Nghi thức 500 lạy sám hối Ngũ Bách Danh Bồ Tát Quan Thế Âm
Ngũ Bách Danh là một nghi thức tu tập cơ bản trong Phật giáo thực hành lễ 500 lễ hồng danh công hạnh của đức Quán Thế Âm Bồ Tát với ước nguyện tiêu diệt nghiệp chương, ma chướng giúp thân tâm an lạc.
Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán Bồ Tát Quán Thế Âm: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường, từ bi cao lớn to trời xanh che trùm chẳng thấy ngằn mé, cúng thân bất hoại, rộng phát mười hai nguyện đẹp, trải vô lượng kiếp, linh ứng năm trăm tên lành.” Theo Phật giáo Việt Nam, việc lạy danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát xuất hiện vào thế kỷ thứ 12 khi tín ngưỡng Quán Thế Âm Bồ Tát ngàn tay, ngàn mắt được truyền tụng rộng rãi.
Công đức lễ bái 500 lạy danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát giúp tiêu trừ nghiệp chướng, thân tâm an nhiên. Chính bởi vậy, ngày nay tại các tổ đình, tự viện đều tổ chức hằng tháng vào ngày vía Quán Thế Âm 19 tháng 6 âm lịch, ngày vía Quán Thế Âm 19 tháng 9 chư Tăng Ni, thiện nam, tín nữ đều tham dự nghi lễ Ngũ bách danh rất đông đảo.
Lợi ích khi lạy Ngũ Bách Danh
Việc lạy 500 lạy danh hiệu Quán Thế Âm đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho người thực hành. Nghi thức tu tập này khi ai đã thành tâm kính lễ thì sẽ tiêu diệt phiền não, tội lỗi, nghiệp chướng mà bản thân đã tạo ra. Trong đời sống hiện tại hay nhiều đời trong quá khứ, chuyển hóa bệnh tật, thọ mạng được dài thêm, tín tâm được tăng trưởng.
Quán Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ tát quán sát âm thanh của sự khổ đau dưới trần gian kêu cứu mà cứu độ một cách tự tại. Do ngài quán sát âm thanh một cách tự tại nên đã chứng được bản thể chân thường của trần thế. Nơi nào trong trần thế cũng đều tồn tại âm thanh của khổ đau. Vì ngài là đấng giác ngộ, hiểu rõ được chân lý của trần thế, chứng được phép “nhĩ căn viên thông” có khả năng thể thông suốt hết thảy âm thanh trong trần thế mà dùng hiệp lực cứu rỗi chúng sinh thoát khỏi bể khổ cuộc đời.
Cho nên, chúng sinh nào xưng niệm danh hiệu ngài liền được “tầm thanh cứu khổ” giải thoát được khỏi tai ách, hoạn nạn. Ngài đã chứng được bản thể của âm thanh vốn dĩ là không, sự vô thường, vô ngã nên ngài thường được tôn xưng là Quán Thế Âm Bồ Tát.
Hướng dẫn tu Ngũ Bách Danh
Trước khi hành lễ Ngũ Bách Danh quý Phật tử, thiện nam, tín nữ sẽ gột rửa sạch sẽ thân tâm, ý nguyện trong lòng, tạm gác những muộn phiền, âu lo của cuộc sống tập trung vào khóa lễ.
Đặc biệt, quá trình hành lễ diễn ra trong thời gian khá dài và phải hoạt động nhiều nên cần phải lựa chọn những bộ quần áo thoải mái, dễ dàng hoạt động nhưng vẫn phải đảm bảo sự trang nghiêm.
Quý thầy tại chùa sẽ là chủ sám trực tiếp dẫn chúng thực hiện nghi thức đồng thanh cùng đọc hồng danh của Quán Thế Âm Bồ Tát sau mỗi lần đọc xong chúng ta sẽ đứng dậy vái một lễ cho đến khi đủ 500 lễ. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào sức khỏe và sự thích nghi của mỗi người. Nếu ai có đủ sức khỏe có thể đứng dậy và vái, còn những người không đủ sức khỏe có thể ngồi quỳ vái nhưng không tiêu giảm được công đức khi hành lễ Đức Bồ Tát Quán Thế Âm Bồ Tát.
Một là ngũ thể đầu địa.Hai là quỳ xuống xưng tán hồng danh.Ba là ngồi theo đại chúng đọc tụng hồng danh của ngài.Tùy theo phương thức, theo tâm trí thành của chúng ta mà kết nối ngài để cảm nhận được những năng lượng tốt đẹp.
Nghi thức tu Ngũ Bách Danh
Nghi thức lễ Ngũ Bách Danh được tổ chức ở chùa hoặc ở ban thờ Phật tại gia đều được. Tuy nhiên, cần thực hiện ở nơi có không gian thanh tịnh cho phép chúng ta có thể hành lễ.
Trong nghi thức kính lễ Ngũ Bách Danh chúng ta bình lễ và tâm trí hướng thành về Đức Bồ Tát tạo ra công đức, phước lành và năng lượng nhiệm màu cảm nhận từ Đức Bồ Tát Quán Thế Âm.
Văn khấn Ngũ Bách Danh
Tán Dương Trí Tuệ Đức Quán Thế Âm và Đảnh Lễ
Quán Thế Âm Bồ Tát
Rộng phát Tâm Từ Bi
Công hạnh linh nhiệm mầu
Quán sát các âm thanh
Thấy chúng sanh đau khổ
Hóa độ cứu quần mê
Thoát khỏi muôn vàn khổ
Sớm lên bờ giác ngộ.
Bồ Tát Quán Thế Âm
Bốn mươi loại vô úy
Ba mươi hai hóa thân
Ngàn tay cùng ngàn mắt
Hàng phục chúng Ma Quân.
Đại Từ và Đại Bi
Cứu Khổ và Cứu Nạn
Linh Cảm Quán Thế Âm
Mây Từ nâng tòa sen
Tùy chốn hiện thân vàng
Nước cành Dương ban rải
Giọt Cam Lộ cứu đời
Thường niệm công hạnh Ngài
Nhớ tu tâm từ bi
Chuyển tải ánh sáng Pháp
Giác ngộ khắp chúng sinh
Thường niệm công hạnh Ngài
Nhớ hành hạnh cứu khổ
Chăm chỉ quyết tu hành
Tự giác và giác tha
Sớm xa lìa tám nạn. (1 chuông)
Nam mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu nạn Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần. 3 chuông)
Tán Dương Chi
Cành dương nước tịnh,
Rải khắp ba ngàn,
Tánh không tám đức sạch trần gian,
Pháp giới rộng thênh thang,
Tội nghiệp tiêu tan,
Lửa đỏ hóa sen vàng.
Nam mô Thanh Lương Địa Bồ Tát. (3 lần. 3 chuông)
Lễ Ngũ Bách Danh
(Quỳ hoặc đứng, chắp tay. Pháp khí: khánh, chuông)
Xưng tên hồng danh Quan Thế Âm Bồ Tát: 500 lễ danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát
Sám Nguyện Quán Thế Âm
Bồ tát Quán Thế Âm:
Đại bi, Đại danh xưng,
Bậc vô vàn phương tiện.
Nay đệ tử chúng con,
Thành tâm lễ công hạnh,
Học từ bi trí tuệ
Sám hối mọi tội lỗi
Trong kiếp sống vô minh
Gây khổ lụy chúng sinh,
Bao công đức tạo ra
Nguyện hồi hướng tất cả
Cho khắp pháp giới này. (1 chuông)
Nguyện Ngài cứu khổ nạn,
Tâm từ bi mênh mang
Ánh tịnh quang tỏa khắp,
Màn si ám tiêu tan,
Ban an vui mãi mãi
Cho chúng sinh hoan hỷ. (1 chuông)
Ngài mong muốn tất cả,
Khỏi bệnh não, độc hại,
Giác ngộ lý vô thường
Hành Từ bi vô lượng. (1 chuông)
Con nay cung kính lễ,
Bậc Nghe danh cứu khổ
Con nay tự quy y
Đấng Cha Lành muôn thuở
Cho con đời nay vui,
Sau được vào viên tịch.
Nguyện chúng sinh ba cõi
Giải thoát mọi khổ não
Hữu tình và vô tình
Đều trọn thành Phật đạo. (1 chuông)
Nam mô nhĩ căn viên thông đại từ đại bi tầm thanh cứu khổ linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần. 3 chuông)
Phát Nguyện Bồ Đề
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Chúng con xin tùy hỷ (và thực hành) công hạnh Bồ Đề:
PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
HỘ TRÌ TAM BẢO
CHUYỂN TẢI PHẬT PHÁP
RỘNG KHẮP THẾ GIAN.
Chúng con nguyện hồi hướng cho Chính Pháp của Phật được tuyên dương, được hưng thịnh. (1 chuông. 1 lễ)
Cúng Thực
a. Văn bạch
(Chủ sám quỳ, chắp tay)
Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Nhân duyên khóa lễ tu tập này, đệ tử chúng con xin thành kính dâng cúng dường vật thực:
Thượng: Xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.
Trung: Xin dâng lên cúng dường chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh.
Hạ: Xin dâng cúng cho chư Thiên, chư Thần Linh.
Sau: Xin hiến cúng cho tất cả các chúng vong linh mà chúng con đã thỉnh mời.
Nguyện cho các vong linh được nương sự bố thí trong khóa lễ cúng này của chúng con mà được thọ thực no đủ.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 vái)
b. Tụng thần chú cúng thực
(Ngồi, chắp tay. Pháp khí: mõ, chuông)
Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đát tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (3 lần. 1 chuông)
Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (3 lần. 1 chuông)
Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (3 lần. 3 chuông)
Nguyện cho các vong linh
Được thọ thực no đủ
Nghe kinh giác ngộ Pháp
Sinh lòng kính tín Phật
Nương tựa nơi Tam Bảo
Tu hành cầu thoát khổ
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 vái)
Phục Nguyện
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nam mô Đại Từ Đại Bi Linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát!
a. Thời khóa tiếp theo
Đệ tử con xin dừng thời khóa tu tập.
b. Thời khóa khai/kết lễ
Đệ tử chúng con xin hồi hướng các công đức của chương trình tu tập này, công đức tạo lập được trong ngày hôm nay về Vô Thượng Bồ Đề và hồi hướng cho chư vị trong cõi tâm linh mà chúng con đã bạch thỉnh, nguyện cho tất cả chư vị được tăng phước, nương tựa Tam Bảo tu hành, sớm giác ngộ, xả bỏ oán kết, để thực hành công hạnh Bồ Đề, đời đời kiếp kiếp luôn được trợ duyên cho nhau tu hành cho tới ngày thành Phật.
Và chúng con cũng hồi hướng cho hiện tại nguyện được tiêu trừ các ác nạn, quả báo do nghiệp sát sinh của chúng con và chúng con xin (đọc mong cầu)…
(Tiếp)
Và chúng con lại xin bạch phát nguyện hồi hướng:
(Pháp khí: mõ, chuông)
Đệ tử chúng con
Vâng lời Phật dạy
Tùy hỷ công đức
Phát nguyện tinh tấn
Tu giới, học Pháp
Chân thật tập thực hành
Sáu pháp hòa kính
Chúng con nguyện xin
Hiện tại kiếp này
Và muôn kiếp sau
Đều gặp Minh Sư
Bậc thiện tri thức
Tu nguyện Bồ Đề
Thực hành công hạnh
Hộ trì Tam Bảo
Chuyển tải Phật Pháp
Rộng khắp thế gian
Lợi mình lợi người
Hồi hướng về Vô Thượng Bồ Đề. (1 chuông)
Hiện tại kiếp này
Và muôn kiếp sau
Nương nơi Tam Bảo
Kiến lập pháp hội
Tu pháp Lục Hòa giải thoát
Khiến cho chúng sinh
Hoan hỷ thực hành
Lợi ích nhân thiên. (1 chuông)
Chúng con lại nguyện cầu
Bậc Thánh sớm giáng trần
Dẫn độ chúng sinh
Vào dòng giải thoát. (1 chuông)
Nguyện cầu Sư trưởng
Tứ đại điều hòa
Trụ thế Sa Bà dài lâu
Tuyên dương chính Pháp Phật
Lợi ích chúng hữu tình. (1 chuông)
Nguyện cho hết thảy
Chư Thiên, chư Thần
Cùng với cha mẹ
Hiện tại kiếp này
Và muôn kiếp trước
Thân bằng quyến thuộc
Và các vong linh
Hữu duyên khóa lễ,
Pháp hội hôm nay,
Gia tiên tiền tổ
Oan gia trái chủ
Của cả gia đình
Nương nhờ công đức
Của pháp Lục Hòa
Mà được duyên lành
Được nương Tam Bảo
Giác ngộ Phật Pháp
Cùng với chúng con
Kết duyên pháp lữ
Trợ duyên cho nhau
Tu đạo Bồ Đề. (1 chuông)
Cùng xin hồi hướng
Cho cả gia đình
Bình an mạnh khỏe
Gia đạo hưng long
Ác nạn tiêu trừ
Công việc hanh thông
Tu theo Phật Pháp. (1 chuông)
Lại hướng nguyện cho
Đạo Phật hưng thịnh
Trên toàn thế giới
Đất nước Việt Nam
Luôn có minh quân
Lãnh đạo đất nước
Hưởng ân Tam Bảo
Như thuở vua Trần Nhân Tông
Toàn dân tu pháp Lục Hòa
Yêu thương giúp đỡ nhau
Sống đời an lạc
Đất nước hưng thịnh. (1 chuông)
Chúng con lại nguyện
Chư Thiên, Thiện Thần
Gia tâm ủng hộ
Thời tiết thuận hòa
Giảm bớt thiên tai
Hạn hán, động đất
Dịch bệnh, mất mùa
Chiến tranh loạn lạc
Khiến cho:
Quốc thái dân an
Thế giới hòa bình (1 chuông)
Nguyện cho:
Pháp giới chúng sinh
Đồng thành Phật đạo.
Chúng con lại xin
Tri ân Tam Bảo
Sư Phụ đại Tăng
Thiện hữu tri thức
Giúp con tu hành
Tùy hỷ tất cả
Chư Thiên, chư Thần
Tất cả các vị
Nhân cùng phi nhân
Trong đàn tràng này.
Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát!
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 chuông. 1 lễ)
Hồi Hướng
Công phu công đức có bao nhiêu,
Con xin lấy đó hồi hướng về
Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh,
Thảy đều thể nhập vô sinh nhẫn. (1 chuông)
Nguyện tiêu ba chướng trừ phiền não,
Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời
Nguyện các tội chướng thảy tiêu trừ,
Đời đời thường hành Bồ Tát đạo. (1 chuông)
Nguyện đem công đức tu hành này,
Chan rải mười phương khắp tất cả
Hết thảy chúng con cùng các loài
Đồng được lên ngôi Vô Thượng giác. (3 chuông)
Tam Tự Quy
Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm Vô Thượng. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ. Sau đó 1 hồi chuông kết lễ)
Bạch Hạ Lễ
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Giờ này khóa lễ của chúng con đã xong, chúng con xin hạ vật thực đã dâng cúng để chúng con xin thọ thực.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 vái)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm