Ngôi chùa cổ trên vách đá từng xuất hiện trong Ngoạ Hổ Tàng Long
Chùa Phúc Khánh là một trong những ngôi chùa treo lớn và độc đáo nhất của Trung Quốc. Ngôi chùa nằm quần thể danh thắng núi Thương Nham, thuộc tỉnh Hà Bắc.
Tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc vốn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh cùng nền ẩm thực và văn hoá bản địa độc đáo. Bên cạnh đó, nơi đây cũng có bề dày lịch sử lâu đời được đánh dấu bằng những công trình kiến trúc cổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Trong đó, phải kể đến chùa treo Phúc Khánh, nằm tại khu thắng cảnh núi Thương Nham. Đặc điểm nổi bật của ngôi chùa này là nó được xây dựng giữa hai vách đá cheo leo dựng đứng, thách thức mọi định luật vật lý.
Chùa Phúc Khánh được xây dựng vào triều đại Tây Tấn, tức là cách đây khoảng hơn 1600 năm. Nơi đây tiếp tục được trùng tu và mở rộng hơn vào thời nhà Tuỳ với quy mô hoành tráng và vô cùng lộng lẫy. Tương truyền, đây là nơi công chúa Nam Dương đã xuống tóc đi tu.
Truyền thuyết kể lại rằng, Nam Dương công chúa vốn là trưởng nữ của Tuỳ Dạng Đế thời nhà Tuỳ. Vì bất mãn với sự tàn ác của vua cha và chán ghét triều đình mục ruỗng thối nát, nàng đã quyết định lên núi Thương Nham xuống tóc đi tu.
Tuy nhiên, Thương Nham là một ngọn núi cheo leo, hiểm trở, đường núi gập ghềnh rất khó trèo. Công chúa Nam Dương nhìn vách đá dựng đứng mà không kìm được nước mắt.
Lòng hướng thiện và sự kiên trì của công chúa đã khiến Thái Bạch Kim Tinh vô cùng cảm động, bèn hoá ra một con hổ tiến đến trước mặt nàng. Công chúa bèn ngồi lên lưng hổ, con hổ gầm lên một tiếng dài rồi cõng nàng công chúa lên tới đỉnh núi.
Nam Dương công chúa là người đã có công rất lớn trong việc trùng tu và mở rộng ngôi chùa, nàng cũng hết lòng đi tu vì mục đích cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh, làm nhiều việc thiện cho người dân. Cảm kích trước tấm lòng của nàng, người dân địa phương đã xây dựng đền thờ và tôn nàng là “Thương Nham Thánh Mẫu”.
Ngày nay, Chùa Phúc Khánh vẫn là một địa điểm tôn giáo vô cùng nổi tiếng. Hằng năm có hàng trăm nghìn tín đồ mộ đạo từ khắp nơi đổ về đây dâng hương cúng bái. Nơi đây không chỉ thờ cúng đạo Phật mà còn thờ cúng nhiều vị thần của Đạo giáo như Ngọc Hoàng Đại Đế, Vương Mẫu, Thần Tài, Quan Công, …
Thực ra trước đây không có nhiều người biết đến ngôi chùa độc đáo này. Nó chỉ bắt đầu nổi tiếng khi xuất hiện trong bộ phim “Ngoạ Hổ Tàng Long” của đạo diễn Lý An. Kể từ đó, Chùa Phúc Khánh nằm trên núi Thương Nham dần trở thành một địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch.
Có thể nói, chùa Phúc Khánh không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo và văn hoá đặc biệt mà nó còn là một đại diện cho lối kiến trúc cổ xưa độc đáo của Trung Hoa.
Theo Toutiao (Báo GT)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu viện Tsz Shan, chốn thiền tịnh giữa núi rừng
Quốc tế 10:00 25/11/2024Với không gian rộng lớn, nằm giữa núi đồi, tách biệt khỏi thế giới xô bồ và ồn ào, tu viện Tsz Shan là nơi bạn có thể cảm nhận được sự thư thái trong từng bước chân. Tsz Shan xứng đáng là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi tới Hong Kong.
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Xem thêm