Nghĩ về thói đối kỵ từ câu chuyện hòa thượng già dạy đệ tử
Chỉ với hai chiếc bánh bao, hòa thượng già đã dạy cho đệ tử bài học nhớ đời về thói độ kỵ. Nếu không chú tiểu sẽ không bao giờ nhận ra cái giá phải trả cho lòng đố kỵ “đắt” cỡ nào.
Tiểu hòa thượng và hai chiếc bánh bao
Trong một ngôi chùa nhỏ trên núi, có một vị hòa thượng già sống cùng hai đệ tử. Vào một buổi sáng nọ, tiểu hòa thượng bỗng nhiên phát hiện ra rằng, sư thầy và sư huynh mỗi người được ăn 6 chiếc bánh bao trong khi mình chỉ được có 4 chiếc. Phát hiện này khiến chú tiểu không vui chút nào, thầm nghĩ bản thân mình bị đối xử quá bất công. Sư thầy được 6 chiếc chú ta không có ý kiến gì nhưng sư huynh cũng được 6 chiếc, chẳng phải là được đối xử ngang bằng với thầy sao? Sao có thể như thế được, không thể được.
Ngẫm nghĩ một hồi, tiểu hòa thượng quyết định đòi quyền lợi cho mình bằng cách đi tìm thầy nói rõ tâm nguyện của bản thân.
"Con có thể ăn được 6 chiếc bánh bao không?" – vị hòa thượng già nhẹ nhàng hỏi.
"Con đương nhiên có thể ăn được, con muốn được phát 6 cái", chú tiểu trả lời rất to.
Nhìn đệ tử một lát, hòa thượng già mới lấy hai chiếc bánh của mình đưa cho tiểu hòa thượng.
Chẳng bao lâu, chú ta đã ăn hết sạch 6 chiếc bánh bao. Ăn nhanh, no cũng rất nhanh, ăn xong, tiểu hòa thượng hớn hở nói với thầy rằng: "Thầy ơi, thầy xem, 6 chiếc bánh bao con ăn hết rồi. Con có thể ăn 6 chiếc bánh bao nên sau này, các buổi sáng con đều muốn được chia 6 chiếc như sư huynh."
Sư thầy cười hiền từ nói với đệ tử: "Bây giờ con đã ăn hết 6 chiếc bánh bao nhưng sáng mai con có muốn được chia 6 cái nữa hay không, đợi lát nữa rồi nói sau."
Liền sau đó, chú tiểu cảm thấy bụng ấm ách, khát nước. Chú liền uống một hơi hết nữa bát nước to. Bụng chú ta vì thế mà càng phình lớn hơn, có chút đau nhẹ. Tiểu hòa thượng bắt đầu cảm nhận thấy sự khó chịu, khác hẳn mọi hôm.
Đến lúc này, sư thầy mới nói: "Thông thường con ăn 4 chiếc bánh bao nhưng hôm nay ăn 6 cái, nhiều hơn 2 cái nhưng con không hề cảm thấy điều tốt đẹp từ 2 chiếc bánh ta cho thêm mà ngược lại, chúng đã khiến cho con cảm thấy khó chịu hơn.
Có được không hoàn toàn có nghĩa là hưởng thụ, đừng đưa ánh mắt của mình nhìn sang người khác, cũng đừng so sánh với người khác, không tham, không cầu, cứ để thuận theo lẽ tự nhiên ta sẽ biết nào là đủ và hưởng thụ những lợi ích từ cái đủ đó đem lại."
Tiểu hòa thượng nghe xong, vừa xoa bụng vừa lí nhí: "Con đã hiểu ra rồi thầy ạ, từ mai, con sẽ chỉ ăn 4 chiếc bánh bao thôi."
Từ câu chuyện về tiểu hòa thượng nghĩ về "thói đố kỵ"
Hiện nay tham lam và đố kỵ đang là những thói xấu mà nhiều người đang mắc phải, từ đó ảnh hưởng lớn đến đạo đức đến xã hội.
Có lẽ con người cần tỉnh táo để nhận ra rằng: "Trước khi gây tổn thương được cho người khác, cản trở được người khác, lòng đố kỵ đã khiến cho bản thân kẻ đố kỵ phải sống mà không cảm thấy thanh thản, bị dày vò, dằn vặt bởi những thứ không đáng phải bận tâm".
Giống như tiểu hòa thượng ở trên, chỉ vì đố kỵ với sư huynh, muốn có thứ vốn dĩ không thuộc về mình mà phải chịu ấm ách, khó chịu trong người.
Và như lời hòa thượng già nói, tiểu hòa thượng có được thứ mình muốn nhưng thứ đó cuối cùng không mang lại cho chú ta cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, cảm giác được hưởng thụ.
Đừng chỉ trích, hãy hiểu, cảm thông và thay đổi
Nguy hiểm hơn, thói đố kỵ còn biến họ thành một con người hoàn toàn khác khi họ nảy ra những mưu hèn kế bẩn, thậm chí phạm tội để đạt được mục đích của mình.
Cuộc sống vốn không công bằng, sự không công bằng tạo ra mâu thuẫn và đấu tranh. Có đấu tranh thì mới có phát triển, đó là quy luật chung của xã hội. Nhưng hãy tạo ra sự đấu tranh, sự ganh đua tích cực để đưa đất nước đi lên. Đừng cố tạo ra sự mặc cảm, nhen lên sự ghen tỵ bằng những điều chỉ có ý nghĩa cho riêng bạn nhưng vô nghĩa đối với người khác.
Suy cho cùng tất cả đều là định hướng của giáo dục, của truyền thông. Đừng cố thể hiện và tuyên truyền những điều mà dễ khiến con người lầm tưởng rằng "kẻ ăn không hết người lần chẳng ra".
Hãy để cho công chúng được nhìn thấy sự khó khăn đằng sau những thành công, hãy công khai điều đó để mọi người hiểu rằng cái gì đạt được cũng phải trải qua khó khăn, vất vả, ai cũng phải nỗ lực, cũng phải cố gắng. Không ai có được thành công hay những điều họ muốn một cách dễ dàng mà không mất một giọt mồ hôi nào.
Như thế, vì lòng đố kỵ mà một kẻ đố kỵ đã hại người và tự hại chính mình?
“Người Việt có câu “thà chết cả đống còn hơn sống một mình” là câu cô đúc nhất về thói đố kỵ, không muốn ai hơn mình mà chỉ muốn kéo mọi người xuống ngang bằng với mình. Đó chính là nguyên do của việc Việt Nam bị chậm phát triển. Tất nhiên, ở một góc độ nào đó, tính đố kỵ làm cho con người ta có động lực để phấn đấu, cố cho bằng bạn bằng bè. Song về cơ bản nó vẫn kìm hãm sự phát triển, không thúc đẩy được sự sáng tạo cá nhân”
PGS.TS Ngô Văn Giá
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Phật giáo thường thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện)
Phật giáo thường thức 21:13 22/12/2024Theo Hòa Thượng - Pháp Sư Tịnh Không, đối với những Phật tử bận rộn, không có nhiều thời gian để tụng trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ quá dài trên 2 giờ thì có thể phân ra thời khóa buổi sáng tụng Phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện) và buổi tối tụng từ phẩm thứ 32 (Thọ lạc không cùng tận) đến phẩm thứ 37.
Kinh Nhất Thừa là gì?
Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.
Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?
Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.
Xem thêm