền trà mang vị Thiền

Chương trình thiền trà và pháp đàm với chủ đề “Quay về nương tựa” vừa diễn ra tại chùa Hòa Mạc, Khánh Hòa, Duy Tiên, Hà Nam, tối 20/3. Phatgiao.org.vn giới thiệu bài viết cảm nhận từ tác giả Liên Điều sau chương trình.

Quang cảnh buổi thiền trà và pháp đàm

Quang cảnh buổi thiền trà và pháp đàm

Nghệ thuật thưởng trà là một bộ môn nghệ thuật kết hợp giữa nét đẹp của bộ ấm trà, hoà quyện vào đó là vị thơm đặc biệt của loại trà cùng với thao tác chuyển động tỉ mỉ, cộng với sự thư thái trong các bước, từ bước pha, nếm, thưởng thức tạo thành một khối thống nhất.

Nghệ thuật thưởng trà mang đến nguồn cảm hứng mới, nuôi dưỡng tinh thần của những người yêu trà.

Không biết từ khi nào mà trà - loại thức uống thực dưỡng trở thành một trong thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Có câu nói rất hay: “Quan môn thất kiện sự, sài, mễ, du, diêm, tương, thố, trà”. Nghĩa là trong nhà lúc nào cũng phải có 7 thứ là: củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm, trà.

Uống trà không chỉ là thói quen “Ăn xong uống một chén trà” mà còn là một truyền thống. Và một nét văn hóa “khách đến chơi nhà nhất định phải pha trà tiếp đãi” đã có từ lâu đời của người Việt Nam. Đặc biệt, vào những dịp lễ quan trọng đến thì trà càng không thể thiếu trong mỗi câu chuyện hàn huyên

Trong Phật giáo, nghệ thuật thiền trà mang vị Thiền. Thiền là nghệ thuật đưa tâm trở lại với chính mình, các Thiền sư mượn chén trà để đưa tâm trở lại với chính mình. Tâm chúng ta hàng ngày sôi động quên đi giây phút thực tại thì chính nhờ những giây phút lắng đọng này, chúng ta được trở về với thực tại và thực tại thì bao giờ cũng rất đẹp, rất an lạc và rất nhiệm màu. Sau những thăng trầm, xao động của cuộc sống, buổi thiền trà chính là giây phút để con người mượn chén trà đưa tâm trở lại với chính mình. Trong giây phút này, con người hoàn toàn sống trong hiện tại, hưởng trọn vẹn cảm giác thoải mái, an lạc và hạnh phúc.

Trong nghi thức thiền trà, có những quy tắc bất di bất dịch để nhắc nhở người xuất gia phải giữ lấy chánh niệm thông qua việc uống trà, như: “Phật hoàng Trần Nhân Tông khi được hỏi gia phong nhà Hòa thượng là gì? Ngài đáp: “Áo rách che mây sáng ăn cháo, bình xưa tưới nguyệt tối dùng trà””. 

Phật tử phục vụ trà cho chư Tăng Ni, Phật tử tham dự

Phật tử phục vụ trà cho chư Tăng Ni, Phật tử tham dự

Nghệ thuật thiền trà đặc biệt thích hợp với việc trau dồi đạo đức, rèn luyện tinh thần. Cần buông thả mọi phiền muộn nơi trần thế, từ bỏ những ham muốn danh lợi, duy trì trạng thái cân bằng thanh tịnh mới có thể lĩnh ngộ được ý nghĩa chân thật này. Nếu bạn không hiểu về thiền, không ngộ được thiền ý thì khi bạn uống trà sẽ không cảm nhận được sự đồng nhất giữa trà và thiền. Trong trà gói trọn bao nhiêu triết lý của cuộc đời, biểu hiện hết thảy ngọn ngành cảnh giới của nhân sanh.

Và đặc biệt hơn, khi dự buổi thiền trà, Phật tử có thể đặt câu hỏi về những vướng mắc của mình trong cuộc sống đến quý thầy và cùng giải đáp, chia sẻ cách vận dụng giáo lý trong Phật giáo để vượt qua những khổ ải trong cuộc sống. Bởi ngay nơi trà thiền, bên những chiếc bánh ngọt, bên tách trà thơm, cùng với bạn hiền, chúng ta sẽ cảm nhận được sự tương tức trong vạn pháp và tri ân cuộc sống nhiệm màu.

“Chén trà trong hai tay

Chánh niệm nâng tròn đầy

Thân và tâm an trú

Bây giờ và ở đây”

Phương châm của thiền trà là “bây giờ và ở đây”, nghĩa là bạn sẽ buông xuống mọi cảm xúc của mình ngay bây giờ và bỏ lại mọi gánh nặng ở đây, chỉ quay về với sự bình an trong tâm khảm thì sẽ có được “Hạnh phúc đích thực” cho bản thân, mà không cần một phép mầu nào lớn lao hơn nữa.

Mời trà - uống trà, đó là một nét đẹp trong phong tục truyền thống từ xa xưa, chúng ta nên phát triển văn hóa trà trong xã hội rộng lớn bằng cách ngồi lại cùng nhau trong yên lặng, tỉnh thức, một cách để bước vào con đường hạnh phúc. Hương trà ấy sẽ bay đi khắp nơi, khắp chốn nhân gian hòa quyện với cái hương cái vị của tự tại và giải thoát.

Buổi thiền trà và pháp đàm có sự tham dự của Thượng tọa Thích Trí Chơn, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban Hoằng pháp Trung ương, Phó ban Văn hóa Trung ương, Trưởng ban Văn hóa GHPG TP.HCM; Đại Đức Thích Hạnh Bích, UVTT Ban Văn hóa Trung ương, Ủy viên Ban Nghi lễ Trung ương, trụ trì chùa Cao (Nam Định); Ni sư Thích Đàm Huề, Phó trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử - Phân Ban Ni giới Trung ương, UVTT Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Nam, trụ trì chùa Hòa Mạc, cùng chư tôn đức Tăng Ni đến từ các tự viện, Phật tử trong và ngoài tỉnh tham dự.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Miền Bắc ô nhiễm không khí đỉnh điểm

Môi trường 09:31 26/12/2024

Sáng sớm ngày 24/12, hầu hết các điểm đo tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc đã chuyển sang ngưỡng tím – ngưỡng rất có hại cho sức khoẻ con người, cho thấy diễn biến ô nhiễm không khí ở miền Bắc rất đáng lo ngại.

Tại sao bão số 10 lại hình thành ngay trong đợt không khí lạnh?

Môi trường 10:25 24/12/2024

Thông thường không khí lạnh sẽ khiến bão bị yếu đi hoặc không thể hình thành, nhưng bão số 10 lại xuất hiện. Vì sao?

Những bức ảnh ấn tượng báo động về môi trường năm 2024

Môi trường 14:04 23/12/2024

Chim cánh cụt thay đổi nơi làm tổ, Fiji ngập trong rác nhựa dạt từ nước khác, núi lửa phun trào sau 800 ngủ yên, người dân đi bộ qua một phần sông Amazon đang hạn hán...là những hình ảnh các báo quốc tế bình chọn cho năm 2024.

Sài Gòn lạnh 20 độ C, người dân khoác áo ấm ra đường

Môi trường 10:31 23/12/2024

Sáng nay 23/12, thời tiết TP.HCM lạnh, nhiệt độ giảm mạnh, người dân cảm nhận được cái lạnh rõ rệt dù trời có nắng.

Xem thêm