Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 01/09/2023, 11:00 AM

Nghiệp duyên

Quý Phật tử tưởng tượng nhiều quá. Tưởng Phật sẽ ban phép cho mình đủ thứ, muốn gì được nấy, đó là trái với đạo lý, trái với sự thật. Nên người biết tu, hiểu đạo rồi tự chịu trách nhiệm với các hành động, việc làm của mình, không đổ thừa cũng không ỷ lại hay trông chờ vào ai.

"Phật đã từng bảo: “Ta không có quyền ban phước xuống họa cho ai”. Phật chỉ là một vị Đạo sư, tức ông thầy dẫn đường, chỉ cho chúng sanh tránh con đường khổ, đi con đường lành, đó là bổn phận của một Bậc Đạo sư". 

Nếu Phật có quyền ban phước xuống họa thì Ngài đâu có cần dạy chúng ta tu, thực hành đúng đạo lý nhân quả. Đạo lý nhân quả dạy người gieo nhân lành thì sẽ hưởng quả lành, gieo nhân ác thì chịu quả ác. Lành dữ khổ vui đều từ nhân mình đã gieo mà có, chớ không phải Phật cho. Thí dụ anh nông dân làm ruộng rất tin Phật, cứ nghĩ cầu Phật ban cho được mùa. Vì vậy tới mùa anh không chịu gieo giống mà cứ chấp tay cầu Phật cho con năm nay bội thu. Chấp tay cầu hoài như vậy, cuối mùa anh được gì? Một thảm cỏ xanh.

Nếu hiểu được lý nhân quả muốn được mùa trước hết phải lựa giống tốt. Lựa được giống rồi còn phải cày bừa cho đất tơi ra, nhổ cỏ sạch, rải phân gieo giống xuống. Gieo giống rồi phải chăm lo săn sóc phân nước đầy đủ, phòng ngừa sâu cỏ … như vậy tới mùa mới thu hoạch tốt được. Nhân tốt thì quả tốt, chớ Phật nào can dự vào việc đó. Đây là một lẽ thật.

00

Cho nên đạo Phật dạy chúng ta tu bằng lẽ thật, bằng chân lý chớ không phải tu bằng tưởng tượng. Quý Phật tử tưởng tượng nhiều quá. Tưởng Phật sẽ ban phép cho mình đủ thứ, muốn gì được nấy, đó là trái với đạo lý, trái với sự thật. Nên người biết tu, hiểu đạo rồi tự chịu trách nhiệm với các hành động, việc làm của mình, không đổ thừa cũng không ỷ lại hay trông chờ vào ai.

Chẳng những Phật dạy lý nhân duyên, mà các nhà Nho cũng thường nói: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng”. Người có duyên với nhau dù cách xa ngàn dặm cũng có thể gặp gỡ được, còn người không có duyên dầu đối diện trước mặt cũng không thấy nhau. Tại sao? Bởi vì chưa có gieo duyên nên không thương mến, vì vậy tuy đối diện nhưng chỉ ngó ngang, chớ có nhìn đâu mà thấy. Rõ ràng do duyên trước mình đã gây dựng, nên ngày nay vừa gặp lại dù không nhớ gì hết nhưng vẫn có cảm tình.

Có nhiều người nói, tôi học hành cũng khá mà sao xin việc chỗ nào người ta cũng chê, tới đâu không ai chịu nhận. Ngược lại người khác chẳng hơn tôi bao nhiêu mà tới đâu người ta cũng nhận. Thế là họ trách xã hội bất công, nhưng không ngờ thấy mặt mình không ai ưa hết thì nhận sao được. Muốn người ta nhận làm việc thì mình phải dễ thương một chút, chớ vừa thấy không ưa làm sao nhận được. Cái ưa không ưa đó dường như một phản xạ tự nhiên, không phải suy nghĩ gì cả, cũng không do thành kiến riêng tư, như vậy rõ ràng là do duyên từ trước.

Bởi đời trước ta không khéo tu, không tạo duyên lành nên bây giờ phải chịu cảnh như vậy. Biết thế ta không than thân trách phận, cứ vui vẻ cố gắng sửa đổi những điểm dở của mình, làm lành, giúp đỡ mọi người, dần dần ta sẽ cảm hóa mọi người khiến ai thấy cũng thương, chừng đó làm gì cũng dễ thành công. Ngày nay thiếu duyên chúng ta gieo duyên để sau này gặp lại ai cũng thương mến hết. Đó là người biết tu.

Trên đường tu, không phải làm cái gì mầu nhiệm, linh thiên mới gọi là tu. Chúng ta sửa duyên xấu thành tốt. Thí dụ mình bị nhiều người ghét thì biết đời trước thiếu gieo duyên lành. Bây giờ ráng tạo duyên lành, để sau này ai cũng thương mến, chớ không giận không trách ai. Tự trách mình, tự sửa mình là người có thể chinh phục được tất cả. Tu như vậy dễ hay khó, thực tế hay tưởng tượng? Nên tu Phật rất thực tế, không phải tưởng tượng viễn vông, cũng không phải quá khó, chỉ tại chúng ta không hiểu nên thành khó, thành sai lầm. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo

Kiến thức 19:00 23/11/2024

Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Xem thêm