Thứ sáu, 01/12/2023, 16:27 PM

Nghi thức cúng ngọ

Nghi thức này được sử dụng tại thiền viện để dâng cơm cúng Bụt vào giờ trưa trước khi khai bảng báo giờ ngọ trai của đại chúng. Tại tư gia, vào những ngày rằm hay mồng một hoặc vào những dịp đặc biệt như Nguyên Đán, Trung Nguyên, Cúng Nhà Mới… ta cũng có thể sử dụng nghi thức này để cúng dường.

nghi thuc cung ngo_680

1. (Dâng Hương)

Xinh tốt như hoa sen

Rạng ngời như Bắc Đẩu

Xin quay về nương náu

Bậc thầy của nhân thiên. (C)

Hương đốt, khói trầm xông ngát

Kết thành một đóa tường vân

Đệ tử đem lòng thành kính

Cúng dường chư Bụt mười phương

Giới luật chuyên trì nghiêm mật

Công phu thiền định tinh cần

Tuệ giác hiện dần quả báu

Dâng thành một nén tâm hương.

Chúng con kính dâng hương lên Bụt và chư vị Bồ Tát. (C)

2. (Cúng Dường)

Nam mô Bụt thường trú trong mười phương

Nam mô Pháp thường trú trong mười phương

Nam mô Tăng thường trú trong mười phương

Nam mô đức Bổn sư Bụt Thích Ca Mâu Ni

Nam mô đức Bụt A Di Đà thế giới Cực Lạc

Nam mô các đức Bụt trong mười phương và ba đời

Nam mô đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi

Nam mô đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền

Nam mô đức Bồ Tát Đại Bi Quan Thế Âm

Nam mô đức Bồ Tát Đại Lực Đại Thế Chí

Nam mô đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương

Nam mô chư tôn Bồ Tát Thánh Chúng có mặt chốn già lam

Nam mô các đức Bồ Tát, tổ sư qua các thời đại

Nam mô đức Bồ Tát Sứ Giả Giám Trai

Nam mô đức Bồ Tát Minh Vương Thập Điện

Nam mô các đức Bụt và Bồ Tát có mặt trên đạo tràng. (C)

3. (Trì Chú) (mỗi chú ba lần)

(Chơn Ngôn Biến Thực)

Nam mô tát phạ, đát tha nga đa, phạ rô chỉ đế

Án, tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (C)

(Chơn Ngôn Biến Thủy)

Nam mô tô rô bà gia, đát tha nga đá gia, đát điệt tha

Án, tô rô, tô rô, bạt ra tô rô, bạt ra tô rô, ta bà ha. (CC)

4. (Kệ Cúng Dường)

Sắc hương vị cơm này

Trên cúng dường chư Bụt

Đến các bậc hiền thánh

Rồi các giới lục đạo

Cúng dường không phân biệt

Tất cả đều no đủ

Xin nguyện cho thí giả

Vượt qua bờ bên kia

Ba đức và sáu vị

Cúng dường Bụt và Tăng

Mọi loài trong pháp giới

Cũng đều xin cúng dường. (C)

Án, nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhật ra hộc. (ba lần) (C)

5. (Kệ)

Thành tâm hiến cúng toàn cam lộ

Như núi Tu Di chẳng ít hơn

Sắc hương mỹ vị đầy hư không

Xin hãy xót thương mà chấp nhận.

Nam mô đức Bồ Tát Phổ Cúng Dường. (ba lần) (C)

6. (Hồi Hướng)

Cúng dường pháp thâm diệu

Tạo công đức vô biên

Đệ tử xin hồi hướng

Cho chúng sinh mọi miền. (C)

Pháp môn xin nguyện học

Ân nghĩa xin nguyện đền

Phiền não xin nguyện đoạn

Quả Bụt xin chứng nên. (C)

Vừa cúng Bụt xong

Nguyện cho chúng sanh

Thực hiện đầy đủ

Sự nghiệp giác ngộ. (CCC)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

Kiến thức 08:30 07/01/2025

Nhờ có ngày mùng 8 tháng 12 mà hôm nay thế giới loài người đã tôn vinh và công nhận đạo Phật là đạo của con người, vì con người mà sống thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim có hiểu biết.

Bài học đáng quý nhân ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo

Kiến thức 13:00 06/01/2025

Chúng ta thấy không có kết quả tốt đẹp nào đến ngẫu nhiên cả, tất cả đều nhờ công phu cực khổ mới được. Bây giờ chúng ta kính phục lễ lạy Phật, đó là kết quả Ngài đã từng trả giá rất đắt trên bước đường tầm tu, không phải chuyện dễ dàng.

Nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp chướng bệnh tật

Kiến thức 12:05 06/01/2025

Hết thảy chúng sinh, vì vọng động từ vô thỉ kiếp mà có vô minh, mê lầm đã trải qua số kiếp nhiều như cát bụi. Khởi tâm động niệm tạo biết bao ác nghiệp nên che mất Phật tánh của mình. Nghiệp chướng không trừ thì Phật tánh không thể hiện tiền.

Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

Kiến thức 10:57 04/01/2025

Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.

Xem thêm