Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 19/02/2020, 15:03 PM

Ngôi chùa nơi núi rừng và tâm thiện lành của Sư cô

Một ngôi chùa có dáng vóc khiêm cung ở vùng thôn quê mộc mạc. Chùa có xuất xứ từ một căn chòi cấp bốn của một Sư cô trẻ về làm đạo. Sự vắng vẻ, khăn khổ ở nơi núi rừng không làm chùn bước Sư cô Thích Nữ Tâm Hiếu, một vị tu sĩ rất được người dân địa phương yêu mến, kính trọng.

> Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về chùa Việt tại đây 

Đọc được bài viết của 1 trang mạng xã hội Phật giáo đưa tin về ngôi chùa Bảo Đức, tôi cùng bạn bè đến thăm Sư cô và tìm hiểu thêm về chùa.

Cổng chùa

Cổng chùa

Tôi đứng lặng im trước chánh điện của ngôi chùa nằm bên trong vườn tràm, mà trước đây nơi đây là rừng bao bọc, lại có tiếng chuông ngân vọng giữa thinh không, rung động xuyên suốt cả không gian và thời gian, khiến cho nhân tâm đang lăng xăng phóng túng phải quay về với thinh thinh lắng đọng.

Khuôn viên chùa

Khuôn viên chùa

Tôi đang có mặt ở chùa Bảo Đức. Một ngôi chùa có dáng vóc khiêm cung ở vùng thôn quê mộc mạc, thuộc xã Tóc Tiên, Thị Xã Phú Mỹ (huyện Tân Thành cũ), Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chùa có xuất xứ từ một căn chòi cấp bốn của một sư cô trẻ về làm đạo vào năm 2010. Sự vắng vẻ, khăn khổ ở nơi núi rừng không làm chùn bước Sư cô Thích Nữ Tâm Hiếu, một vị tu sĩ rất được người dân địa phương yêu mến, kính trọng.

Một thân lặng lẽ, một bóng lặng thầm, với một tâm nguyện kiên cố, Sư cô đã từng ngày bắt tay vào việc lập nên một nơi thờ phụng Tam Bảo, từ đó sẽ truyền soi ánh sáng của chánh pháp nhà Phật đến cư dân của vùng miền còn nghèo khó, lạc hậu.

Sư cô Tâm Hiếu nhớ lại 10 năm trước: gọi là chùa nhưng thực ra chỉ là một túp lều lợp lá, vách dừng rất đơn sơ. Chùa nằm khuất nẻo 4 bề là rừng, và rắn rích xung quanh, đường đi khó khăn. Vì thế, rất ít người biết đến, chùa tự làm mọi việc và trồng trọt để trang trải.

Khi tôi hỏi Sư cô: Chùa nằm ở nơi vắng vẻ, ít người biết và lui tới thì việc từ thiện và trợ cấp cho các em trong xã nghèo khó, mồ côi thì Sư cô lấy gì để giúp đỡ cho gia đình và các em nhỏ có điều kiện để đến trường, thì Sư cô chỉ nói: Có ít thì mình cho ít, có nhiều thì mình cho nhiều, việc làm chủ yếu cốt là ở cái tâm là chính. Xã hội thì rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, mình giúp được thì cố gắng giúp họ vượt khó thôi. Tôi giúp bọn trẻ vì không muốn chúng còn nhỏ mà phải chật vật với đời quá sớm, dễ sinh hư và làm xấu xã hội. Dù các em nhỏ không ở cùng tôi, nhưng mỗi tháng tôi đều đến nhà thăm hỏi và cung cấp tinh thần lẫn vật chất cho các em. Tôi mong có các Phật tử, và nhà hảo tâm cùng đồng hành để có thể giúp thêm nhiều mảnh đời còn khó khăn, bất hạnh. Khi tôi trông thấy những đứa trẻ trưởng thành và làm lợi ích cho xã hội tôi mừng lắm. Đó là món quà mà có thể nói quý hơn cả tiền bạc.

Sư cô và tôi chia sẻ với những câu chuyện bi hài có thật trong Đạo lẫn Đời, cũng như cùng lắng lòng trầm tư trước những khó khăn hoạn nạn mà ngôi chùa nhỏ bé này phải hứng chịu qua bao gian truân, chông gai... 

Lối đi trong Chùa do Sư cô tự làm

Lối đi trong Chùa do Sư cô tự làm

Lối vào chùa là con đường gạch được lót thẳng tắp, sạch sẽ. Ít ai trong chúng ta ngờ được rằng con đường là do Sư cô một mình tự trải đất và lót sạch sẽ để được lối đi đầy trang nghiêm. Qua trao đổi với Sư cô và những người xung quanh chùa thì tôi được biết thêm chùa vẫn đang ở công đoạn xây dựng và hoàn thiện thêm việc xây dựng trai đường, nhà bếp đã cũ mục. Sư cô nói: chỉ mong có kinh phí chùa làm đơn sơ để thích hợp với hoàn cảnh sống của cư dân, của Phật tử ở miền quê còn gian nan nghèo khó. Chùa nát Phật vàng muôn đời vẫn quý hơn Chùa vàng Phật nát!

Lên chánh điện lạy Phật xong, tôi rảo quanh một vòng quanh chùa, nghe âm thanh của tiếng nhạc thiền khiến cảm nhận được một sự yên bình thanh tịnh đáng trân quý dành cho người xuất gia mà bất ly thế gian.

Đi theo Sư cô ra vườn, tôi được biết thêm là Sư cô tự trồng rau, củ quả để phục vụ sinh hoạt trong chùa, xung quanh có các gia đình khó khăn Sư cô cắt rau, củ đem đến để cho họ có lương thực. Quả thật, món quà nhỏ nhưng tình thương Sư cô dành cho họ quả thật tôi không biết phải nói như thế nào cho thỏa được lòng cảm phục của mình.

Nhà ăn đang dang dở

Nhà ăn đang dang dở

Qua trao đổi thì tôi được biết căn nhà ăn này cần được xây gạch xung quanh, và đổ thêm đất nền. Tôi rất mong các nhà hảo tâm, các tấm lòng thảo thơm có thể ủng hộ, giúp đỡ để chùa sớm được hoàn thiện.

Sự hy sinh, chăm lao động của Sư cô Tâm Hiếu chỉ mong mang niềm vui, hạnh phúc biết phải dùng bút mực nào để nói lên được sự trân trọng của tôi muốn dành cho Sư cô.

Chào tạm biệt Sư cô, tôi trở về nhà mang theo một tâm trạng buồn vui mơn man, sự hy sinh thầm lặng của Sư cô với ngôi chùa còn thiếu thốn trăm bề vẫn thản nhiên. Làm lòng tôi thêm muốn trở về.

Chùa Bảo Đức Địa chỉ: Xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 

Xem bản đồ chỉ đường đến chùa Điện thoại: +84-772-688-624

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhất tâm niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.

Nhớ về một người Thầy

Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.

Những người Thầy khả kính

Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024

Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.

Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận

Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024

Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.

Xem thêm