Thứ bảy, 24/06/2023, 08:50 AM

Nghi thức tụng lễ Vu Lan Phật tử nên biết

Nghi thức tụng lễ Vu Lan là một trong những nghi thức mà Phật tử cần biết, đặc biệt là trong tháng 7 âm lịch.

vnp_minhquang

Hôm nay là ngày chúng Tăng Tự tứ, toàn thể chư Tăng ni chúngcon hiệp cùng thiện nam tín nữ về tại Thiền viện...- chùa....

Hiện diện chúng con đều một dạ chí thành quỳ trước Phật đài thấp nén tâm hương cúng dường ngôi Tam bảo, chư Tăng các bậc hiền Thánh thường ở khắp mười phương, quang giáng đạo tràngchứng minh cho lòng thành của chúng con. Chúng con nguyện noi theo gương hiếu hạnh Tôn giả Mục Kiền Liên nguyện làm con thảo, cháu hiền nhớ ân nghĩa cha mẹ hiện đời và nhiều đời sinh thành dưỡng dục, đã gian khổ vì chúng con mà chịu khổ trong sinh tử.

Cúi mong Tam Bảo thường ở khắp mười phương từ bi quang giáng đạo tràng chứng minh cho lòng thành chúng con thành tâmcúng dường: Hương hoa, quả phẩm vật và trì tụng Kinh tám điều giác ngộ của bậc Bồ-tát và cùng đọc sám văn Vu lan báo hiếu.

Nguyện trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường và nguyện cầu Hồng ân Tam bảo thùy từ gia hộ cho Cửu huyền Thất tổ, cha mẹ nhiều đời của chúng con cùng tất cả chúng sinh sớm lên bờ giác, thoát khỏi biển khổ sông mê mà tin sâu Tam bảo, phát tâm sống đời đạo đức.

Thứ nguyện cho cha mẹ của chúng con hiện tiền thân tâm thường an lạc, oan khiên dứt sạch, bệnh tật tiêu trừ, phước huệ trang nghiêm, cát tường như ý.

Nam mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni.(OOO)

CA NGỢI TAM BẢO

Phật là đấng giác ngộ mình,

Độ người thoát khỏi, tử sinh bao đời.

Từ bi, trí tuệ rạng ngời,

Là thầy ba cõi, trời người xưa nay.(O)

Pháp là phương thuốc diệu thay,

Chữa lành bệnh khổ, muôn loài chúng sinh. Như vầng trăng sáng lung linh,

Soi đường ra khỏi, u minh mê mờ.(O)

Tăng là những bậc chân tu,

Biết đời huyễn mộng, giã từ ra đi.

Thấm nhuần trí tuệ, từ bi,

Độ đời thoát khỏi tham si.... khổ sầu.(O) Nam mô hoan hỷ tạng Bồ-tát. (3 lần)(OOO)

TÁN DƯƠNG GIÁO PHÁP

Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp Nay con nghe thấy xin trì tụng Nguyện hiểu chân kinh nghĩa nhiệm mầu. Nam mô khai pháp tạng Bồ-tát. (3 lần)O

TÁN PHẬT

Đại từ đại bi thương chúng sinh.

Đại hỷ đại xả cứu muôn loài.

Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm. Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.(OOO)

ĐẢNH LỄ TAM BẢO

Nhất tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời thường trú trong mười phương. (Lạy một lạy) O

Nhất tâm đảnh lễ: Tất cả Chánh pháp ba đời thường trú trong mười phương. (Lạy một lạy) O

Nhất tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc hiền Thánh ba đời thường trú trong mười phương. (Lạy một lạy) (OOO)

(Bắt đầu vô chuông mõ)

Một tiếng chuông ba tiếng mõ.

Một tiếng chuông một tiếng mõ.

Một tiếng chuông một tiếng mõ.

Một tiếng chuông năm tiếng mõ.

PHÁT NGUYỆN TRÌ KINH

Lạy đấng thầy ba cõi,

Quy mạng Phật mười phương,

Nay con phát nguyện lớn,

Tụng kinh Phật đản sinh,

Trên đền bốn ơn nặng,

Dưới cứu khổ muôn loài,

Nguyện cho người thấy nghe,

Đều phát tâm Bồ-đề,

Sống an vui giải thoát. O Nam-mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni. (3 lần) (OOO)

KINH TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ CỦA BẬC BỒ-TÁT

Là người đệ tử Phật, ngày đêm nên chí thành, nhớ nghĩ và tư duy, về tám điều giác ngộ, của các bậc Bồ-tát.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ NHẤT: Thế gian vốn vô thường, cõi nước rất mong manh, bốn đại lại khổ không, năm ấm là vô ngã, luôn sinh diệt biến đổi, giả dối không có chủ, tâm là nguồn việc ác, thân là rừng nghiệp tội, nếu quán sát như thế, dần hồi lìa tử sinh.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ HAI: Tham muốn nhiều là khổ, bao sinh tử nhọc nhằn, đều từ tham dục khởi, nếu ít muốn biết đủ, thân tâm được an lành.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ BA: Tâm nếu không thỏa mãn, chỉ lo việc tham cầu, sẽ tăng thêm tội ác, Bồ-tát hay quán xét, thường muốn ít biết đủ, vui cảnh nghèo giữ đạo, lấy trí tuệ làm đầu.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ TƯ: Lười biếng phải sa đọa, nên thường hành tinh tấn, để phá trừ phiền não, nhiếp phục bốn chúng ma, xa lìa chốn tối tăm.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ NĂM: Ngu si phải sinh tử, Bồ-tát thường nên nhớ, luôn học rộng nghe nhiều, để tăng trưởng trí tuệ, nhằm thành tựu biện tài, rồi đem niềm vui lớn, giáo hóa cho mọi người.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ SÁU: Nghèo khổ hay oán giận, thường gieo nhiều tội lỗi, Bồ-tát luôn san sẻ, bình đẳng với mọi người, không nhớ đến quá khứ, không ghét bỏ một ai.

ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ BẢY: Tham muốn rất tai hại, tuy thân ở thế gian, nhưng không nhiễm dục lạc, thường nhớ nghĩ ba y, bình bát và pháp khí, chí nguyện người tu hành, luôn giữ đạo trong sạch, thực hiện hạnh thanh tịnh, từ bi với muôn loài.

 ĐIỀU GIÁC NGỘ THỨ TÁM: Sinh tử luôn thiêu đốt, khổ não vô cùng tận, nên phát tâm Bồ- đề, tu hànhcầu giải thoát, độ hết thảy muôn loài, nguyện thay thế chúng sinh, gánh chịu nhiều đau khổ, khiến cho tất cả loài, đều bình an hạnh phúc.

Tám điều nói trên đây, chư Phật và Bồ-tát, đã tự mình giác ngộ, nhờ tinh tấn hành trì, tu từ bi trí tuệ, nương theo thuyền Bát-nhã, mau đến bờ giải thoát, rồi giáo hóa thế gian, độ tất cả chúng sinh, đem tám điều giác ngộ, chỉ dạy cho mọi người, biết được sinh tử khổ, xa lìa năm dục lạc, tu theo Bát chính đạo. Này bốn chúng đệ tử, tư duy tám điều này, sẽ dễ dàng tỉnh giác, diệt được vô lượng tội, thẳng tiến quả Bồ-đề, mau thành tựu Phật pháp, xa lìa đường sinh tử, thường an nhiên thanh nhàn.

SÁM VU LAN

Đệ tử chúng con vâng lời Phật dạy,

Ngày rằm tháng bảy đến hội Vu lan,

Cùng nhau về chùa thành tâm kính lễ, Noi theo gương hiếu đức Mục Kiền Liên, Nguyện làm con thảocháu hiền,

Đọc kinh báo hiếu thâm ân sâu dày.

Thế tôn chỉ dạy A Nan,

Công cha nghĩa mẹ ơn sâu khó đền.

Một là mang nặng hình hài,

Mười tháng cưu mang vất vả, nhọc nhằn. Thứ hai sinh đẻ gớm ghê,

Chịu đau, chịu khổ, mỏi mê trăm phần. Thứ ba ân sâu nuôi dưỡng,

Dòng sữa ngọt ngào mẹ mớm cho con. Thứ tư ăn đắng nuốt cay,

Để dành bùi ngọt cho con đủ đầy.

Thứ năm lại còn khi ngủ,

Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.

Thứ sáu sú nước nhai cơm,

Miễn con no ấm, mẹ vui trong lòng.

Thứ bảy không sợ tanh hôi,

Giặt giũ đồ dơ mà không phiền hà.

Thứ tám chẳng nỡ chia riêng,

Nếu con đi vắng cha chờ mẹ lo.

Thứ chín vì muốn con khôn,

Dẫu mang nghiệp ác cũng đành chịu thay. Tính sao có lợi thì làm,

Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm.

Điều thứ mười chẳng ham trau chuốt, Dành cho con các cuộc thanh nhàn, Thương con như ngọc như vàng,

Ơn cha nghĩa mẹ không chi sánh bằng.

NGUYỆN CẦU AN LÀNH 

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,

Đêm ngày sáu thời, đều an lành,

Nguyện đức Từ Bi, thường gia hộ.

Hết thảy sáu thời, đều an lành.

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,

Đêm ngày sáu thời, đều an lành,

Nguyện chư Tam Bảo, thường gia hộ.

Hết thảy sáu thời, đều an lành.

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,

Đêm ngày sáu thời, đều an lành,

Nguyện chư hộ pháp, thường ủng hộ,

Hết thảy sáu thời, đều an lành.

Nam-mô Tiêu tai giáng cát tường Bồ-tát. (OOO)

SÁM MƯỜI NGUYỆN

Một nguyền kính lễ Như Lai.

Hai nguyền xưng tán công dày Thế Tôn.

Ba nguyền tu phước cúng dường.

Bốn nguyền sám hối tiêu tan nghiệp trần.

Năm nguyền vui vẻ an lành.

Sáu nguyền thỉnh chuyển pháp luân độ người. Bảy nguyền thỉnh Phật ở đời.

Tám nguyền học Phật sáng ngời tâm linh. Chín nguyền hằng thuận chúng sinh.

Mười nguyền hồi hướng phước lành khắp nơi. (OOO)

HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC

Vu lan công đức khôn tính kể Thắng phước vô biên đồng hướng về Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh Thảy đều thể nhập vô sinh nhẫn.

Nguyện tiêu ba chướng sạch phiền não Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời Nguyện cả tội chướng thảy tiêu trừ Đời đời thường hành Bồ-tát đạo.

Nguyện đem công đức tu hành này Chan rải mười phương khắp tất cả Hết thảy chúng con cùng các loài Đồng được lên ngôi vô thượng Giác.(OOO)

PHỤC NGUYỆN

Nam mô thập phương thường trụ Tam bảo tác đại chứng minh.(O)

Nam mô Phật bổn sư Thích ca Mâu Ni.(O) Nam mô Bồ-tát Quán Thế Âm.(O)

Nam mô Phật hoàng Trần Nhân Tông.(O)

Nam mô chư liệt vị tiền nhân ông bà tổ tiên tác đại chứng minh. (O)

Nam mô chư vị tổ sư Ấn Độ Trung Hoa Việt 

Nam tác đại chứng minh. (O)

Cửa thiền thường nghiêm tịnh Toàn chúng mãi thuận hòa Phật huệ chiếu sáng ngời Mưa pháp hằng nhuần gội Phật tử lòng tin sâu Ruộng phước càng tăng trưởng Chúng sinh sống an lạc Vui hưởng cảnh thái bình Nơi nơi dứt đao binh Mỗi mỗi đều thành Phật.

Nam-mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni.(OOO)

ĐẢNH LỄ BA NGÔI BÁU

Con xin nương tựa Phật

Bậc phước trí vẹn toàn

Cầu tất cả chúng sinh

Giác ngộ, phát tâm lành. (một lạy)O

Con xin nương tựa Pháp

Nguồn tuệ giác Từ bi

Cầu tất cả chúng sinh

Hiểu đạo, tỏ nguồn tâm. (một lạy)O

Con xin nương tựa Tăng

Đoàn thể sống an vui

Cầu tất cả chúng sinh

Hòa hợp, thương mến nhau. (một lạy)(OOO)

HỒI HƯỚNG

Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ.

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành. Nguyện đem công đức này Hướng về khắp tất cả Đệ tử và chúng sinh Đều trọn thành Phật đạo.(OOO)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm