Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 15/05/2024, 14:11 PM

Thế nào là thiền chỉ?

Thiền Chỉ, tiếng Pali là “Samatha”.  Nó có một từ nữa mang nghĩa tương đồng gọi là “Samadhi”, tức là Định. “Chỉ” là dừng lại. Tịnh Chỉ là dừng sự suy nghĩ, lăng xăng, tán loạn, chấm dứt sự đuỗi bắt đối tượng, khi một trong  sáu căn tiếp xúc với ngoại cảnh.

Khi tâm yên lặng vững chắc thì gọi là định. “Định” có nghĩa là nhiếp tâm, gom tâm, định tâm vào một đối tượng và không để bị chi phối bởi bất cứ một yếu tố nào khác.

Tại sao cần phải gom tâm lại? Bởi vì tâm con người thường hay suy nghĩ lung tung. Sở dĩ tâm hay dao động, là vì hằng ngày, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý ... xem như sáu cánh cửa đều được mở, và như thế khách trần  của mỗi căn được tự do vào ra căn nhà tâm không trở ngại. Như mắt nhìn hình ảnh, vật chất. Tai nghe âm thanh. Mũi ngửi mùi hương. Lưỡi nếm vị. Thân xúc chạm , Ý suy nghĩ.  Tiếp xúc với đối tượng đẹp, hợp với ý mình, thì có ngay cảm giác yêu thích. Hễ yêu thích thì muốn giữ lấy.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thí dụ như đi siêu thị thấy cái áo đẹp thì muốn mua. Đến quày khác thấy đôi giày vừa ý, cũng muốn mua. Cái gì vừa ý cũng muốn. Khi khởi tâm muốn, tức là khởi niệm tham. Còn như tiếp xúc với đối tượng xấu, bản ngã không ưa không thích, thì đó là tâm sân. Tham và sân là nguyên nhân gây ra phiền não khổ đau cho con người.   

Muốn dẹp phiền não thì tâm phải đình chỉ tham và sân. Muốn đình chỉ tham hay sân, thì Ý phải yên lặng khi nhận thông tin từ năm giác quan gởi đến.  Yên lặng bằng cách trói buộc Ý vào một đối tượng duy nhất, chẳng hạn như gom tâm vào hơi thở ra vô, hay trú tâm vào hình tượng đức Thế Tôn... để tâm không chạy lang thang theo ngoại cảnh. Đó là pháp hànhThiền. Hơi thở, hoặc hình ảnh được xử dụng để nhiếp tâm hay cột tâm trong lúc hành Thiền gọi là “đề mục”.

Tóm lại, khi hành giả dừng suy nghĩ và để tâm theo dõi một đối tượng duy nhất với niệm biết, thì gọi là thiền Chỉ. Thiền Chỉ là pháp tu tập giữ tâm ý ở trạng thái yên tĩnh, có tác dụng dẹp các vọng niệm thường khởi lên những ham muốn, những ưu tư. Hành thiền Chỉ, giúp thân an, tâm an gọi là định.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Câu chuyện con thiên nga

Kiến thức 23:59 21/09/2024

“Khi ta bảo vệ người khác thì không bảo họ cũng theo, còn ác độc hãm hại người ta thì dù có dùng sức mạnh để bắt ép họ cũng không theo...”.

Nghiệp nhân của cõi súc sanh là gì?

Kiến thức 18:50 21/09/2024

Ngu si là nghiệp nhân của cõi súc sanh. Khác biệt của ngu si nhiều đến vô số, chủng loại của súc sanh, quả báo của súc sanh ngàn vạn lần khác biệt, bạn không thể không biết.

Đọc tụng Kinh tốt nhất là đọc ra tiếng

Kiến thức 16:54 21/09/2024

Đọc tụng Kinh tốt nhất là ra tiếng, công đức đọc ra tiếng lớn hơn nhiều so với đọc không ra tiếng. Công đức đọc ra tiếng ở đâu vậy?

Ý nghĩa của chân ngôn thần chú trong việc chữa lành

Kiến thức 15:29 20/09/2024

Chân ngôn là một đơn âm hoặc chuỗi âm thanh đầy năng lực, những âm thanh này chứa đựng hàng loạt sóng âm ba và năng lượng. Khi trì tụng, chân ngôn không chỉ giúp tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng mà còn có năng lực kết nối, hợp nhất tâm chúng ta với những tầng tâm thức cao hơn. 

Xem thêm