Nghiệp địa ngục từ đâu đến?

Địa Tạng Bồ Tát nói với Phổ Hiền Bồ Tát: ‘Thưa Nhân Giả, đây đều do chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Đề làm ác mà tùy nghiệp chiêu cảm ra như thế’.

Địa Tạng Bồ Tát cáo Phổ Hiền Bồ Tát ngôn: ‘Nhân Giả, thử giả giai thị Nam Diêm Phù Đề hành ác chúng sanh, nghiệp hoặc như thị’.

Địa Tạng Bồ Tát nói với Phổ Hiền Bồ Tát: ‘Thưa Nhân Giả, đây đều do chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Đề làm ác mà tùy nghiệp chiêu cảm ra như thế’.

Nghiệp địa ngục từ đâu đến?

Nghiệp cảm ứng hiện tiền. Thế nên hết thảy cảnh giới tướng, chẳng do người khác tạo ra cho bạn hứng chịu, nói cách khác thiên đường cũng chẳng phải do Thượng Đế tạo ra để cho bạn đến hưởng phước, địa ngục chẳng phải do Diêm La Vương tạo thành để cho bạn đến thọ tội, chẳng phải vậy, toàn là do nghiệp cảm.

Bạn tạo thiện nghiệp thì bạn cảm được thiên đường; bạn tạo ác nghiệp, nó biến hiện ra thành địa ngục. Cảnh giới đó biến hóa từng sát-na, đây là lời chúng ta thường nói, đều căn cứ lời Phật nói ‘vạn pháp đều không, nhân quả chẳng không’. ‘Nhân quả chẳng không’ phải nói từ chỗ nào? ‘Chuyển biến chẳng không’ cảnh giới tướng bên ngoài chuyển biến từng sát-na, từng sát-na. Biến như thế nào?

Tùy tâm mà biến, tâm tức là niệm đầu (một niệm), niệm đầu là năng biến, cảnh giới là sở biến. Tâm mọi người thiện thì hoàn cảnh sẽ thiện, mọi người tạo ác thì hoàn cảnh sẽ xấu ác.

Hiện nay hoàn cảnh thế gian chúng ta rất xấu ác, nhiều thiên tai nhân họa; khi chúng ta mở báo, mở TV coi tin tức thường cảm thấy thân tâm chẳng an, lo lắng trùng trùng, nguyên nhân là gì? Mọi người đều tạo ác nghiệp, như vậy làm sao chịu nổi!

Chúng ta hiểu được đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật này thì phải nên dốc toàn tâm toàn lực làm các công tác khuyến hóa, làm vậy cũng chỉ là tận tâm, tận phận mà thôi. Người ta nghe hay không, nghe có hiểu không, chịu quay về hay không là chuyện của họ.

Tự tâm chúng ta phải thiện, lời nói thiện, hành vi thiện; trong cộng nghiệp có biệt báo (quả báo riêng biệt), đạo lý này không thể không hiểu, chẳng thể chẳng cảnh giác.

Làm sao trong hoàn cảnh tai biến trùng trùng này cứu chính mình, giúp đỡ người nhà, quyến thuộc, thân thích, bạn bè, chỉ cần họ chịu nghe, có thể tin, có thể tiếp nhận, chẳng có một ai không được cứu.

Cho dù đã tạo tội nghiệp địa ngục, chỉ cần bây giờ bạn còn một hơi thở thì bạn cũng còn được cứu. Chết đi đọa lạc trong địa ngục thì chẳng còn cách gì nữa, Phật, Bồ Tát cũng chẳng giúp được gì. Chỉ cần bạn chưa đọa địa ngục thì bạn có thể được cứu, làm thế nào cứu?

Chư Phật Như Lai có diệu pháp, dạy bạn niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, niệm Phật là pháp sám hối chân thật. Buông xuống hết thảy pháp thế gian, xuất thế gian, buông xuống tức là chẳng tiếp tục tạo tác. Chỉ cần không tạo thì là quay về, chẳng thêm ‘tăng thượng duyên’ cho những hạt giống trong A Lại Da Thức, tuy có hạt giống ác nghiệp nhưng nó chẳng khởi lên được; chẳng khởi lên tức là nói rõ chẳng thọ quả báo.

Địa ngục A Tỳ được xây dựng như thế nào?

Ảnh minh họa. 

Lời Phật dạy chúng ta thật sự là có đạo lý, chẳng phải là không có đạo lý. Muốn Nhân biến thành Quả, trong đó phải có Duyên, Nhân và Quả chẳng có phương pháp gì để khống chế, nhưng Duyên có phương pháp khống chế được. Thí dụ hạt giống trái dưa là Nhân của trái dưa, nhưng Duyên của hạt dưa chính là đất đai, ánh sáng mặt trời, nước, phân bón, có đầy đủ điều kiện thì hạt giống mới có thể lớn lên thành dưa, mới ra trái dưa, nó cần có Duyên. Nếu chúng ta cắt đứt Duyên của nó, bỏ hạt giống vô tách trà, để đó một trăm năm nó cũng chẳng kết thành dưa, tại sao? Duyên đã bị cắt đứt.

Phật dạy chúng ta tự độ mình chính là đạo lý này, nghiệp nhân hạt giống trong A Lại Da thức vô lượng vô biên, bây giờ cắt đứt tất cả duyên, tuy có hạt giống nhưng nó sẽ chẳng khởi lên. Hiện nay chỉ thêm vào một duyên, duyên niệm Phật, trong A Lại Da thức của chúng ta có hạt giống A Di Đà Phật, có hạt giống Tây Phương Cực Lạc thế giới, chỉ cần chăm sóc hạt giống này cho đàng hoàng, những duyên khác hoàn toàn cắt đứt. Niệm Phật trong Niệm Phật Đường chính là làm công việc này, đoạn dứt hết thảy duyên phận của các hạt giống khác, thói quen khác, toàn lực gia tăng, tất cả đều tập trung để tăng cường duyên niệm Phật, thế nên duyên niệm Phật này sẽ thành thục rất nhanh, ba năm, năm năm nhất định sẽ thành tựu. Lời trong kinh Phật nói chẳng giả dối, ‘Nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền, tương lai nhất định thấy Phật’, một khi thấy Phật thì việc gì cũng sẽ viên mãn.

Ngày nay chúng ta muốn làm công tác hoằng pháp lợi sanh, bạn làm như thế nào? Bạn làm sao mới được viên mãn, mới được vừa lòng? Làm chẳng nổi, chẳng có trí huệ, chẳng có phước đức. Chỉ có biện pháp duy nhất là gặp A Di Đà Phật trước, thấy được A Di Đà Phật thì phước huệ của bạn sẽ đầy đủ, bạn có trí huệ, có đại phước đức, bất luận bạn làm việc gì ‘trong cửa nhà Phật, có cầu ắt ứng’, bạn còn chướng ngại gì nữa? Còn khó khăn gì nữa? Huống chi sau khi thấy Phật, không gian sinh hoạt của chúng ta được mở rộng ra. Ngày nay chúng ta là phàm phu sanh tử, chúng ta sinh sống trong thế gian này, không gian sinh hoạt của chúng ta là địa cầu, chẳng có cách chi ra khỏi địa cầu, đi đâu cũng chỉ đi trên mặt địa cầu, hiện nay vẫn không thể đi đến tinh cầu khác.

Chúng ta cũng thường nghe nói có người ngoài không gian, người hành tinh khác đến thăm viếng trái đất, những ‘người’ ấy đến địa cầu đích thật là chúng sanh thuộc về nhân đạo, chẳng phải là thiên đạo. Tại sao? Thiên đạo chẳng cần lái dĩa bay, chẳng cần công cụ phi hành, chẳng cần, chỉ có cõi người mới cần. Người cõi trời đi đâu chẳng cần những công cụ này. Những người này còn phải dùng công cụ phi hành, kỹ thuật khoa học của họ phát triển hơn chúng ta, cho nên họ vẫn thuộc nhân đạo, chắc chắn không phải thiên đạo. Ngay cả Tứ Thiên Vương họ cũng chẳng thể sánh bằng, Tứ Thiên Vương đi lại trong vũ trụ chẳng cần máy móc. Các báo cáo về không gian hiện nay rất nhiều, những sách loại này rất nhiều, chúng tôi thấy đều là người, chẳng phải là người trên địa cầu chúng ta.

Phạm vi nhân đạo trong thế giới Sa Bà rất lớn, chẳng phải chỉ có địa cầu này thôi, rất nhiều tinh cầu khác đều có người. Trí huệ và năng lực của con người chẳng giống nhau, phước báo chẳng giống nhau, sanh đến địa cầu ấy, sinh hoạt trên tinh cầu ấy, nghiệp báo của mỗi người khác nhau, đều là quả báo.

Nam Diêm Phù Đề được Phật, Bồ Tát đặc biệt nhắc đến trong kinh này chính là quả địa cầu của chúng ta. Phía trước có nói ‘Chúng sanh Diêm Phù Đề, chí tánh vô định, theo tập khí mà tạo ác nghiệp’, ‘tập’ là tập khí, chẳng hay chẳng biết họ bèn tạo ác, nên cảm đến khổ báo ở địa ngục. Bốn câu sau quan trọng phi thường! Chúng ta phải ghi nhớ, chẳng nhớ nổi cả bộ kinh, nhưng phải nhớ mấy câu này. Từ ‘Nam Diêm Phù Đề hành ác chúng sanh, nghiệp hoặc như thị’, ba câu này phải ghi nhớ, từng giờ từng phút nhắc nhở chính mình.

Trích trong: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký tập 17.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nghiệp địa ngục từ đâu đến?

Phật giáo thường thức 12:09 23/12/2024

Địa Tạng Bồ Tát nói với Phổ Hiền Bồ Tát: ‘Thưa Nhân Giả, đây đều do chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Đề làm ác mà tùy nghiệp chiêu cảm ra như thế’.

Tình thương chân thật dựa trên năm sức mạnh tâm linh

Phật giáo thường thức 10:33 23/12/2024

Tình yêu chân thật thì không có kỳ thị. Ta thấy được đau khổ của người kia là đau khổ của chính mình, hạnh phúc của người kia là hạnh phúc của chính mình. Dưới ánh sáng của tâm vô phân biệt, hạnh phúc và đau khổ mang tính cộng đồng chứ không còn là vấn đề của một cá nhân.

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Phật giáo thường thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Ý nghĩa “Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ tát”

Phật giáo thường thức 09:19 23/12/2024

Câu này là quy mạng tất cả chư Phật trong hội Lăng Nghiêm, tất cả các Bồ Tát. Tụng Chú Lăng Nghiêm thì trước hết phải quy mạng “Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát “ đọc ba lần.

Xem thêm