Nghi thức cúng thí thực trong Phật giáo
Nghi thức cúng thí thực là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Cúng thí thực chính là bố thí cho ngạ quỷ hay gọi là cúng cô hồn.
Ý nghĩa siêu độ, bạt độ trong nghi thức Mông Sơn thí thực
Theo quan niệm nhân gian thì cô hồn là những người bị chết “bất đắc kỳ tử” (tức là chết bất ngờ như tai nạn, chết trẻ…), chưa tái sinh và không có người cúng thức ăn cho. Như vậy, “chẩn tế cô hồn” nghĩa là phát thức ăn cho ngạ quỷ hay cô hồn. Vì có thực hiện nghi thức tán tụng, trì chú để bố thí thực phẩm cho cô hồn, nên bài viết sử dụng cụm từ “cúng thí cô hồn.”
Từ “chẩn tế” có nghĩa là đem tiền của ra cứu tế hay giúp đỡ người đang cần. Nó cũng được giải thích là phát chẩn (gồm thức ăn, vật thực) giúp người đói. Từ “cô hồn” được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Theo Tự điển Hán Việt thì cô hồn có nghĩa là hồn ma cô độc. Theo bản kinh Phật thuyết Đà-la-ni cứu bạt ngạ quỷ diệm khẩu thì cô hồn tức là loài quỷ đói.
Nguyên do chính ngài A Nan khởi giáo bạch Phật Thích Ca thuyết chú Biến thực (trong kinh Cứu bạt Diệm Khẩu,..), sau Phật bảo đức Quan Âm bồ tát thị hiện Tiêu Diện quỷ, để thống lãnh và phát chẩn cho cô hồn, về sau các vị Thánh Tăng đã lập thành các khoa, nghi quỹ để chẩn tế cô hồn vào các ngày rằm, các lễ cầu siêu …,
Ý nghĩa của nghi thức cúng thí thực
Theo quan niệm Phật Giáo, với những người không tu tập thiện pháp, hạng người sát sinh, trộm cắp, gây ra nhiều ác nghiệp, khi chết sẽ không được vào cõi an lạc mà bị đầy xuống địa ngục hay vào ngạ quỷ. Những chúng sinh ở cõi ngạ quỷ này phải chịu nhiều khổ đau, đói rét, luôn mong muốn nhận được cúng phẩm của người thân. Chính vì vậy, nghi thức cúng thí sẽ giúp họ nhận được phẩm vật mà con người hiến cúng.
Cầu siêu có ảnh hưởng vong linh không?
Nghi thức cúng thí thực có ý nghĩa này rất quan trọng là pháp tu hạnh bố thí, chúng ta nhận rõ rằng việc bố thí cho người cõi dương thì dễ dàng hơn vì ta đem cái thật cho người thật, nhưng cúng thí cho người cõi âm là đem cái vật hữu hình thí cho chúng sanh của thế giới vô hình, thì phải bằng nguyện lực gia trì thần chú của hành giả vào thức ăn…, và do hành giả (người gia trì cúng thí) nương vào oai thần của chư Phật, Bồ Tát và thần lực của chân ngôn(thần chú), vì sự gia trì chân ngôn ấy và nguyện lực của hành giả vào thực phẩm thức uống sẽ biến ít thành nhiều khiến cho các loại Cô hồn nhận thí được no đủ và mãn nguyện.
Những lưu ý khi làm nghi thức cúng thí thực
Khi làm nghi thức cúng thí thức sẽ được chia làm hai bàn cúng. Một bàn dành cho chư thiên và các loài quỷ thần có oai lực, ở bàn này chỉ cần cúng hương, đèn, hoa, trái và nước sạch. Còn một bàn dành cho các vong linh, quỷ đói, nên ở trên bàn này cần có cơm trắng, cháo, bánh, trái, gạo, muối. Khi cúng thí chúng ta không nên sát sinh, nên cúng đồ chay để tăng thêm phước đức cho chúng sinh.
Chuẩn bị thức ăn cúng thí thực gồm: cháo trắng, bánh cốm, bánh phòng..., trái ổi, mía…, sữa hộp, nước suối…, gạo muối, dành cho cúng vào mùng 2, 16, nếu cúng hằng ngày thì cúng một dĩa bánh phòng hoặc bắp nổ và một chén nước, rồi lập một cái bàn để trước nhà bày đồ cúng ra , một bát hương và y theo nghi thức mà cúng thí. Chú ý người cúng hướng mặt ra đường.
Người thực hiện nghi thức cúng thí thực cần phải có thành tâm, tâm phải hoan hỷ, trong suy nghĩ phải nghĩ tưởng về thực phẩm và thức uống đang cúng, thì việc cúng thí mới thành tựu và cô hôn mới được tiếp nhận no đủ và mãn nguyện.
Phật giáo có tin công dụng của lễ cầu siêu cho vong linh hay không?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?
Kiến thức 11:44 25/11/2024Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.
Thế nào gọi là pháp sư?
Kiến thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Xem thêm