Thứ, 14/08/2023, 16:00 PM

Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang

Chùa Tà Ngáo nằm sâu trong sóc Tà Ngáo, xã An Phú, thị xã Tịnh Biên (tỉnh An Giang), cách biên giới Campuchia vài cây số. Chùa có tuổi đời hơn 200 năm, mang nét đặc trưng và bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer.

Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang 1

Ngôi chùa Tà Ngáo nằm trong sóc cùng tên, xã An Phú (Tịnh Biên, An Giang), thuộc hệ phái Nam Tông. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang 2

Chùa Tà Ngáo cách cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên không xa, cách biên giới Campuchia chỉ vài cây số. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang 3

Các sư trong chùa. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang 4

Sư Chau Khi, trụ trì chùa Tà Ngáo cho biết, chùa được xây dựng vào trước năm 1820, đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang 5

Sư Chau Khi, trụ trì đời thứ 9 của chùa Tà Ngáo. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang 6

Ngôi chùa nằm sâu trong sóc Tà Ngáo. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang 7

Kiến trúc chùa đặc trưng và mang bản sắc văn hoá của đồng bào Khmer. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang 8

Các nhà sư đi khất thực. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang 9

Người dân mang cơm cúng cho nhà sư. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang 10
Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang 11

Trẻ em được dạy chữ Khmer vào dịp hè tại chùa Tà Ngáo. Hoạt động dạy chữ Khmer trong các chùa trên địa bàn huyện Tịnh Biên là hoạt động đã có từ lâu và mang ý nghĩa thiết thực góp phần bảo tồn, phát huy ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa Khmer, đồng thời giúp các em học sinh ở vùng nông thôn có kỳ nghỉ hè thật sự vui tươi và bổ ích. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang 12
Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang 13

Bác sĩ Đồn biên phòng Nhơn Hưng (Tịnh Biên) khám bệnh cho người dân và nhà sư trong chùa. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang 14

Trẻ em chơi nhạc cụ Rô băm của đồng bào Khmer. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang 15

Trẻ em chơi nhạc ngũ âm tại chùa Tà Ngáo. Ảnh: Hòa Hội.

Ngôi chùa Khmer hơn 200 năm tuổi ở vùng biên An Giang 16

Dàn nhạc ngũ âm của người Khmer Nam bộ gồm có 7 nhạc cụ khi diễn tấu tạo ra năm âm thanh (Ngũ âm). Cụ thể là đồng, sắt, gỗ, da và hơi, thể hiện bằng 7 loại nhạc khí khác nhau. Ảnh: Hòa Hội.

Theo Sư Chau Khi, vào dịp hè, nhà chùa tổ chức các lớp học Khmer ngữ cho các em học sinh dân tộc. Hoạt động này đã có từ lâu và mang ý nghĩa thiết thực góp phần bảo tồn, phát huy ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa Khmer, đồng thời giúp các em học sinh trên địa bàn có kỳ nghỉ hè thật sự vui tươi và bổ ích.

Đến chùa, các em ngoài được học về ngôn ngữ, chữ viết Khmer còn được các sư sãi giáo dục về đạo đức, lối sống, những điều hay lẽ phải, đạo lý làm người, những truyền thống quý báu về bản sắc văn hóa dân tộc. Qua đó, giúp các em nâng cao kiến thức, rèn luyện nhân cách để trở thành những người sống có ích cho gia đình và xã hội.

Hàng năm vào dịp hè, nhà chùa dạy cho gần 100 em học sinh, trong đó có 10 em học và ở tại chùa. Hoạt động dạy chữ Khmer trong các chùa luôn được sự ủng hộ, khuyến khích từ chính quyền địa phương và đồng bào phật tử, cả về tinh thần cũng như các hình thức hỗ trợ vật chất, kinh phí.

Bên cạnh đó, nhà chùa còn gìn giữ, bảo tồn nhiều loại văn hóa của dân tộc như múa Rô băm, nhạc ngũ âm để phục vụ đồng bào vào các dịp lễ lớn như Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay (Tết mừng năm mới theo lịch cổ truyền của người Khmer), lễ hội Sen Dolta (còn gọi là Ph’chum-Banh, là một nghi lễ truyền thống lớn nhất trong năm của người Khmer; lễ hội bắt đầu tổ chức vào ngày 29/8 âm lịch hàng năm và kéo dài trong vòng 3 ngày, nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân; thể hiện sự tri ân đối với những người đã khuất, cầu mong cho gia đạo được bình an); lễ Ok Om Bok (lễ cúng trăng, một lễ hội dân gian lớn trong năm của người Khmer tổ chức khi kết thúc vụ mùa, để bày tỏ lòng biết ơn đối với mặt trăng - vị thần theo tín ngưỡng của người Khmer đã giúp bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi, no ấm cho người dân ở phum, sóc).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi ở Trà Vinh

Chùa Việt 16:37 16/03/2025

Chùa Âng tại Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, qua 8 lần trùng tu nhưng đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc cổ rất đẹp.

Chùa Vân Hồ: Di sản kiến trúc giữa lòng Thủ đô

Chùa Việt 15:11 14/03/2025

Chùa Vân Hồ, tọa lạc tại số 40 phố Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là một ngôi chùa cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của Thủ đô. Với tên chữ là Sách Tào tự, hay Linh Thông tự, chùa Vân Hồ là một điểm đến tâm linh thu hút đông đảo Phật tử và du khách thập phương.

Khám phá ngôi chùa “không sư” trong hang đá núi lửa triệu năm ở Lý Sơn

Chùa Việt 17:36 08/03/2025

Không chỉ nổi tiếng với cánh đồng tỏi đặc sản, những đoàn tàu cá vươn khơi, mà huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) còn sở hữu nhiều dấu tích văn hóa – tâm linh kỳ bí. Một trong những địa điểm đặc biệt nhất trên đảo chính là chùa Hang, ngôi chùa 'không sư' nằm ẩn mình trong hang đá núi lửa hàng triệu năm tuổi.

Tái thiết ngôi chùa nằm ở vùng đất chứng kiến vụ thảm sát Mỹ Lai

Chùa Việt 18:07 07/03/2025

Chùa Bảo Lâm, nguyên thôn Mỹ Lại, xã Sơn Mỹ, sau năm 1975 là thôn Khê Ba, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, nay thuộc TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo