Ngôi chùa cổ 400 năm tuổi ở Nhật Bản bổ nhiệm robot thay nhà sư để giảng kinh Phật
Robot android tại chùa Kodaiji, Kyoto, Nhật Bản có tên Kannon, được làm dựa trên hình dáng Phật Bà Quan Âm, Kannon đang hằng ngày thuyết giảng các bài kinh cho du khách thập phương.
>>Tin tức Phật giáo thế giới mới nhất
Phát biểu trên hãng thông tấn AFP, sư thầy Tensho Goto chia sẻ rằng: Robot không bao giờ chết, chúng sẽ luôn tự cập nhật và 'tiến hóa'. Đó là vẻ đẹp của robot. Chúng có thể lưu trữ kiến thức mãi mãi và vô hạn. Cùng với trí tuệ nhân tạo, chúng tôi mong robot sẽ giúp con người thậm chí vượt qua những trở ngại lớn nhất. Robot đang thay đổi đạo Phật", sư thầy Goto nói thêm.
Được biết vào đầu năm 2019, chùa Kodaiji đã cho ra mắt Android Kannon - robot Phật giáo sử dụng công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) có thể thuyết pháp và tương tác với con người bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Robot này trị giá 900.560 đô la (tương đương 20.9 tỷ), là sự hợp tác giữa ngôi đền Kodaiji của Kyoto và Hiroshi Ishiguro – một giáo sư hàng đầu về robot của Đại học Osaka.
Android Kannon được lập trình để cung cấp các bài thuyết pháp bằng tiếng Nhật. Robot cũng có thể dịch các câu thơ sang tiếng Trung và tiếng Anh. Nhà sư robot này có chiều cao khoảng 195 cm, nặng 59 kg. Đầu, cổ, vai và tay của Android được làm bằng chất liệu silicon trông giống như da người thật. Ở mắt trái của nó có gắn một camera giúp cho robot có thể thực hiện các giao tiếp bằng mắt và tập trung vào các chủ đề đang đề cập đến.
Kannon có thể giảng kinh về nhiều chủ đề như lòng trắc ẩn, tham sân si, giận dữ và bản ngã. Những bài kinh được giảng bằng tiếng Nhật, và được dịch ra tiếng Anh và tiếng Trung trên các màn hình lắp đặt gần đó.
Trong một khảo sát tại D(ại học Osaka, nhiều người sau khi chứng kiến tận mắt Kannon giảng kinh đã dành nhiều lời ngợi khen. "Tôi cảm thấy sự ấm áp mà bình thường không thể thấy từ máy móc", một ý kiến cho biết.
Cũng có những ý kiến chê bai rằng robot trông rất "giả" và làm khách tới chùa không thoải mái, hay nặng hơn là robot giảng kinh đang giống như báng bổ tôn giáo.
Nhà sư Goto của chùa Kodaiji mong rằng robot như Kannon sẽ giúp thế hệ trẻ quan tâm tới tôn giáo nhiều hơn là điều mà những sư thầy truyền thống không làm được.
Nhà sư Goto cho biết đó là sự khác biệt văn hóa vì phần lớn những lời chỉ trích đến từ các vị khách phương Tây, có thể do họ ảnh hưởng quan điểm từ tôn giáo khác nên cho rằng Kannon giống quái vật Frankenstein. Tuy nhiên, người Nhật không có định kiến như vậy với robot, với người Nhật, từ lâu robot đã như một người bạn.
Kannon giảng kinh Phật ở chùa Kodaiji, Kyoto, Nhật Bản - Video: SMCN, nguồn: Tuổi Trẻ:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn
Quốc tế 09:40 13/11/2024Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...
Xem thêm