Thứ ba, 13/08/2019, 12:39 PM

Nghĩa trang công nghệ cao tại ngôi chùa ở Nhật Bản

Nhật Bản đang là một trong những quốc gia của những sản phẩm phát minh độc đáo và mặt khác, họ cũng đang đối mặt với tình hình dân số già đi một cách nhanh chóng.

>>Tin tức Phật giáo mới nhất

Theo thông tin trên trang Gizmodo, một nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi chùa Koukoko-ji, Nhật Bản là nơi đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy nghệ thuật.

Những bức tượng Phật bằng pha lê chiếu sáng bởi đèn LED tại khu lưu trữ tro cốt tại chùa Koukoko-ji

Những bức tượng Phật bằng pha lê chiếu sáng bởi đèn LED tại khu lưu trữ tro cốt tại chùa Koukoko-ji

Những bức tường ở nơi đây được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên “bức tranh” đầy màu sắc trên tường.

Cận cảnh một bức tượng Phật.

Cận cảnh một bức tượng Phật.

Khi nhân thân của người đã khuất vào viếng, họ sẽ mang IC card chứa mã PIN để nhập vào hệ thống, khi đó bức tượng tại vị trí người thân của họ sẽ đổi màu nổi bật lên để dễ dàng nhận ra. Những hũ chứa tro cốt này sẽ được lưu trữ tại đây trong 33 năm trước khi được chôn xuống dưới nền của ngôi nhà. Trước giờ, mô hình nhà để tro cốt được xem là cách tiện lợi và hiện đại để lưu trữ di thể của người đã mất. Tuy nhiên, cách làm của ngôi chùa Koukoko-ji còn độc đáo và đầy tính công nghệ hơn rất nhiều.

Khi đến viếng, người ta sẽ mang theo một IC card chứa mã PIN riêng của mỗi người và nhập vào hệ thống, khi đó, bức tượng tại vị trí tương ứng sẽ đổi màu để nối bật lên.

Khi đến viếng, người ta sẽ mang theo một IC card chứa mã PIN riêng của mỗi người và nhập vào hệ thống, khi đó, bức tượng tại vị trí tương ứng sẽ đổi màu để nối bật lên.

Toàn bộ hệ thống đèn tại các bức tượng được quản lý đồng bộ, có thể thay đổi màu một cách chính xác.

Đây được xem như một cách hiện đại mà người Nhật tưởng nhớ tới người thân đã qua đời.

Đây được xem như một cách hiện đại mà người Nhật tưởng nhớ tới người thân đã qua đời.

Yajima Taijun, hiện tại người trụ trì ngôi chùa Koukokuji là Yajima Taijun. Cách lưu trữ tro cốt như này được xem như một cách tưởng nhớ người đã khuất khá độc đáo và hiện đại tại Nhật Bản, nơi đang đối mặt với việc dân số đang già đi nhanh chóng.

Khu bên ngoài của nơi lưu trữ tro cốt.

Khu bên ngoài của nơi lưu trữ tro cốt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng

Quốc tế 10:00 25/11/2024

Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.

Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan

Quốc tế 09:45 21/11/2024

Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ

Quốc tế 08:45 16/11/2024

Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.

Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào

Quốc tế 16:00 15/11/2024

Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.

Xem thêm