Cộng nghiệp và biệt nghiệp
Cộng nghiệp cũng có từng mức độ như cộng nghiệp toàn thế giới, cộng nghiệp của quốc gia, cộng nghiệp vùng, cộng nghiệp gia đình, cộng nghiệp một tổ chức,...
Trong cộng nghiệp có đồng thuận, có bất đồng thuận, có hơn thua, có ganh ghét, có vui mừng...khi cùng quan điểm thì hợp nhau, bất đồng quan điểm thì không hợp nhau, đây là bản chất trong thế giới con người.
Biệt nghiệp là nghiệp riêng của từng người, đây là nghiệp do tự mỗi cá nhân tạo ra. Ví dụ: Một vùng bão giông, lũ lụt, có người bị thương vong, có người không bị; một vùng bị chiến tranh, có người bị thương tích, có người không, đó là biệt nghiệp của mỗi người.
Cộng nghiệp hay biệt nghiệp không do ai tạo ra, do chính con người huân tập, tích lũy qua nhiều đời, nhiều kiếp. Nghiệp được hình thành từ ý nghĩ, lời nói và hành động của từng người. Ý nghĩ, lời nói, hành động thiện, đó là thiện nghiệp; ý nghĩ, lời nói, hành động ác, đó là nghiệp ác. Kết quả của nghiệp, thiện nghiệp là an lạc, hạnh phúc; nghiệp ác là khổ đau.
Những nghiệp thiện và bất thiện căn bản:
Bất thiện nghiệp (ác nghiệp): Sát sinh, tà dâm, trộm cắp, nói dối, nói xấu người khác, nói thô ác, nói phù phiếm, tham, sân, tà kiến.
Thiện nghiệp: Không sát sinh, không tà dâm, không trộm cắp, không nói dối, không nói xấu người khác, không nói thô ác, không nói phù phiếm, không tham, không sân, chánh kiến.
Thế nào là mười pháp chịu phần tai hại? Mười bất thiện nghiệp đạo: Sát sanh, thâu đạo, tà dâm, vọng ngôn, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ, tham, sân, tà kiến. Như vậy là mười pháp chịu phần tai hại. (Kinh Thập Thượng - Trường Bộ Kinh).
Thế nào là mười pháp hướng đến thù thắng? Mười thiện nghiệp đạo: Ly sát sanh, ly thâu đạo, lỳ tà dâm, ly vọng ngôn, ly lưỡng thiệt, ly ác khẩu, ly ỷ ngữ, ly tham, ly sân, ly si. Như vậy là mười pháp hướng đến thù thắng. (Trích kinh Thập Thượng - Trường Bộ Kinh).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình
Kiến thức 13:10 31/10/2024Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.
Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”
Kiến thức 12:00 31/10/2024Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.
Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư
Kiến thức 11:10 31/10/2024Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Cảnh cùng khốn
Kiến thức 09:39 31/10/2024Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.
Xem thêm