Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 12/08/2019, 15:20 PM

Nghị lực vượt lên số phận của 2 nữ sinh nghèo đỗ đại học

Không nói ra nhưng chúng tôi tin ước mơ của Thiện My và Như Thủy - cựu nữ sinh THPT Đồng Khánh - Hai Bà Trưng sẽ trở thành sự thật, bởi nghị lực vươn lên số phận, một tinh thần hiếu học và hơn cả là xung quanh các em còn có những tấm lòng nhân ái của mọi người dành cho em.

>>Gieo mầm thiện 

Ước mơ làm dược sĩ

Em Tôn Nữ Thiện My - cựu học sinh lớp 12B1, Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế - TT Huế).

Em Tôn Nữ Thiện My - cựu học sinh lớp 12B1, Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế - TT Huế).

Tấm gương đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc là hoàn cảnh của em Tôn Nữ Thiện My - cựu học sinh lớp 12B1, Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế - TT Huế).

Trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia (năm học 2018 – 2019) vừa qua, My đã thi đỗ vào trường Đại học Y Dược Huế: khối A, với tổng số điểm 3 môn 26,6 điểm (Toán: 9,6, Lý 8,25, Hóa 8,75), My đậu vào ngành Dược.

Để có kết quả học tập ấy, em phải vượt qua bao gian khó, phấn đấu không ngừng trong suốt 12 năm học, kết quả điểm bình quân trong các năm học của em bao giờ cũng trên 8,5 và năm 12 là 8,6. Năm 2018-2019, em còn đạt giải khuyến khích trong kỳ thi tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn hóa học. 

Bài liên quan

Nhưng hoàn cảnh gia đình của My hết sức khó khăn. Ba My là anh Tôn Thất Phương (57 tuổi), làm nghề cắt tóc tại nhà cho người dân quanh xóm thuộc phường Trường An (TP Huế) cũng đủ lo tiền sống qua ngày của 4 miệng ăn trong nhà. Nhưng những lúc trái gió trở trời lại tái phát chứng đau vai gáy, nên công việc đôi lúc phải nghỉ vì cơn đau và cuộc sống hằng ngày càng thêm khó khăn. Mẹ My là chị Phạm Thị Xuê (53 tuổi), để có tiền cho con ăn học, chị phải nhận đi giúp việc nhà cho những nhà có nhu cầu, mỗi tháng chỉ thu nhập từ 2-2,5 triệu. Mẹ My, cũng đang mang bệnh cột sống và teo cơ tay đang điều trị nhưng không thường xuyên bởi kinh tế gia đình em eo hẹp.

Anh Phương, chị Xuê cho biết: “Nghe tin con đậu đại học, chúng tôi mừng lắm. Nhưng nghĩ đến khoản chi phí trong 5 năm tới, thật sự lòng chúng tôi rối như tơ vò. Ngày nhập học của cháu cũng sắp đến, trong nhà không có tài sản gì để bán, tôi chẳng thể xoay đâu ra tiền cho cháu làm hồ sơ nhập học, nhưng bảo cháu bỏ học thì chúng tôi không đành lòng. Mà chúng tôi còn lo cho em gái My, năm nay cũng bước vào lớp 10 nữa”!

Biết gia đình khó khăn nên sau kỳ thi đến nay, My phụ giúp việc nhà cho bố mẹ vì My là chị cả trong gia đình có 2 chị em, nhận gia công làm xâu chuỗi đeo tay ngày kiếm 10.000-15.000 đồng/ngày, dành dụm tiền để phụ với cha mẹ làm hồ sơ nhập học. Nhưng số tiền dành dụm bấy lâu nay của cả nhà không mấy sản, không thể tính được chuyện gì. Vì thế, My định đến trường xin gia hạn thời gian đóng học phí, rồi đi làm thêm kiếm tiền đóng học phí trong thời gian học.

Mồ côi cha, nỗ lực đỗ đại học

Em Hồ Như Thủy - cựu học sinh lớp 12A4 Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế - TT Huế).

Em Hồ Như Thủy - cựu học sinh lớp 12A4 Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế - TT Huế).

Tương tự Tôn Nữ Thiện My, em Hồ Như Thủy - cựu học sinh lớp 12A4 là một trong những tấm gương vượt khó đáng khâm phục cho các em học sinh trường THPT Hai Bà Trưng.

Nhà Thủy thuộc diện hộ nghèo của phường Tây Lộc (TP Huế). Trong căn nhà nhỏ nhưng có đến 3 nhân khẩu đang sinh sống trong ngôi nhà bé nhỏ này. Hàng ngày, mẹ Thủy vừa nhận giúp việc nhà tại một ngôi chùa ở Huế đó là nguồn sống của 3 mẹ con.

Nhưng cái nghèo cái khó khăn vẫn không buông tha cho gia đình Thủy, năm 2007 sau khi làm tăng ca, ba Thủy là công nhân ở một nhà máy đường ở TP Hồ Chí Minh nên lao lực đã lên cơn đột quỵ và vĩnh viễn đi xa. Lúc đó, Thủy đang học lớp 1 và chị gái lớp 3 nên gánh nặng gia đình đổ hết lên vai mẹ của Thủy là chị Hồ Thị Thu Hà (44 tuổi)-khó khăn chồng khó khăn.

Thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ nên ngay sau khi thi đại học xong, Thủy chủ động đã xin vào làm thêm để có tiền nhập học sắp cận kề nhưng chưa tìm được nên ở nhà làm việc nhà, nấu cơm nước cho gia đình. Việc làm thêm thu ngân ở quầy kinh doanh tại TP Huế đã có chị gái (đang là sinh viên năm nay lên năm 3 trường Đại học kinh tế Huế) vất vả nhưng chị gái Thủy cảm thấy rất vui khi đã phụ mẹ để có một số tiền nho nhỏ để em gái út Thủy sắp nhập học, nhưng nghĩ đến những khoản chi phí khác (tiền sách vở, nhà trọ, ăn ở…), Thủy thấy gia đình mình không đủ sức bước vào cảnh cổng đại học.

Bài liên quan

Được biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay, Thủy thi đỗ vào trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng (với  tổng số điểm là 21,4: Toán: 8,4, Lý: 7,25 và Hóa: 5,75) ngành Kiểm toán. Với ước mơ trở thành một kiểm toán viên, có thể nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình sau này. Để có kết quả học tập ấy, Thủy phải vượt qua bao gian khó, phấn đấu không ngừng trong suốt 12 năm học, kết quả điểm bình quân trong các năm học của em bao giờ cũng trên 8,4. Năm học 2018-2019, em Thủy còn đạt giải 3 trong kỳ thi tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán.

Tiến Sĩ Trần Khánh Phong – Phó Hiệu trưởng - Phụ trách công tác Học bổng ở trường THPT Hai Bà Trưng - nhận xét: "Thiện My và Như Thủy là những học sinh có tinh thần vượt khó và vươn lên trong học tập. Cùng đạt giải trong kỳ thi chọn Học sinh giỏi tỉnh TT Huế năm học 2018-2019, hai em trở thành những tấm gương đáng để nhiều học sinh khác khâm phục, noi theo. Liên hệ với Văn phòng Báo Tuổi Trẻ tại TP Huế, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến hai trường hợp này để giới thiệu với các nhà tài trợ học bổng “Tiếp sức tới trường”, nhằm cùng hai em nuôi ước mơ bước vào giảng đường Đại học".

Sau 12 năm My, Thủy nỗ lực trong học tập, vượt qua mọi khó khăn để thi đỗ vào trường Đại học Y dược Huế, Đại học Kinh tế Đà Nẵng nhưng với tình cảnh cha mẹ bệnh tật, gia đình không đủ điều kiện thì ước mơ đặt chân vào giảng đường của My - Thủy xem ra còn lắm gian nan, rất cần được sự chia sẻ, tiếp sức của những tấm lòng nhân ái đến với 2 em.

Không nói ra nhưng chúng tôi tin ước mơ của Thiện My và Như Thủy - cựu nữ sinh THPT Đồng Khánh - Hai Bà Trưng sẽ trở thành sự thật, bởi nghị lực vươn lên số phận, một tinh thần hiếu học và hơn cả là xung quanh các em còn có những tấm lòng nhân ái của mọi người dành cho em.

                                                   

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024

Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.

Đi chùa sám hối?

Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao

Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024

Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.

“Đây là lời thật lòng của tôi, người từng ở trong bùn lầy và đã ra khỏi bùn lầy”

Phật giáo và người trẻ 13:45 08/11/2024

Người ta có thể phạm rất nhiều lỗi trong đời, nhưng ngàn vạn lần không nên phạm tội tà dâm! Cổ nhân nói: “Vạn ác, dâm đứng đầu!” Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới nhận ra uy lực của câu nói này.

Xem thêm