Nghiên cứu về cơ chế lây lan COVID-19
Trong lúc này, các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang tập trung nghiên cứu về cơ chế lây lan của dịch bệnh COVID-19 (nCoV).
Theo hãng tin Reuters, các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu bệnh phẩm ở mũi và họng từ 18 bệnh nhân nhiễm chủng mới của virus corona gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho rằng virus này lây giống cúm hơn nhiều so với các chủng virus liên quan khác.
Có ít nhất một trường hợp bệnh nhân nhiễm COVID-19 mà hoàn toàn không có triệu chứng bệnh. Điều này làm dấy lên lo ngại bệnh có thể lây từ những người không có triệu chứng nhiễm bệnh.
Những phát hiện trên được đăng trên Tạp chí Y học New England số ra ngày 19/2, và mặc dù mới chỉ là nghiên cứu sơ bộ, song đã đưa ra bằng chứng mới cho thấy chủng virus gây COVID-19 không giống các chủng corona họ hàng.
Theo bác sỹ Poland, một nhà nghiên cứu về virus và vắcxin tại cơ sở y tế Mayo ở Rochester, bang Minesota, Mỹ, người không tham gia vào nghiên cứu trên, nếu được xác nhận, đây sẽ là phát hiện rất quan trọng.
Không giống SARS gây nhiễm trùng sâu đường hô hấp dưới có thể dẫn tới viêm phổi, COVID-19 có thể cư trú ở cả đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Điều này khiến nó không chỉ gây viêm phổi nặng mà có thể lây lan dễ dàng như cúm hoặc cảm lạnh thông thường.
Các nhà nghiên cứu tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã tiến hành theo dõi số lượng virus gây COVID-19 ở 18 bệnh nhân và nhận thấy rằng một trong số họ, người có số virus ở mức vừa phải trong mũi và họng, không có bất kỳ triệu chứng bệnh nào.
Trong số 17 bệnh nhân có triệu chứng bệnh, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy mức độ
virus tăng lên ngay sau khi các triệu chứng xuất hiện lần đầu, với số lượng virus có trong mũi nhiều hơn trong họng - hiện tượng giống cúm hơn SARS.
Mức độ virus ở bệnh nhân không có triệu chứng nói trên tương tự ở các bệnh nhân có triệu chứng như sốt.
Bác sỹ Kristian Andersen, nhà miễn dịch học tại trung tâm nghiên cứu Scripps tại La Jolla, California, người đã dùng các công cụ giải mã bộ gene để theo dõi sự bùng phát của dịch bệnh, cho rằng các phát hiện mới này bổ sung bằng chứng cho thấy virus COVID-19, mặc dù tương tự về mặt di truyền, song hoạt động không giống virus SARS và có thể có khả năng lây lan hơn bất kỳ chủng virus Corona mới nào mà giới khoa học từng biết.
Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng trong kiểm soát COVID-19 sẽ cần một cách tiếp cận khác với cách tiếp cận đối với dịch SARS trước đây.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm