Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 17/05/2022, 20:54 PM

Thái độ của người đệ tử Phật khi gặp nghịch cảnh, sóng gió…

Chúng ta không bao giờ cưỡng lại được, trốn thoát được nghịch cảnh. Sống giữa cuộc đời này, ta không bao giờ tránh né được nghịch cảnh vì nghiệp cũ ta đã gieo từ vô lượng kiếp xưa là trùng trùng điệp điệp. Nên chắc chắn ta luôn phải đối diện với nhiều nghịch cảnh đến với ta.

Khi chúng ta gặp một nghịch cảnh, ví dụ như bỗng nhiên chúng ta làm ăn thua lỗ, mất hết tài sản hoặc là ta bị oan ức, người ta chửi mình điều mà mình không có. Theo tâm lý thì ta sẽ … sẽ sao ạ? Sẽ buồn. Như vậy, khi một người gặp nghịch cảnh, việc xuất hiện tâm lý buồn là bình thường. Một người khi gặp nghịch cảnh mà không chỉ dừng lại ở nỗi buồn mà tự tử luôn thì là …bất thường. Còn người khi gặp nghịch cảnh mà không buồn, lòng an nhiên tự tại thì gọi là người …phi thường.

Chúng ta không bao giờ cưỡng lại được, trốn thoát được nghịch cảnh. Sống giữa cuộc đời này, ta không bao giờ tránh né được nghịch cảnh vì nghiệp cũ ta đã gieo từ vô lượng kiếp xưa là trùng trùng điệp điệp. Nên chắc chắn ta luôn phải đối diện với nhiều nghịch cảnh đến với ta. Nếu người nào buồn, thì đó là bình thường, ta chẳng trách, chẳng chê họ. Còn người tự tử thì đáng trách, đáng chê, vì họ làm chuyện bất thường.

Ta phải hiểu rằng, mỗi nghịch cảnh trong cuộc đời là một bài học cho ta, là một cơ hội để ta rèn luyện tâm hồn, ý chí, bản lĩnh của mình. Có thể ta sẽ buồn, nhưng ta chấp nhận đón chịu nỗi buồn đó. Nhưng ta sẽ tìm cách vượt qua. Và mỗi lần vượt qua một nghịch cảnh như vậy, ta lớn lên, ta trưởng thành, ta bản lĩnh hơn. Nên ta hãy cảm ơn những nghịch cảnh. Còn ai trốn chạy những nghịch cảnh, đó là người tầm thường. Đối diện với nghịch cảnh để rồi buồn bã, người đó bình thường. Tìm cách học những điều đạo lý từ nghịch cảnh, người đó bắt đầu khác thường. Đối với nghịch cảnh mà bình thản an nhiên tự tại là người phi thường.

Tu hành là như vậy, là sống thật bình thường, thật tốt đẹp trong cái bình thường đó, vậy mà trở thành phi thường.

Tu hành là như vậy, là sống thật bình thường, thật tốt đẹp trong cái bình thường đó, vậy mà trở thành phi thường.

Vượt qua chướng duyên trong tu tập

Ví dụ như một người vì có luyện nội công, mỗi ngày tự hít hơi nín thở đánh cây lên người mình tập chịu đòn, nên khi ai đó cầm cây đánh vào người mình, mình bình tĩnh vận khí để chịu đòn thì cái cây gãy chứ cơ thể mình không hề hấn gì. Trước khi ổng bị người ta đập, ổng đã tự đập ổng quá chừng, nên khi người ta đập ổng thì không còn xi nhê gì nữa. Thì cũng vậy, tại sao người ta chửi mình, mình buồn? Tại vì mỗi ngày mình không tập tự chửi mình.

Nếu ai mỗi ngày đều tự chửi mình, thì bước ra ngoài đường, dù thiên hạ có chửi đến đâu, lòng mình sẽ thấy vững vàng hơn trước. Mỗi ngày mình quỳ trước Phật, lễ Phật và tự chửi mình, chửi một cách văn hoa, bóng bẩy nhưng chứa chan niềm tôn kính dâng lên Đức Thế Tôn vĩ đại phi thường:

“Người là một đại dương

Mà con như giọt nước

Người là ngọn cao sơn

Mà con như hạt bụi”.

Mình tự chửi mình tầm thường như hạt bụi, như giọt nước đối với núi cao, biển lớn để ca ngợi, tôn vinh sự vĩ đại tuyệt đối của Đức Phật. Rồi bước ra cuộc đời, có người chửi mình “mày là đồ ăn hại”, mình thấy ừ cũng đúng, ăn hại thiệt, chỉ là hạt bụi giọt nước thôi mà. Rồi họ chửi mình “mày là đồ giả dối”, mình cũng thấy ừ đúng, chưa đắc đạo mà, chắc ăn là còn giả dối. Rồi họ chửi “mày là đồ ba trợn”, mình thấy ừ cũng đúng, mình tu hành chưa được gì nhiều, chắc cũng còn như họ nói.

Cho nên mỗi ngày ta hãy quỳ trước Phật mà tự chửi mình như thế, cứ tự thấy mình dở, thấy mình sai, thấy mình lầm lỗi như thế. Rồi sau này ai chửi mình, hay mình phải bước chân vào trong sóng gió cuộc đời, lòng mình lúc nào cũng bình an tự tại. Lúc đó ta vẫn thấy mình bình thường, tầm thường, chẳng có gì đặc biệt, nhưng người ngoài nhìn vào thì thấy ta đã bắt đầu trở nên phi thường. Tu hành là như vậy, là sống thật bình thường, thật tốt đẹp trong cái bình thường đó, vậy mà trở thành phi thường.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm