Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Ngôi chùa từng bị biến thành vườn ươm nay đã có trụ trì

Vườn chùa cây cối rậm rạp được dân chặt về làm củi, nhà chùa được đưa về làm kho của hợp tác xã, đồ thờ cúng, tượng Phật được đưa vào lò ngói để đốt...

Sư cô Thích nữ Viên Thuần đã được Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hàn Nguyên (xã Bình An, H.Lộc Hà, Hà Tĩnh), ngày 24/3.

Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ, Phó ban Thường trực BTS Phật giáo Hà Tĩnh trao quyết định bổ nhiệm trụ trì đến Sư cô Thích nữ Viên Thuần

Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ, Phó ban Thường trực BTS Phật giáo Hà Tĩnh trao quyết định bổ nhiệm trụ trì đến Sư cô Thích nữ Viên Thuần

Chùa Hàn Nguyên hay chùa Hàn được lập ra từ thời xa xưa trên đất làng Lộc Nguyên, xã Phúc Tuyền, phủ Đức Quang, H.Thiên Lộc, nay là xã Bình An, H.Lộc Hà (Hà Tĩnh).

Đến thời Lê Trung Hưng, cụ thể vào năm 1578 chùa được ông Lưu Công Chương, một bậc Nho học, một lương y, cùng với em gái Lưu Thị Ở và dân làng xây dựng, quy mô bề thế trên diện tích 16.000m2.

Sau khi chùa xây dựng, ngoài việc tu hành truyền giảng giáo lý nhà Phật, nhà chùa rất chú trọng đến việc dạy học chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và sách thánh hiền như: Tứ thư, ngũ kinh. Nhờ thế mà có rất nhiều người được nâng cao học vấn, tham dự các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình và đỗ đạt khoa bảng.

Từ năm 1902 - 1950 là thời kỳ hưng thịnh của ngôi chùa, đã nhiều lần trùng tu khang trang, đúc chuông, tạc tượng, tường bao cổng thành đều đầy đủ. Trong giai đoạn đó cũng có nhiều nhà sư tuy khoác áo tu hành nhưng lại hoạt động cách mạng.

Đến năm 1967, thực hiện chủ trương khai hoang phục hóa, phong trào "ba thẳng", chùa Hàn bị phá để lấy đất sản xuất nông nghiệp. Vườn chùa cây cối rậm rạp được dân chặt về làm củi, nhà chùa được đưa về làm kho của hợp tác xã, đồ thờ cúng, tượng Phật được đưa vào lò ngói để đốt, toàn bộ khuôn viên chùa được khai phá làm vườn ươm.

Sau hơn 40 năm, chùa Hàn bị phá nay vẫn còn một số di tích như mộ ông Lưu Công Chương trước cửa chùa. Nền móng chùa vẫn còn đá nhỏ, gạch vụn, mảnh sành, cạnh nền chùa còn có 2 ngôi mộ nguyên vẹn đó là sư  Diệu Am và sư Diệu Lộc.

Đến năm 2013 chùa đã được phục hưng lại trên nền móng cũ với diện tích 400m2. Năm 2019, Sư cô viên Thuần đã về chùa gieo duyên và hoạt động Phật sự cho đến ngày nay

Hữu Tình - Trương Nguyệt

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa 800 tuổi không còn khả năng chịu lực sau vụ cháy

Tin tức 20:07 05/11/2024

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đánh giá kết cấu chùa cổ Phổ Quang ở Phú Thọ rất yếu, không còn khả năng chịu lực sau trận hỏa hoạn hơn 10 ngày trước.

Đức Pháp chủ: Lấy giới luật làm căn bản để giải quyết vấn đề của Phật giáo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Tin tức 16:35 04/11/2024

Chiều nay, 4-11-2024 (4-10-Giáp Thìn), phái đoàn Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Thượng tọa Thích Thanh Phong, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, tân Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu đã đến chùa Huê Nghiêm (TP.Thủ Đức, TP.HCM) đảnh lễ Đức Pháp chủ GHPGVN.

Thả cá phóng sanh tại Tp.Hồng Ngự, Đồng Tháp

Tin tức 10:44 04/11/2024

Nhằm phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản đang ngày càng bị khai thác cạn kiệt, góp phần làm sạch nguồn nước, bảo vệ môi trường, cân bằng hệ sinh thái. Sáng ngày 03/11/2024, TT. Thích Thiện Quý, trụ trì chùa Tâm Thành (huyện Tam Nông) tổ chức lễ thả cá nhằm tái tạo và bảo vệ môi trường tại Tp.Hồng Ngự.

Về nhà nghiên cứu, Phật tử Phan Đăng

Tin tức 10:05 04/11/2024

Nhà nghiên cứu Phan Đăng, pháp danh Tâm Quyền, dịch giả cuốn "Hoàng Việt nhất thống dư địa chí" (tác phẩm đoạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia 2022) đã qua đời tại Huế vào ngày 31/10.

Xem thêm