Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 30/05/2024, 14:59 PM

Ngồi cho an

Mục đích của sự tu học là đem lại sự lắng dịu và niềm vui. Người tu (hành giả) phải có khả năng chế tác được an và lạc. An 安 là sự lắng dịu và lạc là niềm vui.

Nếu trong thân có sự bất an thì ta phải thực tập như thế nào để sự bất an lắng dịu xuống và an có cơ hội biểu hiện ra. Bất an 安 là restlessness tức là không có sự an ổn, không có sự nghỉ ngơi. Phạm Duy có viết một bài hát về trăng:

Trăng ơi, trăng ở muôn đời

Mà sao ta cứ đứng ngồi không yên

Nhìn lên ta thấy mặt trăng yên quá, mà sao ta lại không yên, đứng không yên mà ngồi cũng không yên. Sự không yên (bất an) đó có thể kéo theo những phiền não (afflictions) khác như lo lắng (worries), giận hờn (anger), bực bội (irritation), sợ hãi (fear). Những phiền não đó là những ngọn lửa làm cho ta bất an. Ngoài bốn ngọn lửa kia còn có những ngọn lửa khác như thèm khát (craving), tuyệt vọng (despair), nghi ngờ (doubt), v.v…Vì có những phiền não mà ta bất an. Là người tu ta phải học được cách đối trị lại với sự bất an, với những phiền não trong lòng.

Phiền não có gốc rễ của nó, và khi nó biểu hiện trong tâm thì thân cũng bị ảnh hưởng, hay khi nó biểu hiện trong thân thì tâm cũng bị ảnh hưởng. Ta không chăm sóc thân ta đàng hoàng, ta ăn uống không cẩn thận thì thân bị phiền não. Ta hành hạ thân ta, ta làm việc quá nhiều, ta để thân ta mệt mỏi, ta muốn có đồng ra đồng vào nhiều, có một tiệm rồi ta muốn có tiệm thứ hai, có một chiếc xe rồi ta muốn có thêm chiếc xe thứ hai, ta muốn tìm một sở làm trả lương nhiều hơn nên ta đày đọa thân của mình. Bị đày đọa thì thân ta bất an, mà thân bất an thì sinh ra tâm bất an. Thân tâm nương vào nhau, sự bất an của cái này đưa tới sự bất an của cái kia. Vì vậy ta phải biết chăm sóc vừa thân vừa tâm.

Ngồi thiền chính là sự an. Một khi ngồi xuống là ta an ngay, như vậy mới gọi là biết ngồi thiền. Ngồi mà chưa an là ta chưa biết ngồi.

Ngồi thiền chính là sự an. Một khi ngồi xuống là ta an ngay, như vậy mới gọi là biết ngồi thiền. Ngồi mà chưa an là ta chưa biết ngồi.

An là làm lắng dịu, trước hết là làm lắng dịu những lo lắng, giận hờn, bực bội, sợ hãi, thèm khát, tuyệt vọng, nghi ngờ đó. Chúng ta phải học được những phương pháp. Ví dụ như muốn làm đậu hũ thì ta biết mình phải có đậu nành, có nước, có cối xay, có lửa để nấu, có lọc…Khi đã biết làm đậu hũ, nếu có đủ những vật liệu thì ta có niềm tin là thế nào ta cũng làm được đậu hũ. Tôi cũng biết làm scrambled eggs mà không cần trứng. Nếu cho tôi một ít đậu hũ, sữa đậu nành, dầu, tiêu, rau thơm thì tôi có thể làm scrambled eggs trong vòng 15 phút. Tu tập cũng vậy, nếu hội đủ những điều kiện thì ta có thể chế tác được an, hay ít nhất là ta có thể làm bớt đi sự bất an trong thân và trong tâm. Ta phải tự cứu lấy mình, đợi người khác tới giúp mình an lại thì hơi khó.

Trong khi ngồi, ngồi thiền hay ngồi chơi, nếu biết cách ngồi thì ta sẽ có an. Theo tôi thì ngồi thiền là một thứ ngồi chơi nếu ta thấy ngồi thiền không phải là chuyện bị ép buộc hay phải cố gắng mệt nhọc để đạt tới an, lạc hay sự giác ngộ nào đó trong tương lai. Ngồi thiền không phải là phương tiện để đi tới cứu cánh là giác ngộ. Ngồi thiền chính là sự an. Một khi ngồi xuống là ta an ngay, như vậy mới gọi là biết ngồi thiền. Ngồi mà chưa an là ta chưa biết ngồi. Ngồi yên là an tọa 安 坐. Ngồi yên là một nghệ thuật, ta tới Làng Mai để học ngồi yên. Ngồi không phải là để đạt được một cái gì, chính khi ngồi ta đã có an rồi. Muốn ngồi an thì ta phải biết sử dụng những yếu tố như thân, lưng, hai lá phổi, lỗ mũi của ta, sử dụng không khí và gối ngồi thiền. Khi có những yếu tố đó thì khi ngồi xuống ta có an ngay trong hơi thở đầu. Trước tiên ta phải bỏ đi ý niệm ngồi thiền là một hành động cực nhọc để đi tới một kết quả nào đó, mà ngồi thiền là một cơ hội để có sự bình an trong thân và trong tâm. Trong khi ngồi thiền ta phải sử dụng cơ thể và tâm của mình. Giữa cơ thể và tâm của ta có hơi thở. Hơi thở nối kết thân với tâm. Ta phải học cho được cách ngồi và thở như thế nào để ngay trong hơi thở đầu tiên ta đã bắt đầu có sự lắng dịu. Trong đại chúng thế nào cũng có người biết ngồi, nhìn người đó ta biết ngay là người đó có an. Người đó không gồng, không tranh đấu, ngồi như một đức Phật ngồi trên cỏ. Nếu ngồi được ở Làng Mai thì khi về lại thành phố ta cũng sẽ ngồi được, ngồi trên bãi cỏ, ngồi trên ghế hay ngồi trên gốc cây ta cũng ngồi được.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngôi sao bóng đá nói lý do ăn thuần chay khiến người hâm mộ xúc động

Sống an vui 17:41 21/09/2024

Tiền đạo hàng đầu bóng đá nữ thế giới Alex Morgan (đội tuyển Mỹ) vừa tuyên bố giải nghệ ở tuổi 35 hôm 5-9. Nữ cầu thủ sẽ mãi được nhắc đến là ngôi sao nổi tiếng thế giới, với tài năng ghi bàn đỉnh cao cùng sắc đẹp vạn người mê.

Đạo Phật trong đĩa ăn

Sống an vui 10:01 21/09/2024

Con đường tỉnh thức cũng đi qua đĩa ăn! Trong phần thứ hai của loạt bài về Phật giáo, thiên phóng sự Asia Reportages sẽ đi vòng quanh căn bếp của Ni cô ESU LEE, một sếp đầu bếp Hàn Quốc có trụ sở tại Paris, với truyền thống ẩm thực lấy cảm hứng từ lời dạy của Đức Phật.

Quán niệm về tuổi 50

Sống an vui 08:21 21/09/2024

Khi vào 50, ta hiểu ra rằng đi bộ quan trọng hơn lái xe. Ta đi được thì không lái, đứng được thì đừng ngồi, ngực bự thì cần hơn bụng bự, ta hãy chăm sóc bản thân thật tốt.

Chế tác bình an trong sự bất an

Sống an vui 07:30 21/09/2024

Có phải sống cho chính mình nghĩa là sống có giá trị cho bản thân, làm việc cần thiết, luôn nuôi dưỡng thân, tâm, trí mỗi ngày mỗi sáng, mỗi bình an, mỗi hạnh phúc không ạ? Trong bất an mà ta vẫn chế tác được bình an thì đó có phải là sống cho chính mình không ạ?

Xem thêm